Số lượng khách du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 66)

5. Bố cục luận văn:

2.3.1.1 Số lượng khách du lịch

Bảng 2.2: Lượng khách du lịch đến Đà Nẵng và các TP lớn tại Việt Nam

ĐVT: nghìn lượt người

NĂM

Hà Nội Nha Trang Đà Nẵng

Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa Quốc tế Nội địa 2008 1.300,00 7699,8 315,59 1.281,64 353,7 915,45 2009 1.013,00 9.200,00 281,2 1.298,88 314,2 1.014,69 2010 1.700,00 10,600,00 281,98 1.555,28 367,00 1.400,00 2011 1887,00 11.660,00 440,39 1.739,62 534,1 1.840,89 2012 2.100,00 12.826,00 530,66 1.787,29 630,9 2085,65 2013 2.580,00 14.000,00 712,00 2.300,00 743,00 2.347,00 Ng n: ng V ệ N m

Bảng 2.2 cho ta thấy số khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng không ngừng tăng riêng năm 2009 do ảnh hưởng dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế, nhưng sau đó bằng mọi nổ lực thành phố vượt qua Nha Trang về số lượng khách nội địa (2010), cũng trong năm này lượng khách nội địa tăng 37 so với năm 2009 và đây cũng là dấu hiệu tốt nhằm bù đắp cho du lịch quốc tế có tăng trưởng âm (2009).

Từ sau năm 2010, du lịch Đà Nẵng hầu như tăng trưởng khá ổn định so với Thủ đô Hà Nội và Nha Trang một trong những lý do cho sự phát triển ổn định một phần là chính sách của thành phố và phần còn lại là do một số dự án thành phố đã hoàn thành.

Bảng 2.3: Tỷ lệ khách khách du lịch quốc tế và nội địa đến Đà Nẵng ĐVT: Nghìn lượt khách 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Quốc tế 299,59 353,70 314,17 367,00 534,14 630,91 743,00 Tỷ lệ % 18% -11% 16% 46% 18% 18% Nội địa 724,43 915,45 1.014,69 1.400,00 1.840,90 2.028,65 2.347,00 Tỷ lệ % 26% 10,8% 38% 31.5% 10% 17% Ng n: ng V ệ N m

Biểu đồ 2.1: Lượng khách du lịch đến với thành phố Đà Nẵng

Ng n: ng V ệ N m

Trong một một vài năm trở lại đây cụ thể 2008-2013 đã có những chuyển biến tích cực và không ngừng mở rộng về qui mô cả khách nội địa lẫn khách quốc tế. Số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong giai đoạn 2007-2013 (Bảng 2.3 và biểu đồ 2.1) có xu hướng tăng nhanh ngoại trừ 2009 (do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu), với tốc độ tăng trưởng bình quân là 18 /năm. Năm 2008 Đà Nẵng đón được 353.696 luợt khách thì đến 2010 con số này tăng lên 367.000 lượt khách (tăng 1.03 lần) và năm 2012 là 630.908 lượt khách (tăng gần gấp 2

lần). Cùng với sự tăng trưởng của khách quốc tế hàng năm thì khách nội địa cũng không cũng chiếm chiếm một tỷ lệ lớn với số lượng khách tăng đều hàng năm. Nếu so với khách quốc tế có những năm tăng trưởng âm (2009 khủng hoảng kinh tế toàn cầu và cúm A/H5N1) thì khách nội địa lại tăng 10,8 , con số này tuy không cao so với một số năm khác (2010 tăng 38 ) nhưng cũng cho thấy thị phần khách nội địa đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch của thành phố, và cũng đóng góp một phần vào sự phát triển của thành phố.

Về cơ cấu khách du lịch, biểu đồ 2.1 cho thấy khách du lịch nội địa luôn chiếm thị phần cao với tỷ lệ trên 60 trong tổng số lượng khách du lịch đến Đà Nẵng trong suốt giai đoạn 2007-2013, đáng chú ý trong sáu năm trở lại đây, mặc dù có sự tăng rất nhanh của lượng khách du lịch nội địa đến thành phố nhưng số lượng khách du lịch quốc tế lại tương đối ít biến động. Cụ thể là, tốc độ tăng trưởng bình quân của lượt khách du lịch quốc tế trong thời kỳ này là 16-18%/ năm, trong khi đó con số này với khách du lịch nội địa thì tăng giảm thất thường, nhưng nhìn chung vẫn cao khoảng 2,5 lần so với khách du lịch quốc tế. Biểu đồ 2.1 cho thấy khi khoảng cách giữa số lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến với thành phố Đà Nẵng ngày càng nới rộng hơn, đặc biệt năm 2009 số khách quốc tế đến Đà Nẵng -11 so với 2008 và khách du lịch nội địa vẫn tăng trưởng 10,8 . Lý giải cho sự tăng trưởng âm của lượng khách quốc tế đến với thành phố Đà Nẵng là do tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 và dịch cúm A/H5N1 nên ngành du lịch Việt Nam nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng cũng bị ảnh hưởng chung với ngành du lịch thế giới. Tuy nhiên, điều đáng chú ý ở đây là năm 2009, mặc dù lượt khách du lịch quốc tế giảm đi đáng kể từ 353.696 lượt khách năm 2008 xuống còn 314.169 lượt khách năm 2009 (giảm gần 11 ); trong khi đó tổng lượt khách du lịch nội địa và quốc tế đến Đà Nẵng lại tăng từ 1.269.146 lượt khách lên 1.328.859 (tăng gần 5 ). Những con số này phần nào cho thấy, nhu cầu đi du lịch của khách nội địa vô cùng lớn và rất có tiềm năng. Trong khi đó khách du lịch quốc tế dễ bị tác động bởi một số yếu tố bên ngoài như: chính trị, kinh tế, bệnh dịch…Giai đoạn 2010-2011 có sự tăng trưởng

rõ rệt của lượng khách quốc tế đến với Việt Nam, đặc biệt thành phố Đà Nẵng từ 367.000 lượt khách quốc tế tăng lên 534.134 lượt, để lý giải cho sự tăng trưởng này là do tình hình bất ổn về chính trị của nước láng giềng Thái Lan và Đà Nẵng là lựa chọn số một để thay thế Thái Lan với lợi thế có những bãi biển tuyệt đẹp, sân bay quốc tế và là thành phố nằm trên trục hành lang Đông-Tây nối liền Việt Nam, Lào, Thái Lan và My-an-ma, chính vì thế một lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng trong giai đoạn này tăng đáng kể (gần 46 ).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)