Giải pháp về công tác quảng bá xúc tiến du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 103)

5. Bố cục luận văn:

3.4.3 Giải pháp về công tác quảng bá xúc tiến du lịch

3.4.3.1 Chiến dịch PR về thành phố Đà Nẵng

Cung cấp thông tin du lịch

Xây dựng các quầy thông tin du lịch, các biển chỉ dẫn về du lịch tại trung tâm thành phố, khu vực Bảo tàng điêu khắc Chăm, đường Bạch Đằng, Nhà hát Trưng Vương và tại các cửa ngõ ra, vào thành phố.

Đặt màn hình chiếu phim tại một số điểm trong thành phố, quảng cáo hình ảnh du lịch Đà Nẵng tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Gửi thông tin về du lịch Đà Nẵng cho các tạp chí, tờ báo lớn, cơ quan xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.

Phối hợp lực lượng thông tin đối nội và đối ngoại, đặc biệt chú trọng sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với Tổng cục Du lịch và các cơ quan đại diện ngoại

giao của Việt Nam tại nước ngoài nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh của du lịch Việt Nam nói chung và du lịch của Đà Nẵng nói riêng, đặc biệt tại các thị trường có nguồn khách lớn để thu hút ngày càng nhiều khách quốc tế đến du lịch tại Đà Nẵng.

Xuất bản ấn phẩm du lịch, Website du lịch, Các ấn phẩm quảng bá

Thường xuyên phát hành các ấn phẩm về du lịch dưới nhiều hình thức để phục vụ cho du khách như: Sách cẩm nang, bản đồ, bưu ảnh, tập gấp, Poster, bản tin, tạp chí, sách chuyên đề về một số điểm tham quan du lịch Đà Nẵng bằng nhiều thứ tiếng phục vụ khách du lịch…

Xây dựng, hoàn thiện nội dung và hình ảnh của trang Web du lịch Đà Nẵng để cập nhật những thông tin mới nhất về du lịch Đà Nẵng.

Xây dựng hình ảnh DL ĐN (logo, câu chiêu hiệu, hình ảnh). TP có thể phát động cuộc thi sáng tác và lựa chọn để tìm hình ảnh, logo, câu chiêu hiệu phù hợp và ấn tượng nhất. Đổi mới các nội dung thông tin quảng bá về điểm đến Đà Nẵng.

Xây dựng danh mục sản phẩm đặc sắc, danh mục các hoạt động dịch vụ du lịch phong phú, chất lượng và tập trung giới thiệu những sản phẩm.

Tăng đầu tư cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; có chính sách, cơ chế thuận lợi, thúc đẩy triển khai các dự án du lịch trọng điểm như: quần thể du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, khu phức hợp quốc tế tại Làng Vân, các dự án du lịch ven biển và bán đảo Sơn Trà; rà soát và tổ chức triển khai Khu công viên văn hóa Ngũ Hành Sơn, công viên Châu Á, công viên Đại dương; cầu tàu du lịch, bến du thuyền sông Hàn.

3.4.3.2 T chức các sự kiện, Famtrip, chương trình quảng bá du lịch

Thực hiện chiến dịch quảng bá tuyên truyền về du lịch Đà Nẵng, xây dựng Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện.

Tổ chức các sự kiện du lịch thường xuyên của thành phố gồm: Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, Chương trình du lịch “Điểm hẹn mùa hè”. Phục hồi Liên hoan Du lịch Gặp gỡ Bà Nà; Liên hoan du lịch làng nghề, hội thi tay nghề, hướng dẫn viên.

Đẩy mạnh xúc tiến du lịch đường biển, đưa Cảng Đà Nẵng trở thành điểm đến thường xuyên của các hãng tàu du lịch quốc tế, đẩy mạnh các tour du lịch

đường bộ đến Đà Nẵng qua tuyến hành lang Đông - Tây.

Tổ chức các chương trình du lịch làm quen dành cho các hãng lữ hành và báo chí đến Đà Nẵng. Tổ chức Road show du lịch tại Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc và Singapore; Tổ chức Hội nghị khách hàng tại TP.HCM và Hà Nội.

