Phương hướng, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch tại TP Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 95)

5. Bố cục luận văn:

3.2 Phương hướng, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch tại TP Đà Nẵng

3.2.1 Phương hướng

Theo 3 hướng chính

- Phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái.

- Phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề. - Phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị hội thảo.

3.2.2 Định hướng

Về định hướng thị trường khách: nghiên cứu, xúc tiến thị trường, xác định đối tượng khách chủ lực của Đà Nẵng để có hướng đầu tư, khai thác thích hợp, cũng như thống kê phân loại khách du lịch theo từng loại để đáp ứng sản phẩm dịch vụ nhằm phục vụ khách du lịch tốt hơn.

Đẩy mạnh khai thác các thị trường du lịch nước ngoài nhất là khai thác khách thông qua việc mở đường bay trực tiếp. Bên cạnh đó, xây dựng chiến lược và có kế hoạch khai thác tốt thị trường khách Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Pháp, Anh và các khách du lịch qua tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Khai thác lợi thế đô thị loại I và là trung tâm vùng trọng điểm kinh tế miền Trung - Tây Nguyên để xúc tiến thị trường khách du lịch nội địa, khách du lịch MICE.

3.2.3 Mục tiêu

3.2.3.1 Chỉ tiêu khách du lịch:

Phấn đấu đến năm 2015 đón được 4.000.000 khách du lịch, trong đó có 1.000.000 khách quốc tế và 3.000.000 khách nội địa. Tốc độ tăng trưởng về lượng khách bình quân hàng năm từ 2011-2015 đạt 18 .

Về doanh thu năm 2015 phấn đấu doanh thu chuyên ngành du lịch đạt 3.420 tỷ đồng, tăng bình quân 23 , nâng tỷ trọng đóng góp của du lịch trong GDP của thành phố từ 5,12 lên 7,0 .

Bảng 3.1 Chỉ tiêu khách du lịch giai đoạn 2014-2015 Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch

2014 Kế hoạch 2015 TTBQ (%) 2011-2015 1. T ng lượt khách Lượt khách 3.400.000 4.000.000 18 ố ế Lượ 820.000 1.000.000 22 nộ Lượ 2.580.000 3.000.000 16 2. Doanh thu ngành DL Tỷ đồng 2.788.000 3.420.000 23 Tỷ trọng du lịch/ GDP TP Đà Nẵng % 7,00

Ng n: QĐ Số: 5528 /QĐ-UBND ng 30 ng 6 năm 2011 ủ UBND PĐN

3.2.3.2 Cơ sở lưu trú

Dự kiến số lượng phòng khách sạn tăng lên 15.487 phòng (trong đó phòng khách sạn từ 4-5 sao tăng 14.317 phòng, nâng tổng số phòng khách sạn 4-5 sao từ nay đến 2015 là 15.764 phòng chiếm 73,06 ) nâng tổng số phòng khách sạn phục vụ lưu trú đến năm 2015 là 21.576 phòng.

3.3 Xác định thị trường

Trong giai đoạn 2011 - 2015, thị trường khách du lịch trọng tâm của Đà Nẵng là các nước khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc), Đông Nam Á (Singapore, Malayxia, Thái Lan); Tây Âu (Pháp, Đức, Anh, Hà Lan…); Bắc Mỹ (Mỹ, Canada); Úc và Đông Âu (Nga). Trong đó thị trường khách Trung Quốc và Nhật Bản sẽ có sự gia tăng mạnh thông qua việc hình thành các đường bay trực tiếp và công tác quảng bá khai thác thị trường đang được tập trung triển khai.

3.4 Các giải pháp phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng: 3.4.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch 3.4.1. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch

Đầu tư phát triển du lịch phải kết hợp tốt việc sử dụng ngân sách nhà nước với việc khai thác, sử dụng nguồn vốn nước ngoài và huy động nguồn lực trong dân theo phương châm xã hội hoá phát triển du lịch. Trong đó, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng dẫn đến và tại các điểm du lịch bằng ngân sách của Trung Ương hoặc địa phương, huy động vốn đầu tư nước ngoài hoặc từ các nguồn khác vào phát triển và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch đặc biệt là hoạt động vui chơi giải trí nhằm tăng số ngày lưu trú của khách. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các tổ chức tín dụng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và dân cư trên địa bàn Thành phố vay vốn đầu tư phát triển khu vực dịch vụ du lịch, đặc biệt là vốn ưu đãi đầu tư vào phát triển các ngành dịch vụ du lịch chất lượng cao như xây dựng khách sạn 3 sao trở lên và nâng cấp các khách sạn chưa đủ điều kiện này, quy hoạch phát triển các nhà hàng đạt chuẩn.

