Nha Trang

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 49)

5. Bố cục luận văn:

1.4.2.3 Nha Trang

Trong khoảng 20 năm qua, du lịch Nha Trang đã phát triển khá toàn diện về cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng sản phẩm du lịch. Nhờ đó, Nha Trang đã trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, hàng năm thu hút lượng khách lớn đến nghỉ dưỡng.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho Nha Trang những điều kiện tuyệt vời để phát triển du lịch, đó là vịnh Nha Trang - một trong những vịnh đẹp nhất thế giới, thời tiết ấm áp quanh năm… Vùng đất này còn có nhiều trầm tích văn hóa gắn liền với 2 nền hóa Việt - Chăm, những lễ hội độc đáo của cư dân miền biển gắn với con người hiền hòa, mến khách… Những chuyên gia du lịch thế giới đánh giá, với những tiềm năng vốn có, Nha Trang hội tụ đầy đủ các lợi thế để trở thành một trung tâm du lịch biển của thế giới như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan).

Trong thời gian qua, TP. Nha Trang đã tận dụng khá tốt những lợi thế sẵn có để phát triển DL, đưa DL trở thành ngành kinh tế trọng điểm của thành phố biển. Nếu như những năm đầu thập kỷ 90 của Thế kỷ XX, TP. Nha Trang chỉ có vài chục khách sạn thì đến nay đã có gần 500 cơ sở lưu trú với hơn 12.000 phòng; trong đó, khách sạn từ 3 đến 5 sao có gần 3.800 phòng. Các thương hiệu khách sạn nổi tiếng của thế giới như: Sheraton, Novotel, Marriot…đã có mặt ở Nha Trang. Bên cạnh đó, thành phố biển cũng đã có những khu DL lớn như: Tổ hợp DL giải trí Vinpearl, Khu DL Diamond bay Nha Trang, Khu nghỉ mát Ana Mandara, Khu DL Hòn Tằm. Cùng với sự gia tăng về số lượng buồng phòng, sản phẩm DL của Nha Trang ngày càng đa dạng, chất lượng dịch vụ được nâng cao, nhất là các sản phẩm gắn với DL biển, đảo. Các sự kiện văn hóa - DL mang tầm quốc gia và quốc tế liên tục được tổ chức ở Nha Trang như: Các cuộc thi hoa hậu trong nước và quốc tế, chương trình Festival Biển được tổ chức 2 năm/lần (từ năm 2003)… đã góp phần quảng bá hình ảnh và từng bước khẳng định thương hiệu Du Lịch Nha Trang với du khách trong nước, quốc tế. Nhờ đó, lượng khách đến nghỉ dưỡng ở Nha Trang liên tục tăng. Theo thống kê của UBND TP. Nha Trang, năm 2013, Nha Trang đón khoảng 3,1 triệu lượt khách DL (tăng 29,42 so với năm 2012, vượt 11,11 so với kế hoạch), trong đó có hơn 711.000 lượt khách quốc tế (tăng 34,14 ), doanh thu DL đạt hơn 3.951 tỷ đồng (tăng 35,85 , vượt 31,72 so với kế hoạch).

Có thể nói, những năm qua, DL Nha Trang đã phát huy được nhiều nguồn lực, trở thành trung tâm du lịch biển của cả nước với nhiều sản phẩm DL độc đáo như: lặn biển, tắm bùn... Hầu hết những hòn đảo có địa thế thuận lợi đều được đầu tư xây dựng để trở thành những khu du lịch nghỉ dưỡng kết hợp vui chơi, giải trí chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ của nhiều đối tượng khách. Gần đây, Nha Trang đã là điểm đến của khách du lịch Nga. Hiện tại mỗi tuần, Hãng lữ hành Pegas Turistik tổ chức 9 chuyến bay đưa khách từ vùng Viễn Đông Nga đến sân bay Cam Ranh, trong đó 70 khách lưu trú ở Nha Trang; 30 vào Phan Thiết.

Hiện nay, Nha Trang là một điểm đến thường xuyên, không thể thiếu của các tàu DL biển quốc tế. Năm 2013, đã có 28 tàu du lịch cập cảng Nha Trang đưa

khoảng 40.000 lượt du khách xuống bờ tham quan du lịch, khám phá thành phố biển Nha Trang. Từ năm 2004, Nha Trang cũng đã trở thành điểm đến của cuộc đua thuyền buồm quốc tế Hồng Kông - Việt Nam (tổ chức 2 năm/lần). Các chuyên gia DL nước ngoài nhận định, trong tương lai, Nha Trang sẽ trở thành một điểm đến của du thuyền, thuyền buồm quốc tế.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”. Trên cơ sở đó, ngành du lịch Đà Nẵng đã xác định phát triển du lịch Đà Nẵng gắn với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội thành phố và quy hoạch tổng thể du lịch cả nước. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của ngành du lịch thành phố, lâu nay lượng khách đến du lịch Đà Nẵng lưu trú vẫn còn thấp hơn so với các tỉnh thành khác vì Đà Nẵng vẫn chưa khai thác hết thế mạnh du lịch của mình, chưa đạt tối đa hiệu quả.

