Thái Lan

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 45)

5. Bố cục luận văn:

1.4.1.1Thái Lan

Trong những năm gần đây với định hướng, chính sách đúng đắn đã đưa hoạt động du lịch của Thái Lan thu hút lượng khách rất lớn. Ưu thế của Thái Lan là nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được đầu tư, đồng thời chất lượng dịch vụ khách sạn tốt. Trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đất nước giai đoạn 1997-2003, Thái Lan đã xác định phát triển du lịch theo hướng ưu tiên bảo vệ, bảo tồn các tài nguyên và tài sản du lịch, phục vụ cho phát triển du lịch.

Trong quá trình đô thị hóa và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã khiến cho hoạt động của con người thường xuyên trong những bức tường, do đó xu thế người dân muốn đi du lịch đến những vùng đất thiên nhiên, mang tính nguyên sơ. Từ xu thế này, phong trào khôi phục lại giá trị nguyên bản của văn hóa và đất nước Thái Lan được Chính Phủ phát động mạnh để kêu gọi các làng mạc ở vùng nông thôn giữ nguyên vẻ đẹp nguyên sơ, bảo vệ cây cối, giảm thiểu tiếng ồn và giữ gìn phong cách kiến trúc của Thái Lan để phát huy tính đặc thù của dân tộc. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng hỗ trợ các cộng đồng bản địa duy trì sức hấp dẫn của của các điểm du lịch, phối hợp với Cục bảo tồn rừng từ các cơ quan ở địa phương triển khai chương trình giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức về du lịch cho các tầng lớp nhân dân của đất nước Thái Lan nhằm phát huy tính văn hóa trong du lịch.

Trong các năm gần đây, du lịch Thái Lan phát triển là do có nhiều giải pháp rất sáng tạo, độc đáo, hữu hiệu và tích cực để thu hút khách, trong đó có có việc đẩy mạnh những chương trình quảng cáo, khuyến mãi rất mạnh, có sức hút tốt đến khách du lịch như chương trình Thai-Amazing, du lịch kiến tạo nên hòa bình, “Road Show” quảng bá mạnh mẽ tại Tokyo, Osaka và Fukuoka, “Smooth as silk” nhằm thu hút khách đến du lịch Thái Lan thông qua chương trình khuyến mãi vé của Thai Airways.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 45)