Doanh thu du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 71)

5. Bố cục luận văn:

2.3.2Doanh thu du lịch

Bảng 2.5: T ng doanh thu của DLVN và thành phố Đà Nẵng

Đơn vị tính: Tỷ đồng 2008 2009 2010 2011 2012 Việt Nam 60.000 68.000 96.000 130.000 160.000 Hà Nội 23.800 24.000 27.000 30.000 32.000 TP.HCM 31.000 38.334 44.918 56.824 71.279 Lâm Đồng 3.220 3.400 4.500 6.000 6.690 Đà Nẵng 2.274 2.406 3.100 4.600 6.000 Huế 1.143,5 1.203,45 1.338,53 1.657,5 2.209,8 Ng n: Bộ ăn D

Theo số liệu từ Bảng 2.5 cho thấy những địa phương có tổng thu nhập từ hoạt động du lịch trong giai đoạn 2008-2012, đặc biệt trong năm 2012 TP.HCM luôn dẫn đầu với tổng thu nhập đạt 71.279 tỷ đồng, Hà Nội đạt 32.000 tỷ đồng, Lâm Đồng 6.690 tỷ đồng, Đà Nẵng 6.000 tỷ đồng ta thấy, thành phố Đà Nẵng với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên cùng với những nỗ lực không ngừng để phát triển cơ sở hạ tầng, lĩnh vực du lịch của Đà Nẵng đang ngày càng đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam nói chung và thành phố nói riêng.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.3: T ng thu du lịch năm 2012 chia theo địa phương

Ng n: ng ợ ừ V n - ng S VH DL

Cùng với xu thế phát triển chung của du lịch cả nước và những sự kiện du lịch nổi bật của miền Trung (Hội thi bắn pháo hoa hằng năm tại Đà Nẵng 2008, 2009, 2010, 2011, 2012. Con đường di sản miền Trung…). Năm 2008, tổng doanh thu 2.274 tỷ đồng tăng lên 6.000 tỷ đồng trong năm 2012 với mức tăng trưởng khá ấn tượng chỉ trong vòng 5 năm và tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm tương

đối tốt khoảng 27 , Nâng tỷ trọng vào đóng góp GDP của Thành phố Đà Nẵng hàng năm khoảng 5,12 .

Năm 2013 cũng là năm phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch Đà Nẵng. Với sự đầu tư của các cấp chính quyền nhằm định hướng du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã giúp ngành du lịch Đà Nẵng có những sự tăng trưởng đáng kể. Theo thống kê của Tổng cục du lịch từ đầu năm 2013 đến nay thị trường du lịch ở Đà Nẵng tăng trưởng tốt và trở thành địa phương có doanh thu du lịch đứng thứ 3 cả nước chỉ sau Hà Nội và TPHCM. Theo thông tin Sở văn hóa thể thao và Du lịch Đà Nẵng năm 2013 doanh thu du lịch đã đạt hơn 7.780 tỷ đồng và vẫn còn đang tăng trưởng mạnh trong các năm tiếp theo.

2.3.3 Sản phẩm du lịch

Thành phố chưa có sản phẩm du lịch đặc thù để tạo nên sự khác biệt so với các vùng, miền khác trong cả nước. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của điểm đến du lịch Đà Nẵng, mà còn ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của du lịch Đà Nẵng trong tương lai. Bởi, hiện nay, các địa phương phụ cận, đặc biệt là Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam đã và đang phát huy lợi thế về sản phẩm DL di sản văn hoá thế giới để hấp dẫn khách DL đến khu vực miền Trung.

Trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, sản phẩm du lịch là yếu tố quan trọng quyết định khả năng thu hút khách đến với các khu du lịch và điểm tham quan. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, Đà Nẵng đang hình thành và phát triển nhiều sản phẩm du lịch mới để thu hút và giữ chân du khách khi đến với thành phố.

Để biến tiềm năng thành lợi thế, ngành du lịch ĐN đã không ngừng đa dạng hóa về nội dung các sự kiện du lịch, nâng cao chất lượng phục vụ và đảm bảo mọi điều kiện để du khách được tận hưởng khoảng thời gian nghỉ dưỡng tại thành phố.