Phối hợp với các hãng hàng không, TCDL và các đơn vị lữ hành tổ chức phát động thị trường tại các khu vực có đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,… và mở đường bay nội địa mới Đà Nẵng - Cần Thơ và duy trì đường bay Đà Nẵng - Hải Phòng, Đà Nẵng - Đà Lạt.

Nâng cấp Lễ hội Quán Thế Âm mang tầm cỡ quốc gia, phát triển Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế thành sự kiện thường niên, mang tính quốc tế. Triển khai sản phẩm tham quan nghiên cứu làng văn hóa du lịch của người Cơ tu ở 02 xã Hòa Bắc và Hòa Phú thuộc huyện Hòa Vang.

Dành ngân sách ổn định cho hoạt động xúc tiến, có sự chỉ đạo, giám sát và kiểm tra chặt chẽ để đảm vảo cho hiệu quả xúc tiến.

Cần rà soát soát lại chất lượng sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp du lịch, khu di tích, tham quan, khu vui chơi để khắc phục những điểm yếu kém và phát huy những ưu điểm. Thành phố nên có chính sách động viên, khen thưởng cho các doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc.

Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch Đà Nẵng trong những năm tới, trong đó trọng tâm là tổ chức quảng bá mạnh mẽ bãi biển Đà Nẵng nhằm tạo dựng hình ảnh của một trong sáu bãi biển đẹp nhất hành tinh (do Tạp chí Du lịch quốc tế Forber bình chọn năm 2013). Song song với đó là việc xây dựng chính sách thị trường tốt, trong đó phải phân loại thị trường theo khu vực, xác định thị trường chính yếu, thị trường mục tiêu và thị trường tiềm năng để có sự đầu tư thoả đáng cho các dịch vụ cung cấp theo đặc điểm tâm lý, thị hiếu của du khách.

Nên coi trọng tính chuyên nghiệp của hoạt động xúc tiến đầu tư du lịch. Nên tách rời hoạt động xúc tiến và cấp phép, xây dựng danh mục dự án phong phú, hấp dẫn, có định hướng rõ ràng, sử dụng các phương tiện xúc tiến chuyên nghiệp, sự dụng các nhân viên xúc tiến đầu tư du lịch chuyên nghiệp.

3.4.4 Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Hoàn thiện cơ cấu nguồn nhân lực trong ngành du lịch trên quan điểm tập trung ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có trình độ nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao như đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn... Tiếp tục hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực, chú trọng thu hút nguồn nhân lực trình độ cao là các chuyên gia, nhà khoa học là người nước ngoài, Việt kiều, nghệ nhân có tay nghề cao để góp phần phát triển du lịch thành phố. Đào tạo lại và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ hiện có. Hình thành hệ thống các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn thành phố gắn lý thuyết với thực hành ở các cấp dạy nghề, trung cấp, cao đẳng, đại học trên đại học.

Tiếp tục hoàn chỉnh công tác quy hoạch cán bộ. Việc bổ nhiệm, đề bạt và đào tạo cán bộ làm du lịch phải dựa trên năng lực, tâm huyết với nghề du lịch. Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch (hướng dẫn viên, quản trị nhà hàng, khách sạn...). Tổ chức trang thông tin về nhu cầu lao động cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ, tổ chức giao lưu giữa các chủ doanh nghiệp du lịch với học sinh sinh viên các trường có khoa đào tạo nghề du lịch như: ngoại ngữ, văn hóa, lịch sử, kinh tế và du lịch... thông qua đó tạo cơ hội việc làm cho lực lượng đã qua đào tạo. Đồng thời, doanh nghiệp có thể đặt hàng cho các cơ sở có chức năng giáo dục đào tạo về số lượng và chất lượng đội ngũ làm du lịch trong tương lai, tạo ra mối quan hệ giữa doanh nghiệp - nhà trường và lao động, hướng đến việc kế hoạch đào tạo sát đúng với nhu cầu thực tiễn hơn.

