Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 46)

5. Bố cục luận văn:

1.4.2.1 Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là mảnh đất Sài Gòn, từng được mệnh danh là hòn ngọc viễn đông năm xưa. Ngày nay, vai trò của TP.HCM càng nổi bật hơn nữa trong quá trình xây dựng và phát triển. Đây là khu vực năng động nhất của cả nước về tốc độ đô thị hóa, về năng lực sản xuất và tiếp thu những thành tựu của

khoa học và công nghệ hiện đại, là một trong những nơi dẫn đầu của cả nước trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ngoài ra, TP.HCM còn là nơi tập trung nhiều nhà máy, xí nghiệp và triển khai nhiều dự án đầu tư nước ngoài và nơi đây cũng tập trung nhiều hoạt động dịch vụ phát triển rất nhanh chóng. Từ đó, đã thu hút lượng khách du lịch lớn đến đây hằng năm nhất là lượng khách quốc tế đạt cao nhất so với các địa phương khác trong cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh còn là nơi diễn ra sự giao lưu văn hóa Đông-Tây, vì thế người dân thành phố sẽ tiếp thu và hội nhập rất nhanh với sự tiến bộ của những nền văn minh khác nhau trên thế giới. Đây là một lợi thế của thành phố trong tiến trình hội nhập. Mặt khác, với chức năng là một trung tâm văn hóa- giáo dục của cả nước nên thành phố Hồ Chí Minh còn tập trung đông đảo đội ngũ trí thức và các nhà khoa học. Đây là điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch của TP.HCM dễ dàng bước vào công cuộc phát triển bền vững trên cơ sở tranh thủ nguồn tri thức quý báu từ đội ngũ này trong việc quy hoạch, thiết lập các chiến lược và chính sách phát triển du lịch.

Bên cạnh đó, nơi đây còn là vùng đất gắn liền với bao sự kiện lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể từ khi thực dân Pháp bắt đầu thực hiện chính sách đô hộ. Vì vậy, nguồn tài nguyên du lịch văn hóa của khu vực này rất phong phú, đồng thời đó cũng là nơi đã từng hình thành nền văn minh sông nước.

Du lịch TP.HCM có tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng lớn, đóng góp có hiệu quả vào kinh tế thành phố.

Trong năm 2013, tình hình kinh tế - xã hội chuyển biến tích cực với sự tập trung chỉ đạo của Chính phủ, trong việc triển khai các nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố năm 2013 duy trì tăng trưởng hợp lý, các chỉ số sản xuất công nghiệp, doanh thu hàng hóa-dịch vụ đều có tốc độ tăng khá hơn cùng thời điểm năm 2012.

Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của cả nước. Bên cạnh đó thì thành phố cũng là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng

điểm lớn nhất nước. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, về quy mô thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0,6% diện tích, 8,3% dân số nhưng đã đóng góp 20 tổng sản phẩm quốc nội.

Năm 2013, tổng sản phẩm trên địa bàn TP.HCM (GDP) ước đạt 764.444 tỷ đồng tăng 9,3 so năm trước, tuy không đạt kế họach đề ra nhưng đã tăng 0,1 điểm phần trăm so với mức của năm 2012. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của cả năm 2013 (so với giá bình quân 2012) tăng 3,67 . GDP bình quân đầu người ước đạt khoảng 4.513 USD/người, vượt kế hoạch đề ra là 4.000 USD/người. Như vậy, tăng trưởng kinh tế của TP.HCM có tốc độ cao gấp 1,7 lần so với bình quân cả nước (ước 5,6 /năm).

Được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, trong năm 2013 ngành du lịch thành phố đã triển khai nhiều giải pháp thiết thực ,thúc đẩy du lịch trên địa bàn phát triển với tổng doanh thu du lịch (lữ hành, khách sạn, nhà hàng) ước đạt 83.191 tỷ đồng, tăng 17 so cùng kỳ, chiếm 44 tổng doanh thu du lịch Việt Nam (ước đạt 190.000 tỷ đồng, tăng 18 so cùng kỳ). Để đạt được mức tăng trưởng trên, các đơn vị khách sạn, lữ hành đã có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá… đặc biệt thành phố cũng đã tổ chức nhiều lễ hội vào dịp cuối năm thu hút du khách.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)