Rà soát việc khai thác quỹ đất, khắc phục tình trạng chiếm dụng đất, đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án ven biển, các khu nghỉ dưỡng cao cấp theo quy hoạch; phát triển điểm du lịch đỉnh đèo Hải Vân. Duy trì và xúc tiến mở các đường bay quốc tế mới; nâng cấp các đường bay thuê chuyến thành các đường bay thường kỳ, nhất là các thị trường trọng điểm như: Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… Nâng tầm lễ hội Quán Thế Âm và tổ chức thành công các sự kiện lớn nhằm quảng bá hình ảnh thành phố và thu hút du khách như: Lễ hội âm nhạc sông Hàn Đà Nẵng - Seoul, chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm ngày thống nhất đất

nước, tiếp tục tổ chức giải marathon quốc tế, hoa hậu Việt Nam 2014. Tăng cường công tác chống chèo kéo khách du lịch; kiểm tra, giám sát, bảo đảm vệ sinh môi trường và vệ sinh, an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, thành phố cần ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng giao thông phục vụ cho du lịch. Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc nâng cao năng lực của vận chuyển đường hàng không bằng cách xây dựng sân bay căn cứ tại Đà Nẵng nhằm giảm bớt việc điều máy bay không từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đến Đà Nẵng để giảm chi phí và tăng sự chủ động cho hành khách đi và đến thành phố. Bên cạnh đó cũng cần nâng cao chất lượng của các ngành vận chuyển khác để tạo thuận lợi cho sự phát triển du lịch thành phố.

3.4.1.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

- Đầu tư xây dựng Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn: Danh thắng Ngũ Hành Sơn, một tuyệt tác về cảnh quan thiên nhiên “thủy tú, sơn kỳ” vừa huyền ảo vừa mộng mơ, tạo hóa đã ban tặng cho TP. Đà Nẵng, cho miền Trung và cho cả Việt Nam. Tuy nhiên, quần thể Ngũ Hành Sơn ngày càng mai một vì sự tàn phá bởi thời gian và sự can thiệp thiếu thân thiện của con người. Vấn đề đặt ra hôm nay cần bảo tồn, tôn tạo, phát triển danh thắng Ngũ Hành Sơn phát triển hài hòa trong quy hoạch tổng thể đô thị Đà Nẵng hiện tại và hướng đến một di sản văn hóa trong tương lai.

- Hệ thống điện trang trí đường Bạch Đằng: Tiếp tục triển khai việc đầu tư hệ thống các dây đèn trang trí công nghệ LED ở nhiều tụ điểm công cộng, đường phố chính như Bạch Đằng, Trần Phú…; cùng 1 số vị trí đoạn đường hoa sắp đặt tạo hình tại chân cầu Rồng, cầu sông Hàn, cầu Trần Thị Lý, trước trụ sở UBND Thành Phố.

- Hệ thống biển báo du lịch: Đây là một trong những công việc rất thiết thực nhằm hiện đại hóa ngành công nghiệp không khói của UBND thành phố

- Hệ thống tuyến du lịch trên đỉnh Sơn Trà: Sơn Trà có gần 4.000 ha rừng, trong đó một phần là đất đồi đang được phủ thêm loại cây công nghiệp. Sơn Trà là nơi giao lưu giữa hai hệ động vật và thực vật tiêu biểu của hai miền Nam - Bắc. Núi Sơn Trà cao đến gần 700 m, xưa nay được xem như đài khí tượng thiên nhiên của

nhân dân quanh vùng. Bán đảo Sơn Trà ngày nay vẫn còn hoang sơ và có hàng loạt bãi tắm đẹp như Mỹ Khê, bãi tắm Phạm Văn Đồng, T20 hay những khu resort trải dài hàng chục km. Sau khi có con đường ven biển đi vòng quanh bán đảo, nơi đây đang phát triển các khu nghỉ mát cao cấp để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách du lịch tới đây. Cần gấp rút xây dựng :

- Hệ thống cấp nước khu du lịch Bán đảo Sơn Trà (giai đoạn 2): Xây dựng hệ thống cấp nước nhằm cung cấp đủ nước phục vụ cho khu du lịch, khách sạn và khu biệt thự trong khu du lịch này.

