Thực trạng hoạt động Logistics tại Tổng côngty Bưuchính Việt Nam (VNPOST)

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại VNpost (Trang 41)

tăng cường công tác tuyển chọn, huấn luyện, đồng thời có các chính sách quản lý thích hợp.

- Khách hàng

Trong quá khứ, khách hàng cá nhân là khách hàng chủ yếu của bưu chính. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm thay đổi thói quen sử dụng dịch vụ của khách hàng cá nhân. Nhưng, ngược lại khách hàng doanh nghiệp, với khả năng đem lại doanh thu cao hơn nhiều lần, đang có nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics rất lớn. Vì vậy, VNPOST cần có những chính sách và thay đổi phù hợp với tình hình mới.

- Các đối thủ cạnh tranh

Dịch vụ bưu chính chuyển phát của VNPOST chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp bưu chính trong và ngoài nước. Hơn thế nữa, VNPOST còn chịu sự cạnh tranh mạnh từ các doanh nghiệp vận tải trong việc vận chuyển hàng hóa, bưu kiện. Các doanh nghiệp vận tải coi việc vận chuyển hàng hóa là dịch vụ cộng thêm nên tính giá cước dịch vụ rẻ hơn so với VNPOST. Đây là điểm mà VNPOST cần chú ý và tìm cách khắc phục. Bởi giá dịch vụ không phải là yếu tố duy nhất cạnh tranh, mà VNPOST cần chú trọng vào cả chất lượng.

2.2.2 Thực trạng hoạt động Logistics tại Tổng công ty Bưu chính Việt Nam(VNPOST) (VNPOST)

Mặc dù bưu chính Việt Nam chưa có dịch vụ nào với tên gọi Logistics, tuy nhiên, theo Điều 4, Luật thương mại 2005, dịch vụ bưu chính được xếp vào một loại hình của dịch vụ Logistics (xếp vào nhóm dịch vụ Logistics liên quan khác- Điều 4, Luật Thương mại 2005). Ngoài ra, VNPOST đã triển khai một số dịch vụ hậu cần bưu chính: dịch vụ bưu phẩm không địa chỉ, dịch vụ DATAPOST, dịch vụ bưu chính ủy thác và dịch vụ phát hàng thu tiền (COD).

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại VNpost (Trang 41)