Phân tích độ tin cậy và độ phù hợp của thang đo

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của kỹ sư xây dựng ở TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 49)

Từ chương cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc gồm bảy nhân tố thu nhập, đào tạo thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc và phúc lợi công ty. Các nhân tố này được đánh giá thông qua các tiêu chí riêng nêu ra các khía cạnh của nhân tốđó cũng như tham khảo từ các nghiên cứu tương tự trước đây. Điều này cho thấy việc kiểm định thang đo cho các nhân tố này là rất quan trọng và cần thiết.

Có hai bước trong kiểm định thang đo này.

Bước một dùng hệ số Cronbach’s Alpha để loại các biến không phù hợp. Hệ số này

được cho là tốt khi có giá trị lớn hơn 0,8 (từ 0,8 đến 1) và được cho là sử dụng được khi có giá trị từ 0,7 đến nhỏ hơn 0,8 (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong luận văn này, những nhân tố nào có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8 – đảm bảo độ tin cậy tốt sẽ được xem xét tiếp. Bên cạnh đó, các tiêu chí đánh giá cũng phải

đảm bảo độ tương quan với biến tổng. Những tiêu chí nào có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại, nằm trong khoảng từ 0,4 đến 0,5 sẽ được xem xét một lần nữa trong bước phân tích nhân tố.

Bước hai, kiểm định thông qua phân tích nhân tố. Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước thì hệ số tải nhân tố được cho là cao khi trên 0,6 và là thấp khi dưới 0,4. Mức thông thường được chọn là 0,5. Trong luận văn này để đảm bảo tính hoàn chỉnh của thang đo cũng sẽ chỉ xem xét các tiêu chí có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0,5; Song song với việc sử dụng phương pháp trích (extraction method) phân tích nhân tố

chính (principal component analysis) và phương pháp xoay trục tọa độ (orthogonal rotation method) dùng theo chuẩn Kaiser là Varimax with Kaiser Normalization.

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc của kỹ sư xây dựng ở TPHCM Luận văn thạc sĩ (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)