5. Bố cục luận văn:
1.3.2. Tài nguyên du lịch: 23 Toc38819
Đến với Đà Nẵng, du khách sẽ có dịp tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Bà Nà, Ngũ Hành Sơn, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà... và thoả thích bơi lội trên các bãi biển trải dài hàng chục km, được coi là một trong 6 bãi biển sạch đẹp nhất của hành tinh. Đà Nẵng còn là trung điểm của “Hành trình Di sản Văn hoá thế giới”, chỉ trong bán kính chưa đầy 200 km, bạn đã có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của 05 Di sản Văn hoá thế giới: Thánh địa Mỹ Sơn, Phố Cổ Hội An, Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế và Di tích Động Phong Nha.
Có thể nói, tiềm năng du lịch của Đà Nẵng là hết sức phong phú và to lớn. Trong những năm qua, nhất là từ khi Đà Nẵng trở thành Đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương, nơi đây được coi là điểm phát triển năng động với tốc độ cao trong khu vực, có cơ sở hạ tầng hoàn hảo, cơ chế đầu tư thông thoáng và hệ thống dịch vụ phụ trợ của du lịch ngày càng được cải thiện, phù hợp với một đô thị phát triển theo hướng hiện đại.
1.3.3. Chương trình kích cầu và xúc tiến du lịch Kích cầu du lịch
Tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tác động mạnh mẽ tới lĩnh vực du lịch đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi ngành phải nỗ lực cao độ để vượt qua khó khăn, thách thức to lớn hiện nay. Do đó, việc đề ra Chương trình kích cầu du lịch nhằm kích thích nhu cầu du lịch để thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch và thúc đẩy phát triển các ngành dịch vụ là cần thiết.
Kích cầu là một trong những biện pháp hữu hiệu để vực dậy ngành du lịch Việt Nam. Được phát động lần đầu vào năm 2009, tại thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chi tiêu và hạn chế nhu cầu du lịch của người dân, thêm vào đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các điểm đến trong và ngoài nước, việc phát động chương trình kích cầu sẽ góp phần thúc đẩy du lịch Việt Nam tăng trưởng ổn định.
Xây dựng và triển khai đồng bộ chương trình kích cầu du lịch nhằm tận dụng cơ hội, đối phó với những khó khăn, thách thức nhằm thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch, gắn kết phát triển du lịch với phát triển thương mại dịch vụ, kích cầu tiêu thụ hàng hóa nội địa, đặc biệt là các hàng hóa được sản xuất tại các địa phương, góp phần khắc phục những khó khăn kinh tế trong nước, hỗ trợ các ngành thương mại dịch vụ phát triển và tạo đà tăng trưởng du lịch bền vững trong các năm tiếp theo.
Để kích cầu du lịch hiệu quả, điều quan trọng là cần phải cải thiện chất lượng dịch vụ, nâng cao tính chuyên nghiệp và thái độ thân thiện trong phục vụ khách du lịch để tăng lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường thu hút khách du lịch. Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giá cả là yếu tố được đặt lên hàng đầu khi khách mua tour. Việc kích cầu đã tạo ra những sự hợp tác liên hoàn, hình thành những liên minh kích cầu trên toàn quốc để tạo nên những sản phẩm tốt, giá thành rẻ. Bên cạnh đó, kích cầu cũng làm giảm bớt tính mùa vụ vốn tồn tại từ lâu trong ngành du lịch. Nếu như trước đây du khách chủ yếu đi du lịch vào mùa hè thì nay đến tháng 9 - 10 vẫn có những đoàn khách đặt tour.
Theo báo cáo mới đây của bộ phận thống kê ASEAN (ASEAN Stats), ngành du lịch Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu trong thập niên vừa qua như: tốc độ tăng bình quân 9,8 /năm; đứng thứ tư trong khu vực ASEAN về thu hút du khách quốc tế; nguồn ngoại tệ thu được từ du lịch trong những năm gần đây cũng tăng lên nhanh chóng.
Xúc tiến du lịch
Cũng như bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào, đối với ngành du lịch hoạt động xúc tiến quảng bá có ý nghĩa to lớn trong quá trình hoạt động sản xuất của ngành du lịch.
Trong thời điểm hiện nay, cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt thì hoạt động xúc tiến quảng bá cũng có ảnh hưởng đến mức doanh thu của ngành. Để thu hút được nguồn khách, những nhà kinh doanh du lịch bao gồm cả Nhà nước, địa phương hay doanh nghiệp du lịch đều phải dùng nhiều biện pháp để cạnh tranh trên thị trường du lịch. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, một trong những
biện pháp quan trọng nhất cần thực hiện đó là tiến hành thường xuyên công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh của đất nước, con người, quê hương với những nét độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn, để tạo ra sức thu hút khách du lịch, mở rộng và chiếm lĩnh thị trường. Đó là một trong những nguyên nhân cơ bản đòi hỏi trong hoạt động du lịch cần thiết phải tổ chức công tác tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến.
Tìm hiểu từ thực tế cho thấy, các khu, điểm du lịch, hay cơ sở phục vụ du lịch chỉ có ở vị trí cố định. Nếu không có những thông tin, tuyên truyền, quảng cáo bằng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các tập gấp, sách giới thiệu về du lịch, các băng, đĩa hình ảnh…; hay những cuộc xúc tiến quảng bá về du lịch, thì không dễ gì con người biết đến các khu, điểm, cơ sở du lịch của địa phương mình với các dịch vụ kèm theo của chúng.
Mặt khác, khi có cùng một nhu cầu về đi du lịch, nhưng con người dễ thay đổi nơi đến về du lịch, do sự tác động mạnh mẽ của tuyên truyền, quảng cáo. Vì vậy, tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch được xem như một biện pháp hữu hiệu để cạnh tranh thu hút nguồn khách.
Để công tác xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch của thành phố mình đạt được hiệu quả cao nhất và thu hút được du khách trong thời gian tới, cơ quan xúc tiến về du lịch cần phải có giải pháp, kế hoạch cụ thể để phối hợp chặt chẽ với các đơn vị kinh doanh du lịch; quan tâm đến việc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo về xúc tiến quảng bá, xúc tiến đầu tư vào các lĩnh vực du lịch ở tại địa phương mình; tham gia các cuộc xúc tiến quảng bá hình ảnh tại khu vực, tại các thành phố trung tâm, tại các tỉnh bạn..., để nhằm góp phần thu hút khách du lịch đến du lịch tại địa phương mình ngày một đông hơn.