Giải pháp 5: VNPOST cần tăng cường liên kết với các doanh nghiệp Logistics

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại VNpost (Trang 62)

Logistics

Theo các chuyên gia, thị trường dịch vụ Logistics Việt Nam là một thị trường không lớn nhưng rất hấp dẫn, bởi lẽ Logistics vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế (đến 25% GDP, trong khi đó, tại các nước có ngành Logistics phtas triển, tỷ trọng này chỉ là 8-10%). Tuy nhiên, đến 80% thị phần hiện tại do các doanh nghiệp Logistics nước ngoài nắm giữ, còn các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm 20% còn lại. Tức là các doanh nghiệp trong nước đang giành nhau một thị phần rất nhỏ. Điều này xuất phát từ một thực tế là các doanh nghiệp vận tải trong nước mới chỉ thực hiện một phần rất nhỏ các công việc liên quan đến Logistics, chủ yếu là khâu giao vận. Khái niệm Logistics được nêu trong Luật thương mại 2005, quy định khá chi tiết những công việc nào được gọi là Logistics nhưng vì là luật, mang tính pháp lý, nên khiến các doanh nghiệp chưa hiểu được tinh thần của Logistics- “khoa học của sự tối ưu”, dẫn đến sự tranh giành thị phần rất nhỏ. VNPOST, thực tế đã triển khai một số dịch vụ với tên gọi hậu cần bưu chính nhưng cũng chưa đúng với tinh thần này.

Giải pháp chiến lược cho vấn đề này là các doanh nghiệp trong nước cần có sự liên kết lại, nhằm tận dụng, phát huy lợi thế của nhau. Đó cũng chính là giải pháp cho thị trường dịch vụ Logistics hiện nay. Hai xu hướng liên kết hiện tại chính là chuỗi liên kết dọc và chuỗi liên kết ngang. Chuỗi liên kết dọc: công ty giao nhận liên kết với công ty kho bãi, công ty vận tải, môi giới khai thuê hải quan… lập thành một chuỗi có đủ khả năng cung cấp dịch vụ tổng thể, trọn gói (One Stop Shop). Chuỗi liên kết ngang: các công ty Việt Nam liên kết với nhau để thành lập công ty Logistics đủ mạnh, đủ khả năng tổ chức, quản lý chuỗi cung ứng ổn định cho các công ty mẹ, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia các dây chuyền sản xuất giá trị toàn cầu toàn cầu

Với ưu thế và mạng lưới của mình, VNPOST hoàn toàn có thể chọn hình thức chuỗi liên kết dọc. Ví dụ như VNPOST liên kết với doanh nghiệp vận tải biển và công ty môi giới khai thuê hải quan. Theo báo cáo phân tích của Công ty chứng khoán Phố Wall, 80% hàng hóa được vận chuyển tại Việt Nam là theo đường sông và đường biển. Trong khi đó, VNPOST vận chuyển chủ yếu là đường bộ, chưa chú ý đến vận tải đường biển. Trong khi đó, các doanh nghiệp vận tải đường biển thì yếu về vận chuyển đường bộ. Thêm vào đó, các doanh nghiệp Logistics hiện tại của Việt Nam vẫn còn manh mún và chộp giật, chưa có sự liên kết, tận dụng điểm mạnh lẫn nhau. Như vậy thật khó có thể cạnh tranh với các hãng Logistics nước ngoài với tiềm lực tài chính khổng lồ và đối tác trên toàn thế giới. Khi liên kết, VNPOST sẽ vận chuyển hàng hóa từ nội địa ra cảng biển cho các doanh nghiệp vận tải biển, đến công ty môi giới khai thuê hải quan làm thủ tục. Đó là một kiểu liên kết để cung cấp dịch vụ trọn gói mà VNPOST có thể xem xét nhằm tận dụng những ưu thế của mình.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại VNpost (Trang 62)