Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 58)

5. Bố cục luận văn:

2.2.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Di tích lịch sử văn hóa

Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng, miền trong cả nước với các di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Bảo tàng điêu khắc Chăm, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đà Nẵng, Đình làng Túy Loan, Thành Điện Hải, Chùa Linh Ứng, Chùa Tam Thai, Mộ Ông Ích Khiêm, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh… Bên cạnh đó, các di tích Nghĩa trang Khuê Trung, Nghĩa địa Iphanho, khu di tích K20… rất có tiềm năng trong việc phát triển loại hình du lịch văn hóa của thành phố cũng như của khu vực miền Trung.

Lễ hội : Đà Nẵng từ xưa đã có nhiều Lễ hội như:

Lễ ộ n ng: Gồm các lễ cầu yên, lễ Tất niên và Tết Nguyên Đán, lễ tế Thần Nông, lễ tảo mộ Tiền Hiền... Phần Lễ gồm nội dung tưởng niệm các bậc Thành hoàng làng hoặc tiền hiền khai khẩn làng, các bậc hậu hiền có công

với làng. Phần Hội thường có hát hiến cho dân làng xem, cùng các trò chơi dân gian như đua ghe, lắc thúng (đối với các làng chài) đẩy gậy, kéo co, nhảy bao bố, bịt mắt bắt vịt... mang đậm tính nhân văn.

Lễ ộ õ ủ ng G n Đ ng (Hay Hoá Châu, Quá Gián): Lễ hội với sự tham gia của trai tráng các làng Lỗ Gián, Phong Lệ. Ngoài việc tế lễ các thần linh, các bậc tiền bối trong làng thì phần hội là cuộc thi tài múa võ qua các hình thức biểu diễn, đấu võ qua hình thức đối kháng. Đồng thời, còn thi hát đối đáp hết sức hấp dẫn và vui nhộn.

Lễ ộ ế â ng An H : Làng chọn con trâu to, khoẻ, da mượt, trông oai vệ để tế sống Thần Nông tại đàn Thần Nông lộ thiên, rồi dẫn trâu về tế tiền nhân công đức tại đình làng, sau đó thả trâu tự do đi ăn mà không giết mổ, bởi quan niệm con trâu là vốn quý, là tài sản của nhà nông, gắn bó giúp nhà nông tăng gia sản xuất. Sau lễ thường có tổ chức hát bội, đua ghe trên sông Hàn, đây là lễ hội mang tính nhân văn cao.

Lễ ộ L ng C ng Đ ng: Với sự tham gia đông đảo của các làng thuộc vùng Khuê Trung, Hoà Quý, Hoà Xuân,... Trước ngày lẽ hội tất cả các thôn xóm đều dọn dẹp nhà cửa, đường sá sạch sẽ. Ngày lễ chính tổ chức rước kiệu thần Long Chu đi qua các nẻo đường làng và trở về làm lễ tại đình làng. Sau đó rước kiệu xuống bến sông và đưa lên bè (kết bằng những thân chuối) thả giữa dòng sông để bè xuôi ra biển. Đến phần hội, tổ chức thi nấu cơm ngay trên bến sông. Đây là lễ hội khá ấn tượng, vừa là cuộc thi tài vừa nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân.

Lễ ộ Cầ Ngư ủ ng : Đây là lễ hội của hầu hết các làng chài ven biển Đà Nẵng, bất kể giàu nghèo đều tạo lập đền thờ cá ông và gọi là Lăng Ông. Đó là một loại cá to khoẻ và rất hiền lành thường hay cứu người gặp nạn trên biển. Hàng năm, lễ tế cá ông được tổ chức theo vụ mùa ra khơi đánh bắt cá, từ tháng Giêng đến tháng tư âm lịch. Tùy điều kiện để các làng tổ chức nhưng thường sau lễ dâng hương là phần hội có hát bả trạo (giống như hát chèo), đua

ghe... và đặc biệt là mở hội chợ gần khu vực Lăng Ông, với mục đích cung cấp hàng tiêu dùng, lương thực thực phẩm cho người đi biển.