Với luận văn “Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng”, tác giả sẽ giúp cho du lịch Đà Nẵng ngày càng phát triển bền vững thu hút thật nhiều du khách đến với thành phố biển xinh đẹp này. Đề tài sẽ bắt đầu bằng chương 1 với các nội dung như sau:

- Tập trung phân tích một số nội dung cơ bản về lý luận chung về du lịch như: khái niệm về du lịch và khách du lịch, các loại hình du lịch, khái niệm và đặc điểm của sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch.

- Đồng thời nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước trên thế giới (Thái Lan, Singapore) và một số tỉnh thành tại Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An, Nha Trang). Kinh nghiệm phát triển du lịch của các nước và các tỉnh sẽ là bài học rất quý giá cho Đà Nẵng trong việc xây dựng, phát triển du lịch nhằm tận dụng hết tiềm năng của mình.

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1 T ng quan về Đà Nẵng 2.1.1 Vị trí, khí hậu, dân số 2.1.1.1 Vị trí Diện tích tự nhiên: 1.285,43 km2 .

Tọa độ phần đất liền của thành phố Đà Nẵng từ 15°15' đến 16°40' vĩ độ bắc và từ 107°17' đến 108°20' kinh độ đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam và phía đông giáp biển Đông.

Thành phố nằm ở trung tâm của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía bắc, cách TP.HCM 964 km về phía nam, cách thành phố Huế 108 km về hướng tây bắc. Thành phố Đà Nẵng nằm trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào, đông bắc Campuchia, Thái Lan và Myanma. Khoảng cách từ Đà Nẵng đến các trung tâm kinh tế chính của khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore.

2.1.1.2 Khí hậu

Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu thành phố mang đặc thù của khí hậu nơi chuyển tiếp giữa hai miền: miền Bắc và miền Nam nhưng nổi trội nhất là khí hậu nhiệt đới của miền Nam.

Theo bảng 2.1 và dưới đây cho thấy thành phố Đà Nẵng không có thời gian quá nóng, nhiệt độ trung bình 28-30°C ở vào tháng 6, 7, 8. Các tháng mùa đông như 12, 1, 2 thích hợp cho du lịch vì lúc này nhiệt độ chỉ vào khoảng 18-23°C.

Dựa vào tình hình thời tiết thì thời điểm đi du lịch Đà Nẵng đẹp nhất là từ: Tháng 2-8 hàng năm, tuy khí hậu có nóng hơn nhưng ít mưa, bão và nắng rất đẹp. Còn từ tháng 9-1 hàng năm là mùa mưa đặc biệt từ tháng 10-12 thường hay có bão đổ bộ vào khu vực miền Trung đôi khi không thuận lợi so với những tháng khác trong năm. Vào thời điểm tháng 1-4 đây được xem thời gian có khí hậu lý tưởng trong năm đặc biệt rơi vào mùa xuân cũng trong giai đoạn này có nhiều lễ hội diễn

ra (Lễ hội Quán Thế Âm, Lễ hội Cầu Ngư…) rất thuận tiện cho phát triển du lịch tâm linh và văn hóa.

Bảng 2.1: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (2008-2012)

Đơn vị tính: 0C Năm/tháng 2008 2009 2010 2011 2012 Cả năm 25,5 26,3 26,3 25,2 26,5 Tháng 1 21,6 20,6 23,1 20,0 21,4 Tháng 2 19,4 23,7 24,4 21,5 22,2 Tháng 3 23,3 25,5 24,6 21,5 24,3 Tháng 4 27,0 26,9 26,9 24,9 27,0 Tháng 5 27,7 27,6 29,4 28,1 29,3 Tháng 6 29,4 30,6 29,7 29,3 30,6 Tháng 7 29,5 29,3 29,1 29,8 29,6 Tháng 8 28,6 29,2 28,1 29,2 29,7 Tháng 9 27,8 27,5 27,7 26,9 27,5 Tháng 10 26,3 26,7 25,9 25,7 26,3 Tháng 11 24,4 24,4 23,7 24,6 26,0 Tháng 12 21,5 23,2 22,5 20,8 24,5 Ng n: Ng n n n g m ống Đ Nẵng 2012 2.1.1.3 Dân số

Dân số Đà Nẵng hiện có khoảng 970.464 người (tháng 01/2013 sinh sống trên diện tích 1.285,43 km2, mật độ bình quân 757,60 người /km2. Trong đó đông nhất là khu vực quận Thanh Khê: gần 19.527,54 dân /km2, đại đa số là người Kinh, số ít là người dân tộc Cơ Tu ở các xã miền núi Hoà Phú, Hòa Bắc và Hòa Ninh và người Hoa.