Tiềm năng của du lịch Đà Nẵng không chỉ riêng về biển, mà còn nhiều sản phẩm không kém phần hấp dẫn, đó là du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch sinh thái, du lịch danh thắng và du lịch MICE (Meeting: hội họp; Incentive: khen thưởng; Conference: hội nghị, hội thảo; Event, Exibition: sự kiện triển lãm).

Du lịch biển

Tiềm năng du lịch nổi trội của Đà Nẵng là du lịch biển, nhất là sau khi Tạp chí kinh tế nổi tiếng của Mỹ Forbes bình chọn bãi biển Đà Nẵng là một trong sáu bãi biển hấp dẫn nhất hành tinh vào năm 2005, với những khu du lịch sinh thái, nhiều khu nghỉ dưỡng rất sang trọng. Bên cạnh đó, biển Đà Nẵng có độ sóng nhỏ, nước êm và trong xanh bốn mùa. Độ nặm nước biển vào khoảng 60 rất thích hợp cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Một số nơi có nhiều san hô, nguồn động thực vật ven biển và dưới biển phong phú. Hiện nay, sản phẩm du lịch biển đã và đang đầu tư phát triển. Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn song các khu resort và các khách sạn có đẳng cấp quốc tế đã và đang được xây dựng tại Đà Nẵng. Cùng với sự phát triển cơ sở vật chất, chất lượng phục vụ cũng đã được nâng lên góp phần tạo nên hệ thống sản phẩm du lịch biển đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cao cấp của du khách.

Tuy nhiên hiện nay tiềm năng du lịch biển Đà Nẵng chưa được khai thác phù hợp để đủ sức thu hút khách du lịch. Vấn đề làm cản trở sức hấp dẫn của du lịch biển Đà Nẵng đã được không ít du khách cho rằng: các dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu du lịch biển dường như quá thiếu và nghèo nàn; đồng thời với chất lượng giá cả các loại hình kinh doanh dịch vụ tại các khu DL biển còn quá nhiều bất cập.

Bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm môi trường do sự thiếu ý thức của người dân, của khách du lịch; của việc xử lý nước thải, rác thải của các dịch vụ phục vụ du lịch. Cùng với đó là tình trạng chèo kéo khách du lịch vẫn diễn ra tại một số bãi tắm, khu du lịch biển gây nhiều phiền nhiễu cho du khách đã và đang trở thành yếu tố cản trở sự phát triển du lịch biển Đà Nẵng.

Du lịch đường sông:

Là sản phẩm du lịch đầy tiềm năng mà Đà Nẵng đang thúc đẩy đầu tư và quảng bá. Đặc biệt, việc sắp tới đây thành phố cho xây dựng cầu tàu và bến du thuyền không chỉ khắc phục khó khăn trong việc thiếu bến neo đậu trong suốt nhiều năm qua mà còn mở ra hướng mới cho phát triển du lịch đường sông của Đà Nẵng.

Thời gian qua, du lịch đường sông ở Đà Nẵng có bước phát triển vượt bậc, làm nên “hương vị” riêng của ngành du lịch thành phố. Khi cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý khánh thành, lượng khách đăng ký tour du lịch đường sông tăng lên đáng kể, hầu như tối nào các tàu cũng chở được vài chục lượt khách. Nhất là tour “Thưởng ngoạn sông Hàn về đêm” tuy chỉ mới khai thác gần 1 năm nay nhưng đã tạo được ấn tượng trong lòng đông đảo du khách, góp phần “gỡ khó” cho ngành du lịch Đà Nẵng về việc thiếu sản phẩm du lịch ban đêm.

Du lịch sinh thái

Cách trung tâm Thành phố không xa là làng cổ Tuý Loan, làng Phú Thượng và làng Phong Nam. Đây là những làng quê truyền thống Việt Nam, với những luỹ tre, giếng nước và được bao bọc bởi những cánh đồng xanh. Trong làng còn lưu giữ các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, miếu thờ, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ các tộc họ… Những làng quê truyền thống này nếu được giữ gìn và tổ chức tốt cũng sẽ trở thành những điểm du lịch sinh thái đầy hứa hẹn.

Mới đây, trong chương trình phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2015, ngành du lịch của thành phố đã đưa ra những giải pháp để phát triển du lịch. Một trong những giải pháp quan trọng đó là đầu tư phát triển khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ và vùng phụ cận thành khu du lịch lưu trú, giải trí, mua sắm có tầm cỡ khu vực với chất lượng phục vụ cao.

