Giải pháp 3: VNPOST cần xem xét lại khả năng kinh doanh của các điểm bưu điện văn

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại VNpost (Trang 60)

bưu điện văn hóa xã

Điểm bưu điện văn hóa xã là một mô hình kết hợp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản (bao gồm cả truy cập Internet), với việc phổ biến thông tin, đọc sách báo miễn phí của ngành Bưu điện Việt Nam cho người dân vùng nông thôn góp phần cho sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội khu vực nông thôn, làm cho người dân được hưởng lợi ích của các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông, điểm bưu điện văn hóa xã còn là nơi phục vụ nhân dân đến đọc sách báo miễn phí nhằm giúp người dân nông thôn có điều kiện tiếp cận với thông tin tri thức, nắm bắt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, nâng cao dân trí và đời sống văn hoá tinh thần ở nông thôn. Có thể nói ,trong quá khứ, Điểm Bưu điện văn hóa xã đã đem lại hiệu quả to lớn trong việc phổ cập thông tin, nâng cao dân trí cả nước. Trước năm 1998 khi chưa có hệ thống Điểm bưu điện văn hóa xã, cả nước chỉ có 3.000 bưu cục tập trung chủ yếu ở các thành phố, thị xã. Bình quân cứ 25.500 người và trên diện tích 110 km2mới có 1 bưu cục phục vụ, người dân nói chung và bà con nông dân vùng nông thôn, vùng sâu, miền núi, dân tộc thiểu số gặp rất nhiều khó khăn khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ bưu chính viễn thông. Kể từ năm 1998 đến 2007, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam đã triển khai hệ thống điểm bưu điện văn hóa xã quy mô với 8.021 điểm. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông và Internet, mô hình Điểm Bưu điện văn hóa xã đã trở nên lỗi thời, không theo kịp xu hướng thời đại.

VNPOST chỉ nên giữ lại một số điểm Bưu điện văn hóa xã tại các địa bàn trọng yếu (các tỉnh vùng cao) để làm nhiệm vụ phổ cập. Các Điểm Bưu điện văn hóa xã khác thì cần có sự xem xét và tiến hành chuyển đổi. Có thể cho thuê làm kho hàng (Warehousing), làm nơi tập trung hàng hóa cho các doanh nghiệp. Đây là điều mà bưu chính nhiều nước đã áp dụng như Bưu chính Singapore (SingPost), Bưu chính Anh (Royal Mail)… bởi lẽ sẽ giúp tận dụng được mặt bằng của bưu chính, tránh lãng phí và đem lại doanh thu cao hơn. Để làm được điều này, VNPOST cần có sự đầu tư nhất định vào cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng công nghệ

thông tin. Tạm thời trước mắt, VNPOST chỉ nên tập trung vào việc cho thuê làm kho hàng hóa thông thường, không cần điều kiện bảo quản đặc biệt. Như vậy, Điểm bưu điện văn hóa xã, tuy không còn giữ nhiệm vụ phổ cập như trước, nhưng sẽ góp phần vào sự phát triển kinh tế vùng, địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, tạo ra hình ảnh đẹp cho Bưu chính Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ logistics tại VNpost (Trang 60)