2.1.2. Vài nét về tình hình kinh tế Đà Nẵng

Năm 2013 là năm bản lề có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ thành phố và kế hoạch 5 năm 2011-2015. Trong bối cảnh, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm và phục hồi chậm; thiên tai, bão lụt

gây thiệt hại nặng nề và nhiều khó khăn phát sinh ngoài dự kiến đã ảnh hưởng đến tình hình kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên, với tinh thần chủ động và quyết tâm cao, Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp mạnh mẽ, tích cực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh; tập trung đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ cùng sự nỗ lực của các doanh nghiệp, kinh tế TP tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng ổn định.

Trong năm 2013, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn) của thành phố Đà Nẵng ước đạt 41.570 tỷ đồng, tăng 8,11 so cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 so năm 2012 tăng 8,34 , mức tăng chung thấp hơn so với mức tăng bình quân của cùng kỳ năm trước ( năm 2012 so năm 2011 tăng 9,18 ).

Doanh thu từ du lịch của Đà Nẵng bao gồm doanh thu từ những dịch vụ hỗ trợ sau đây:

 Dịch vụ vận tải ước đạt 1.648 tỷ đồng, tăng 14,3 so năm 2012. Nguyên nhân tăng chủ yếu là do các doanh nghiệp vận tải chuyển xu hướng đầu tư từ vận chuyển hàng hóa sang làm dịch vụ vận tải phục vụ cho du lịch.

 Ngành lưu trú, ăn uống: Ngành lưu trú, ăn uống có tốc độ tăng năm là 26,28 . Nhìn chung trong năm, mức tăng của ngành ngành lưu trú có khả quan, cùng kỳ tăng 44,08 . Do lợi thế của thành phố Đà Nẵng về du lịch biển, và các dịch vụ phát triển phong phú nên thu hút được khách đến Đà Nẵng. Năm nay thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng cao do các khách sạn 5 sao đang mở rộng qui mô, dịch vụ phong phú, chương trình khuyến mãi hấp dẫn như: Hyatt, Furama, Shilver shores, biệt thự Ocean Villas đã thu hút khách quốc tế đến thành phố nhiều. Nhóm này cơ cấu lớn và mức tăng cao 70,45 nên đã đẩy mức tăng chung lưu trú lên cao hơn so các ngành khác.

 Du lịch lữ hành: Năm 2013, hoạt động du lịch tiếp tục khởi sắc. Lần đầu tiên, Đà Nẵng đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch, đạt 103,9 kế hoạch, tăng 17,2 so với năm 2012; tổng thu du lịch đạt 7.784,1 tỷ đồng tăng 29,8 , đóng góp tăng trưởng 6,17 GRDP. Các tours du lịch lớn có doanh thu cao được bán ra

từ các công ty ở 2 đầu đất nuớc là TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Thành phố Đà Nẵng chỉ bán được các tour du lịch nội địa trong nước và các nước lân cận có mức thu thấp nên tuy có tăng nhưng không cao bằng ngành lưu trú. Ngoài yếu tố trên đã nêu trên, suy thoái kinh tế cũng ảnh hưởng lớn đến ngành này.

Tóm lại, năm 2013 kinh tế thành phố đã có tín hiệu phục hồi nhờ các chính sách của Chính phủ và Lãnh đạo thành phố triển khai nhiều biện pháp khắc phục khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tập trung phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, tăng cường thu hút đầu tư, huy động các nguồn vốn, quản lý tốt công tác đầu tư XDCB, kiểm soát, ổn định thị trường, đảm bảo an sinh xã hội và kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai. Kết quả kinh tế thành phố có sự tăng trưởng khá trên các lĩnh vực dịch vụ du lịch, thông tin truyền thông, công nghiệp…, giá cả thị trường hàng hóa ổn định, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, thể dục thể thao, khoa học công nghệ được đảm bảo và phát triển, an ninh chính trị xã hội được giữ vững.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)