Lễ ộ Q n ế Âm (Q n ế Âm): Là lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng tôn giáo hàng năm được tổ chức tại chùa Quan Âm dưới chân hòn Dương Hỏa Sơn thuộc quần thể Ngũ Hành Sơn, từ ngày 17 đến 19/3 Âm lịch. Lễ được tổ chức với hình thức và các nghi lễ trọng thể có sự tham gia của chính quyền thành phố và Thành giáo hội, quy tụ các tăng ni phật tử của hơn 113 chùa trên địa bàn thành phố Đà Nẵng cùng đông đảo các đạo hữu quần chúng về dự lễ. Phần hội thường tổ chức biểu diễn văn nghệ, triển lãm tranh ảnh nghệ thuật, viết thư pháp, cắm trại... Lễ hội Quan Thế Âm tại Đà Nẵng đã được Bộ Văn hoá và Tổng Cục Du lịch công nhận là lễ hội cấp quốc gia và hiện là một trong 15 lễ hội lớn của cả nước.

Với các lễ hội mang đậm nét văn hóa địa phương của từng vùng miền tại TP Đà Nẵng thích hợp cho phát triển du lịch tâm linh, du lịch văn hóa. Đà Nẵng cần nghiên cứu cách thức tổ chức lễ hội đã phát triển thành công tại các tỉnh như: lễ hội bà chúa Xứ An Giang, lễ hội Chùa Hương Hà Tây… đang thu hút hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước.

Làng nghề truyền thống

Đến nay, Đà Nẵng còn giữ lại cho mình những làng nghề truyền thống như làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng nước mắm Nam Ô, làng dệt chiếu Cẩm Nê… Các làng nghề hiện tại không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà nó còn được đưa vào hoạt động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, duy trì sự tồn tại và phát triển của các làng nghề. Ngoài các làng nghề đã kể đến, trên địa bàn thành phố còn có các sản phẩm truyền thống như: Bánh tráng Túy Loan, nón La Bông, khô mè Cẩm Lệ, nhưng chỉ phát triển nhỏ lẻ và hạn chế.

L ng ế Cẩm N :

Làng Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 14km về phía Tây-Nam. Các nghệ nhân làng Cẩm Nê đã cung cấp cho khắp nơi những tấm chiếu hoa đủ cỡ với những hoa văn trang trí đẹp, dày, bền, nằm êm lưng hơn so với chiếu của các địa phương khác. Đặc biệt mùa hè nóng bức, nằm

trên chiếu Cẩm Nê sẽ cảm được cái mát lạnh và vào mùa đông chiếu tỏa ra hơi ấm cùng với mùi hương đồng cỏ nội thơm dịu.

L ng mỹ ng ệ N n Nư :

Làng đá Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là làng nghề truyền thống nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng với các sản phẩm đá mỹ nghệ sắc sảo và công phu dược những nghệ nhân đất niền Trung tạc nên.

Du khách đến Đà Nẵng không chỉ được thưởng thức vẻ đẹp kiều diễm mà êm ả của biển, vẻ hùng vỹ mà nên thơ của núi mà còn được chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật đầy tài hoa tại các làng nghề truyền thống mà trong đó, làng đá Non Nước là một làng nghề tiêu biểu, độc đáo nhất của thành phố này.

Hiện nay, nghề đá mỹ nghệ Non Nước là một trong những ngành sản xuất mang lại lợi ích kinh tế khá cao cho quận Ngũ Hành Sơn. Doanh thu hàng năm của làng nghề gần 100 tỷ đồng.

L ng ng b n ng ú L n:

Làng Túy Loan nằm về hướng tây nam của TP Đà Nẵng. Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ chuyên sống bằng nghề làm bánh tráng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình.

L ng nư mắm N m Ô:

Làng nghề nước mắm Nam Ô được hình thành do cộng đồng người Việt của những năm đầu thế kỷ XX. Nam Ô là làng đánh cá nhỏ nằm ở cửa sông Cu Đê, dưới chân đèo Hải Vân. Từ lâu nước mắm Nam Ô đã có tiếng tăm trên thị trường trong nước và nước ngoài.

Cũng như các miền khác trên đất nước, khó khăn hiện nay là một số ngành nghề ở đây đã bị mai một, chưa được khôi phục và phát triển. Du lịch Đà Nẵng chưa có một chiến lược khai thác hợp lý, chưa biến các làng nghề truyền thống thành những điểm du lịch thực sự thu hút khách tham quan, giới thiệu tay nghề và sản phẩm tinh xảo của các nghệ nhân, chưa đẩy mạnh tổ chức sản xuất và khai thác thủ công mỹ nghệ trong kinh doanh, vì vậy không tận dụng được tài năng nghệ nhân, làm giảm sự phong phú của các sản phẩm lưu niệm, bỏ phí tiềm năng du lịch, không kích thích được nghề thủ công truyền thống phát triển mạnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)