Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 93)

5. Bố cục luận văn:

2.4.2.2Nguyên nhân

Trong 5 năm qua, một số yếu tố biến động về thị trường như: khủng hoảng kinh tế - tài chính, bệnh dịch, bão lũ lớn ở miền Trung đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành.

Chưa có các cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư phát triển dịch vụ du lịch tại các khu du lịch như Bán đảo Sơn Trà (đang làm công tác quy hoạch chi tiết), các bãi biển du lịch… (chỉ có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư và phát triển tàu du lịch trên sông Hàn và các tuyến sông).

Công tác quy hoạch và phối hợp giữa các ngành chưa chặt chẽ.

Đội ngũ cán bộ về quản lý và kinh doanh du lịch còn thiếu tính chuyên nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đầu tư phát triển cho nguồn nhân lực trong quản lý nhà nước và kinh doanh du lịch chưa được quan tâm đúng mức.

Đội ngũ nhân viên phục vụ tại các nhà hàng, khách sạn, các khu mua sắm tuy đã đã được chính quyền quan tâm nhưng chưa được chú trọng đúng mức trong việc bồi dưỡng nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cũng như thái độ phục vụ đối với khách du lịch.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Qua việc phân tích đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch của thành phố Đà Nẵng, có thể nói rằng so với các địa phương khác trong cả nước thì thành phố Đà Nẵng có rất nhiều tiềm năng và điều kiện để phát triển du lịch. Vì vậy việc ưu tiên phát triển du lịch là hướng đi rất đúng đắn của thành phố Đà Nẵng.

Bên cạnh những vấn đề đã làm tốt thì thành phố vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Vì vậy mà du lịch tại thành phố Đà Nẵng trong những năm qua phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Để đẩy mạnh phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng, trên cơ sở kinh nghiệm phát triển du lịch thành công của các thành phố trên thế giới, dựa trên tiềm năng sẵn có cũng như thực trạng phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng sẽ đề xuất các giải pháp cốt lõi phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng.

Trong chương 2, tác giả nghiên cứu một số vấn đề chính sau đây: - Nghiên cứu đặc điểm kinh tế - văn hóa-xã hội của Đà Nẵng.

- Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn.

- Phân tích thực trạng phát triển du lịch Đà Nẵng trên tất cả các mặt trong những năm vừa qua

- Tập trung đánh giá những mặt làm được, những tồn tại cũng như những vấn đề cần đặt ra để có thể phát triển du lịch bền vững.

Từ chương 1 và 2 sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển du lịch bền vững của thành phố Đà Nẵng trong tương lai.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI ĐÀ NẴNG

3.1 Quan điểm của Chính phủ về việc phát triển du lịch ở Đà Nẵng trong giai đoạn 2010-2015

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XX đã xác định: “Đầu tư phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố”; xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại - dịch vụ lớn của cả nước, là điểm đến hấp dẫn. Do đó việc phát triển du lịch Đà Nẵng phải gắn với quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội thành phố và quy hoạch tổng thể du lịch cả nước, liên kết chặt chẽ với du lịch miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; tiến hành đồng thời cả 3 nhiệm vụ:

- Nâng cấp, phát triển sản phẩm và dịch vụ du lịch, đôn đốc hoàn thành các dự án du lịch đầu tư bằng nguồn vốn xã hội đã được phê duyệt nhằm tạo động lực cho phát triển du lịch.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch.

- Xây dựng văn minh du lịch, phát triển nhân lực du lịch.Phấn đấu đến năm 2015, nâng tổng số khách du lịch lên 4 triệu lượt khách (trong đó 1 triệu khách quốc tế); nâng tỷ trọng đóng góp của ngành du lịch trong GDP của TP lên khoảng 7 .

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 93)