- Đầu tư xây dựng các điểm công cộng (Nhà vệ sinh, bãi xe, khu đón tiếp) tại Bán đảo Sơn Trà.

3.4.1.2 Thúc đẩy hoàn thành các dự án đầu tư du lịch

Đưa 12 dự án vào hoạt động gồm 3.494 phòng (KDL Vinacapital resort và Sân golf giai đoạn 3, Khu đô thị Đa Phước, Trung tâm Giải trí Bowling, Sơn Trà resort and Spa giai đoạn 4, KDL Bãi Bụt giai đoạn 2, Anvie Danang Resort and Residences, KDL biển Hà Nội, KDL Cty TNHH Hà, KDL biển I.V.C, Olalani Riverside giai đoạn 2, Đà Nẵng Centre giai đoạn 2, Khu phức hợp khách sạn Bạch Đằng giai đoạn 2).

Đưa 10 dự án vào hoạt động gồm 3.376 phòng (Sơn Trà Resort and Spa giai đoạn 5, KDL Hoàng Anh Gia Lai, KDL Le Meridien, KDL Cty TNHH Hà giai đoạn 2, Golden Square giai đoạn 2, KS Khang Hưng, Viễn Đông Meridian, KS Saigon Tourane giai đoạn 2, KDL sinh thái biển kết hợp nuôi trồng hải sản, Khu đô thi sinh thái Nam Ô).

Tuy nhiên, hiện nay trên thành phố Đà Nẵng hầu hết các dự án đầu tư khách sạn du lịch hầu hết tập trung ven biển và thành phố nên tính đến sự an toàn cho nhà đầu tư khi mùa mưa bảo đến , chúng ta sẽ vấp ngay một trở ngại lớn: đó là thiếu hẳn quy hoạch một vệt che phủ bảo vệ bằng dương liễu cách bờ biển từ mép nước lên tối thiểu 500 đến 1000m. Các bờ biển của Đà Nẵng sau khi được chỉnh trang thì gần như toàn bộ rừng dương bị tàn phá trụi, chỉ trơ ra bãi cát trắng, nhất là khu du lịch Sơn Trà-Điện Ngọc hay Thuận Phước -Liên Chiểu lên đến phía Nam chân đèo Hải

Vân. Đây có thể là một sai lầm mà nhiều năm sau mới có thể khắc phục nổi và chính điều đó khiến các nhà đầu tư hết sức lo ngại cho việc đầu tư các cơ sở vật chất để kinh doanh ở khu vực này. Sự tác động nghịch của quá trình đô thị hoá mà trong đó có phần trách nhiệm của những người tham gia làm quy hoạch du lịch tại Đà Nẵng, đã để lại một trở ngại lớn khi làm mất đi vành đai cây xanh bảo vệ cho chính sự an toàn trong hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch ở xứ sở của mưa bão thường niên. Do vậy, cần nghiêm túc và khẩn trương điều chỉnh bổ sung cho quy hoạch đất và các khu điểm lập dự án phát triển du lịch ở Đà Nẵng, để trả lại cho du lịch biển Đà Nẵng những tiềm năng vốn có của nó, đồng thời giúp những nhà đầu tư yên tâm đến với những dự án phát triển dịch vụ du lịch mang tính khả thi hơn.

3.4.2. Nhóm giải pháp về nâng cấp chất lượng và hình thành SPDL mới

Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Đà Nẵng phù hợp với đặc điểm nhu cầu thị trường khách quốc tế, gắn sản phẩm với thị trường đặc biệt là những thị trường có khả năng chi trả cao, lưu trú dài ngày và nguồn khách lớn, trong đó đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch biển; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch văn hóa, làng quê, làng nghề; du lịch công vụ và các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, bằng cách thức sau:

3.4.2.1 Ưu tiên phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch biển chất lượng cao

Tổ chức các dịch vụ du lịch trên biển: Dịch vụ lặn biển ngắm san hô, đua thuyền buồm, lướt ván, mô tô nước, dù bay, câu cá thể thao trên biển, du thuyền ban đêm; đôn đốc triển khai nhanh dự án Khu du lịch thể thao giải trí biển quốc tế San hô Đà Nẵng, khu dịch vụ thể thao giải trí biển Huy Khánh.

Đầu tư xây dựng bến Cảng du lịch, bãi tắm du lịch kiểu mẫu, xây dựng khu ẩm thực vùng biển. Tiếp tục xây dựng các bãi tắm công cộng theo quy hoạch của thành phố để đáp ứng cho khách du lịch và người dân của thành phố.