Tổ chức việc đào tạo lại đội ngũ lao động thông qua việc tiến hành các hội thi nghiệp vụ như thi đầu bếp giỏi, thi nhân viên phục vụ nhà hàng, thi kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ cho đội ngũ tiếp tân và thi kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống, sự hiểu biết về văn hóa, địa lý và các tuyến điểm du lịch, tìm hiểu thị trường... của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch. Để từ đó tìm ra những nhân tố tích cực có khả năng thực sự phục vụ lâu dài cho ngành đồng thời tạo ra đội ngũ chuyên viên giỏi kế cận cho các thế hệ đàn anh trong các lĩnh vực hoạt động của ngành.

Liên kết với các trường dạy nghề du lịch ở Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đào tạo nghề và gửi đi đào tạo nghể ở các nước nhằm bồi dưỡng tay nghề và nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong ngành. Đồng thời, do tính chất và đặc điểm nghiệp vụ và công việc dịch vụ phục vụ nên cần đa dạng hóa công tác đào tạo nghề bằng nhiều hình thức; có thể đào tạo tại chỗ, đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn hoặc dài hạn, đào tạo trong và ngoài nước... Đặc biệt, trong xu thế hiện nay khuyến khích xã hội hóa công tác đào tạo tay nghề là một giải pháp rất cần thiết cho cả người lao động và người sử dụng lao động. Nó tạo khả năng giải bài toán về lãng phí trong công tác này đối với chủ doanh nghiệp và người được đào tạo, và tạo ra sự thích ứng cao với thị trường việc làm cho người trong độ tuổi lao động.

Coi trọng công tác hợp tác quốc tế, tranh thủ thêm các nguồn lực đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng hoạt động tư vấn phát triển du lịch. Hiện nay trong hệ thống giáo dục của ta, kể cả chuyên ngành du lịch, cũng chưa coi công tác tư vấn phát triển du lịch như một bộ môn chính, mặc dù đối với ngành đây là việc làm trước tiên hết sức cần thiết và quan trọng, nó giúp định hướng phát triển và quy hoạch lâu dài cho một vùng, miền du lịch, giúp cho việc bảo tồn và khai thác, sử dụng có hiệu quả các tài nguyên du lịch. Lĩnh vực này trên thế giới thường tập trung các chuyên gia đầu ngành nhiều kinh nghiệm và đã được đào tạo chuyên sâu cả về lý luận và thực tiễn tham gia. Tuy nhiên, ở ta công tác này thực sự chưa được coi trọng và vì vậy rất nhiều quy hoạch không mang tính khả thi, gây nên sự lãng phí rất lớn cả về tiền của và công sức của nhà nước.

Tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các chuyên gia, các nhà quản lý đang làm việc trong các công ty liên doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố nhằm trao đổi những kiến thức thực tế, kỹ năng, kinh nghiệm trong nghề và thông qua đó giúp cho đội ngũ những người làm công tác quản lý và kinh doanh du lịch cập nhật thông tin, tự rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho chính mình.

Khuyến khích các doanh nghiệp có chính sách ưu đãi và thu hút nhân tài cho doanh nghiệp mình thông qua cạnh tranh lành mạnh, tạo dựng thương hiệu và đặc biệt là có chính sách tiền lương thỏa đáng cho người lao động, Hiện nay tại ĐN có

điều kiện làm việc này bởi 100 doanh nghiệp du lịch dịch vụ trên địa bàn đã hoàn thành việc chuyển đổi tổ chức hoạt động theo hướng cổ phần hóa, doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH 01 thành viên, Công ty liên doanh nước ngoài...

3.4.5 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. vụ du lịch.

3.4.5.1 Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Đường bộ: những tuyến đường được xác định là lộ trình du lịch với hành trình dài cần xây dựng và hình thành trạm dịch vụ dừng chân dọc theo các tuyến đường bộ với khoảng cách hợp lý.

Đường hàng không: Xây dựng lộ trình mở, chú trọng khai thác thêm nhiều tuyến bay quốc tế. Nâng cấp, cải tạo, xây dựng sân bay Đà Nẵng trở thành một sân bay quốc tế tầm cỡ khu vực có đủ năng lực phục vụ hoạt động cho một trung tâm du lịch lớn của khu vực và châu Á. Có chủ trương hỗ trợ đối với các đường bay mới, ít khách để có thể duy trì hoạt động. Xây dựng kế hoạch duy trì, phát triển các tuyến đường bay quốc tế hiện có và xúc tiến các đường bay quốc tế mới từ các nước Nhật, Trung Quốc trực tiếp đến Đà Nẵng.