Bên cạnh Bà Nà, khu vực phía Tây của thành phố cũng còn nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn khác cần được khai thác có hiệu quả như suối nước nóng Phước Nhơn, hồ Đồng Nghệ ở Hòa Khương, khu du lịch Ngầm Đôi, Suối Hoa, du lịch sinh thái làng quê, làng nghề truyền thống…

Với điều kiện tự nhiên đặc thù, có thể nói tài nguyên du lịch sinh thái là sản phẩm du lịch đặc trưng của khu vực phía Tây thành phố. Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở lưu trú dành cho du lịch sinh thái đang trong giai đoạn hình thành, các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho sản phẩm du lịch sinh thái chậm phát triển. Ngoài ra, sự đầu tư còn dàn trải, chưa có nhiều doanh nghiệp đầu tư các dự án lớn vào khu vực này. Đồng thời, ngành du lịch của thành phố cũng cần có quy hoạch tổng thể, khớp nối về cơ

sở hạ tầng, liên kết giữa các tour, tuyến của các doanh nghiệp để hình thành những sản phẩm du lịch đặc trưng. Ví dụ, khách tham quan có thể đến Đà Nẵng, thăm thú các làng quê, tắm suối, thư giãn tại suối nước nóng, du lịch khám phá vùng sông nước Cu Đê, leo núi, kết hợp nghỉ dưỡng tại khu du lịch cao cấp Bà Nà… Nếu thực hiện được sự liên kết này, thời gian lưu trú của khách sẽ dài hơn, khai thác tốt hơn tiềm năng du lịch của cả vùng, góp phần làm tăng thu nhập địa phương. Đồng thời, thực hiện tốt du lịch sinh thái sẽ giúp Đà Nẵng bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và bản sắc văn hóa văn hóa địa phương.

Du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội

Nhắc đến du lịch văn hóa - tâm linh tại Đà Nẵng, du khách không thể nào không nghĩ ngay đến 2 lễ hội được tổ chức thường niên là Lễ hội Quán Thế Âm vào 3 ngày 17, 18, 19 tháng 2 âm lịch tại Khu du lịch Thắng cảnh Ngũ Hành Sơn và Lễ hội cầu ngư diễn ra vào trung tuần tháng 3 âm lịch tại các làng chài của thành phố. Vào mùa lễ hội hàng trăm ngàn du khách thập phương từ mọi miền đất nước đến chiêm bái, thưởng ngoạn và hòa mình vào cảnh sắc cũng như không khí tôn nghiêm, kỳ bí của chùa chiền và hang động nơi đây.

Ngoài ra, các di tích lịch sử đang được quan tâm trùng tu và tôn tạo nhưng chưa đủ sức hấp dẫn để phát triển thành sản phẩm du lịch. Với sự nổ lực cố gắng của thành phố, các chương trình, sự kiện văn hóa đã được tổ chức thu hút đông đảo khách du lịch như:“ Đà Nẵng - Điểm hện mùa hè“,“ Cuộc thi pháo hoa quốc tế“,“ Cuộc thi dù bay quốc tế“. Và có thể nói sự thành công của sự kiện “Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế“ đã trở thành thương hiệu của Đà Nẵng.

Theo Cục thống kê của thành phố Đà Nẵng, trong các loại hình du lịch đã và đang hoạt động thì loại hình du lịch biển đem lại hiệu quả kinh tế cao so với các loại hình du lịch khác. Cụ thể về doanh thu du lịch biển: doanh thu chuyên ngành du lịch tăng trưởng bình quân 27,4 /năm, đặc biệt là năm 2012 trong cơ cấu doanh thu, doanh thu từ các hoạt động dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so doanh thu từ các hoạt động lữ hành. Trong giai đoạn này, tỷ trọng của doanh thu từ dịch vụ luôn giữ mức 60 trong tổng doanh thu của ngành du lịch với tốc độ tăng trưởng bình quân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm là 27,65 , trong đó tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh thu từ các hoạt động lữ hành là 26.53 . Năm 2012, doanh thu du lịch biển là 966.281 triệu đồng chiếm 36,5 doanh thu của ngành du lịch và cùng với ngành du lịch đóng góp đáng kể vào ngân sách cũng như trong GDP của thành phố (tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của thành phố là 5,12 ). Từ những kết quả đạt được có thể khẳng định ngành kinh tế du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng có vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, thu hút đầu tư, nâng cao vị thế, hình ảnh của Đà Nẵng, đóng góp tích cực vào GDP, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.3.4 Các công ty t chức du lịch.