Tổ chức các sự kiện du lịch, thể thao biển, nâng cao chất lượng các cơ sở lưu trú, nhà hàng ven biển hiện có; nghiên cứu hình thành các khu bán hàng lưu niệm, giải trí và các dịch vụ phục vụ khách khu vực ven biển. Tổ chức các chương trình nghệ thuật tại công viên biển Đông.

Ưu tiên phát triển du lịch biển và nghỉ dưỡng biển chất lượng cao theo hướng hình thành các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới. Đây là hướng đột phá để xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

3.4.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội

Tổ chức khai thác tốt hơn nữa các bảo tàng như: Bảo tàng thành phố, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đồng Đình, Bảo tàng điêu khắc Chăm để đưa vào chương trình phục vụ khách tham quan, du lịch. Nghiên cứu thời gian phục vụ khách cho đến 22 giờ đêm. Xúc tiến xây dựng Bảo tàng mỹ thuật.

Trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa lịch sử của thành phố gắn kết với các di sản văn hóa nổi tiếng của khu vực như Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, văn hóa Chăm, thánh địa Mỹ Sơn.

Xây dựng Khu Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn với các hạng mục:

+ Quy hoạch và đầu tư xây dựng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn thành khu du lịch đặc trưng có giá trị đặc biệt, hội tụ các yếu tố bảo tồn văn hóa di tích, cảnh quan của TP, hình thành một số điểm tham quan mới; khai thác phía Tây và khu vực sông Cổ Cò, hang Âm phủ, đưa thang máy hòn Thủy Sơn vào phục vụ khách.

+ Hình thành làng đá thành một khu liên hoàn, có không gian riêng cho từng khu vực, 1 điểm tham quan có thuyết minh, chiếu phim giới thiệu, bán sản phẩm, trưng bày, mua sắm.

+ Đầu tư và hình thành các điểm tham quan du lịch mới, lễ hội, bảo tàng, tâm linh, nghỉ dưỡng và điêu khắc mua bán đá mỹ nghệ.

Phát triển các show diễn nghệ thuật dân gian của Đà Nẵng.

Tổ chức các lễ hội như: Lễ hội Quan Thế Âm, lễ hội cầu Ngư; tổ chức festival làng đá, việc tổ chức phải diễn ra định kỳ để quảng bá cho khách du lịch và trở thành một thương hiệu hoạt động du lịch không thể thiếu đối với du khách đến Đà Nẵng.

Tổ chức các sự kiện như: Festival làng đá, Đua thuyền buồm quốc tế, Liên hoan du lịch làng nghề, hội chợ du lịch, cuộc thi pháo hoa Quốc tế.

3.4.2.3 Sản phẩm du lịch sinh thái

Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vùng Sơn Trà, Hải Vân, Đồng Nghệ - Phước Nhơn trở thành các khu du lịch sinh thái đa dạng và đặc sắc. Hình thành Khu đô thị sinh thái Hòa Xuân, khu đô thị sinh thái Nam Ô tạo thêm sản phẩm du lịch của thành phố thêm phong phú hơn.

Du lịch Bán đảo Sơn Trà, gắn kết việc khai thác các khu nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp (Khu du lịch Bãi Bắc, Tiên Sa) với công tác bảo tồn, khai thác hiệu quả các chương trình du lịch núi - biển.

Du lịch Bà Nà - Suối Mơ: Đưa vào khai thác Khu vui chơi giải trí quốc tế, BaNa Hills Fantasy Park Spring có sức chứa 1000 lượt khách/1lần, khu làng Pháp, Sân Golf 36 lỗ, các khu khách sạn nghỉ dưỡng cùng các dịch vụ chất lượng cao khác, xây dựng khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ thành khu du lịch lưu trú, giải trí, mua sắm có tầm cỡ khu vực với chất lượng phục vụ cao.

Tiếp tục đầu tư xây dựng tuyến cáp treo mới (từ Suối Mơ lên Khách sạn Morin có chiều dài 5.770m gồm 86 cabin).

Tổ chức lại Liên hoan gặp gỡ Bà Nà thành chương trình sự kiện diễn ra hằng năm nhằm thu hút thật nhiều khách đến với sự kiện này.

3.4.2.4 Xây dựng tuyến DL đường sông, tham quan làng nghề, làng quê

Xây dựng các tour du lịch đường sông, biển dọc theo sông Hàn, sông Hàn ra cửa biển, các làng quê ven sông và các điểm quanh bán đảo Sơn Trà.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)