Đường biển: Nghiên cứu thiết lập các tuyến du lịch bằng đường biển đến Đà Nẵng. Nâng cấp Cảng Tiên Sa trở thành cảng du lịch tầm cỡ khu vực với đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ cần thiết với tiêu chuẩn quốc tế, là điểm đến thường xuyên của các hãng tàu du lịch quốc tế với khu bán hàng lưu niệm, khu ẩm thực phục vụ khách tàu biển tại Cảng cho văn minh, sạch đẹp, khu vui chơi giải trí biển phục vụ nhu cầu của khách quốc tế.

Đường sắt: cần có kế hoạch đầu tư, di chuyển ga Đà Nẵng ra ngoại ô, mở thêm các đội tàu nối Đà Nẵng với các điểm đến du lịch trong nước như Huế, Quảng Bình, Nha Trang...

Hoàn chỉnh hệ thống viễn thông - công nghệ thông tin; xây dựng đồng bộ và hiện đại hoá hệ thống biển báo, chỉ dẫn giao thông và du lịch; xây dựng và cải tạo mạng lưới cấp điện, nước cho các khu đô thị và du lịch.

theo quy hoạch của thành phố.

Tiếp tục đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng tại bán đảo Sơn Trà: dự án cấp nước, cấp điện, viễn thông giai đoạn 2. Kêu gọi đầu tư các bến thuyền du lịch.

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn trở thành khu du lịch lớn có sức hấp dẫn cao.

Nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ du lịch để hỗ trợ, tăng cường hiệu quả khai thác các sản phẩm trọng điểm như: Bắn pháo hoa quốc tế, Bảo tàng điêu khắc Chăm…

3.4.5.2 Phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch

Phát triển cả số lượng và chất lượng cơ sở lưu trú nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch.

Kiểm tra, lựa chọn và thông báo rộng rãi những khách sạn, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, điểm mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ở các điểm du lịch, giúp du khách có cơ sở để lựa chọn và quyết định. Ban hành những chính sách ưu đãi đầu tư, thu hút và lựa chọn những dự án xây dựng khách sạn cao cấp với quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế, kêu gọi xây dựng hạ tầng xanh thân thiện với môi trường mà lại tiết kiệm được chi phí.

Nâng cấp và xây dựng thêm các khu vui chơi giải trí, các resort, các khu mua sắm lớn, hiện đại và đa dạng hóa về chủng loại hàng hóa, các khu thể thao phù hợp với điều kiện địa hình của thành phố.

Phát triển các khu mua sắm để tăng chi tiêu của du khách và có những chính sách ưu đãi với những gian hàng của các làng nghề trong khu mua sắm;

Cần xây dựng một số khu vui chơi giải trí hiện đại mang đặc trưng và sự khác biệt so với những nơi khác.

Nâng cao hơn nữa chất lượng các dịch vụ kèm theo như dịch vụ vận chuyển, viễn thông, y tế, ngân hàng...và đầu tư nâng cấp, trùng tu các khu bảo tàng, văn hóa, sinh thái.

3.4.6 Mở rộng hợp tác liên kết khu vực và hợp tác quốc tế

không gian du lịch với các tuyến, điểm, tour du lịch phong phú, đa dạng gắn kết với con đường di sản văn hoá thế giới (Phong Nha - Huế - Hội An - Mỹ Sơn – Tây Nguyên), trong đó cần chú trọng liên kết với Quảng Nam và Huế để làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch của Đà Nẵng bằng cách thu hút khách đến nghỉ tại Đà Nẵng và chỉ đi tham quan tại Huế và Hội An sau đó về lại Đà Nẵng, và trong việc hợp tác này, Đà Nẵng với sự thuận lợi về vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng du lịch đã trở thành một điểm dừng chân thay vì chỉ là điểm trung chuyển như trước đây. Ngoài

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)