Hợp tác du lịch vùng và quốc tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 42)

5. Bố cục luận văn:

1.3.5.Hợp tác du lịch vùng và quốc tế

Trong lĩnh vực lữ hành, để thu hút khách du lịch nhiều hơn, việc tăng cường khả năng liên kết ngành, vùng nhất là trong lĩnh vực du lịch ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết đối với sự phát triển của du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới. Đây là một trong 5 nội dung chính của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Việc liên kết thành vùng du lịch, với sự tham gia của nhiều địa phương là một trong những hướng hợp tác được nhiều địa phương quan tâm đến. Sự liên kết hợp tác vùng không chỉ giúp các địa phương kết nối, xây dựng thành một tuyến tour, điểm đến du lịch mà còn giúp các địa phương trong nhóm liên kết tiết kiệm được chi phí quảng bá, xúc tiến.

Ngoài ra, sự hợp tác giữa ngành du lịch với các bộ, ban ngành khác liên kết chặt chẽ đã tránh sự trùng lặp về sản phẩm du lịch ở các địa phương đã giúp cho sản phẩm, dịch vụ du lịch của Việt Nam đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao hơn của du khách.

Để hoạt động lữ hành được triển khai có hiệu quả, cần liên kết chặt chẽ thêm với các ngành khác như: giao thông, thể thao, văn hóa, bảo hiểm, y tế…Và việc phối hợp giữa các ngành muốn đạt hiệu quả cao, cần phải xây dựng hệ thống văn bản pháp luật cụ thể, hợp lý .

Sự liên kết ấy không chỉ bó hẹp trong phạm vi quốc gia, mà còn là sự liên kết quốc tế giữa các nước trong khu vực nhằm khuyến khích phát triển du lịch song phương, tăng cường trao đổi đoàn; trao đổi thông tin về du lịch và các lĩnh vực có

tác động đến du lịch; nghiên cứu, thực hiện các dự án về du lịch, khuyến khích giúp đỡ kỹ thuật, trao đổi chuyên gia, dịch vụ, các hoạt động thúc đẩy du lịch; tập trung phát triển nguồn nhân lực, hợp tác trong quy hoạch…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển du lịch tại Đà Nẵng (Trang 42)