Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 101)

5. Bố cục luận văn:

3.4.2.2Phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, lễ hội

Tổ chức khai thác tốt hơn nữa các bảo tàng như: Bảo tàng thành phố, Bảo tàng Quân khu V, Bảo tàng Đồng Đình, Bảo tàng điêu khắc Chăm để đưa vào chương trình phục vụ khách tham quan, du lịch. Nghiên cứu thời gian phục vụ khách cho đến 22 giờ đêm. Xúc tiến xây dựng Bảo tàng mỹ thuật.

Trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa lịch sử của thành phố gắn kết với các di sản văn hóa nổi tiếng của khu vực như Phố cổ Hội An, Cố đô Huế, văn hóa Chăm, thánh địa Mỹ Sơn.

Xây dựng Khu Công viên Văn hóa Ngũ Hành Sơn với các hạng mục:

+ Quy hoạch và đầu tư xây dựng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn thành khu du lịch đặc trưng có giá trị đặc biệt, hội tụ các yếu tố bảo tồn văn hóa di tích, cảnh quan của TP, hình thành một số điểm tham quan mới; khai thác phía Tây và khu vực sông Cổ Cò, hang Âm phủ, đưa thang máy hòn Thủy Sơn vào phục vụ khách.

+ Hình thành làng đá thành một khu liên hoàn, có không gian riêng cho từng khu vực, 1 điểm tham quan có thuyết minh, chiếu phim giới thiệu, bán sản phẩm, trưng bày, mua sắm.

+ Đầu tư và hình thành các điểm tham quan du lịch mới, lễ hội, bảo tàng, tâm linh, nghỉ dưỡng và điêu khắc mua bán đá mỹ nghệ.

Phát triển các show diễn nghệ thuật dân gian của Đà Nẵng.

Tổ chức các lễ hội như: Lễ hội Quan Thế Âm, lễ hội cầu Ngư; tổ chức festival làng đá, việc tổ chức phải diễn ra định kỳ để quảng bá cho khách du lịch và trở thành một thương hiệu hoạt động du lịch không thể thiếu đối với du khách đến Đà Nẵng.

Tổ chức các sự kiện như: Festival làng đá, Đua thuyền buồm quốc tế, Liên hoan du lịch làng nghề, hội chợ du lịch, cuộc thi pháo hoa Quốc tế.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 101)