Thành phố Đà Nẵng là thành phố trung tâm của cả nước và là thủ phủ của các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên, tuy không có những lợi thế như các thành phố lớn khác trong cả nước như TP.HCM và Hà Nội, nhưng hoạt động du lịch tại Đà Nẵng khá nhộn nhịp so với các tỉnh Duyên hải Miền Trung. Hiện nay tại Đà Nẵng có 23 cơ sở lữ hành, song các cơ sở hầu hết chỉ làm môi giới, chỉ có 3 cơ sở trực tiếp bán tour là: Công ty cổ phần Du Lịch Việt Nam (Vitour), Công ty cổ phần du lịch Đà Nẵng, Công ty TNHH MTV Du lịch Công đoàn. Ngoài ra, một số văn phòng đại diện của các hãng lữ hành lớn như: Công ty DL Sài Gòn (Saigontourist), Công ty du lịch Việt Nam (Vietnamtourism), Du lịch Bến Thành (Benthanhtourist)…từ Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng tham gia hoạt động du lịch tại Thành phố.

Công ty C Phần Du Lịch Việt Nam Vitours:

Tiền thân là Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng được thành lập từ năm 1975. Qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty đã có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực du lịch.Với uy tín và bề dày kinh ngiệm, quy mô và tốc độ phát triển, Vitours tự hào là đơn vị luôn dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch ở khu vực Miền Trung và Tây Nguyên và là một trong những công ty lữ hành hàng đầu của Việt Nam. Khách hàng cả trong và ngoài nước, đi du lịch hay làm việc, sử dụng dịch vụ trọn gói hay từng phần đều biết đến Vitours như một điểm

sáng về chất lượng dịch vụ và khả năng đáp ứng nhu cầu. Luôn tiếp cận cái mới, tạo ra những sản phẩm phù hợp với tâm lý, thị hiếu khách hàng và tổ chức, điều hành các dịch vụ phục vụ một cách chính xác, khoa học, có trách nhiệm cao là những cam kết rõ ràng của Vitours đối với khách hàng.

Tổ chức đi du lịch nước ngoài là một trong những thế mạnh của Vitours. Với hệ thống quan hệ đối tác mở rộng trên toàn thế giới, đội ngũ tổ chức điều hành chuyên nghiệp, đội ngũ giao dịch nhanh nhẹn nhạy bén, đội ngũ hướng dẫn viên có bề dày kinh nghiệm thông thạo nhiều ngoại ngữ, Vitours luôn đáp ứng những chương trình đặc biệt được tổ chức theo yêu cầu riêng của du khách, tổ chức thường xuyên các tour khuyến mãi, dịch vụ visa, tư vấn miễn phí các vấn đề du lịch, ẩm thực, mua sắm, giải trí vv.. phòng du lịch nước ngoài của Vitours đã nhận được sự tin tưởng, hài lòng của các khách hàng trên toàn quốc, đặc biệt tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên.

Công ty c phần du lịch Đà Nẵng (Danatour):

Công ty Cổ phần Du Lịch Đà Nẵng Danatours là một doanh nhiệp Nhà nước, được thành lập từ năm 1976 và được cấp giấy phép lữ hành quốc tế số 29/LHQT bởi tổng Cục Du Lịch ngày 26/05/1993. Tháng 6/2006, Danatours được chuyển đổi thành công ty cổ phần và được Tổng cục Du Lịch Việt Nam cấp giấy phép kinh doanh lữ hành số 0559/TCDL – GP LHQT ngày 14/07/2006 Công ty Danatours đã được TCDL cấp giấy phép số 1501/TCDL – DL để tổ chức chương trình du lịch cho khách quá cảnh tại sân bay Đà Nẵng đi tham quan và du lịch

Dịch vụ của công ty bao gồm các hoạt động đa dạng như: chương trình du lịch xuyên Việt và nước ngoài cho các tổ chức và cá nhân, với đội ngũ hướng dẫn viên và phiên dịch chuyên nghiệp, đăng ký vé máy bay, vé tàu, cho thuê xe ôtô,

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 71)