Quản lý Nhà nước đối với giảm nghèo

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 25)

1.1.3.1 Khái niệm về quản lý

Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Mỗi lĩnh vực khoa học có định nghĩa về quản lý dưới góc độ riêng của mình và nó phát triển ngày càng sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội.

Theo quan niệm của C.Mác: “Bất kỳ lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào đó mà được tiến hành tuân theo một quy mô tương đối lớn đều cần có sự quản lý ở mức độ nhiều hay ít nhằm phối hợp những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất, sự vận động này khác với sự vận động của các cơ quan độc lập của cơ thể đó. Một nhạc công tự điều khiển mình, nhưng một dàn nhạc phải có nhạc trưởng”4.

Theo quan điểm này quản lý là nhằm phối hợp các lao động đơn lẻ để đạt được cái thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất. Ở đây Mác đã tiếp cận khái niệm quản lý từ góc độ mục đích của quản lý.

Theo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về quản lý hiện nay: Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới mục đích đã đề ra và đúng với ý trí của người quản lý.

Theo cách hiểu này thì quản lý là việc tổ chức, chỉ đạo các hoạt động của xã hội nhằm đạt được một mục đích của người quản lý. Theo cách tiếp cận này, quản lý đã nói rõ lên cách thức quản lý và mục đích quản lý.

Như vậy, theo cách hiểu chung nhất thì quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý. Việc tác

động theo cách nào còn tuỳ thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu.

1.1.3.2 Khái niệm về quản lý nhà nước

Theo Giáo trình quản lý hành chính nhà nước: “Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN”5.

Như vậy, QLNN là hoạt động mang tính chất quyền lực nhà nước, được sửa dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Quản lý nhà nước được xem là một hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội và có thể xem là hoạt động chức năng đặc biệt.

Quản lý nhà nước được hiểu theo hai nghĩa:

- Theo nghĩa rộng: QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước, từ hoạt động lập pháp, hoạt động hành pháp, đến hoạt động tư pháp.

- Theo nghĩa hẹp: QLNN chỉ bao gồm hoạt động hành pháp.

Quản lý nhà nước được đề cập trong đề tài này là khái niệm quản lý nhà nước theo nghĩa rộng; QLNN bao gồm toàn bộ các hoạt động từ ban hành các văn bản luật, các văn bản dưới luật đến việc chỉ đạo trực tiếp hoạt động của đối tượng bị quản lý và vấn đề tư pháp đối với đối tượng quản lý cần thiết của Nhà nước. Hoạt động QLNN chủ yếu và trước hết được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhà nước, song có thể các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhân dân trực tiếp thực hiện nếu được nhà nước uỷ quyền, trao quyền thực hiện chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Đặc điểm của quản lý nhà nước: từ khái niệm trên về QLNN ta rút ra các đặc điểm của quản lý nhà nước như sau:

+ Quản lý nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của nhà nước. Quản lý nhà nước được thiết lập trên cơ sở mối quan hệ “quyền uy”“sự phục tùng”.

+ Quản lý nhà nước mang tính tổ chức và điều chỉnh. Tổ chức ở đây được hiểu như một khoa học về việc thiết lập những mối quan hệ giữa con người với con người nhằm thực hiện quá trình quản lý xã hội. Tính điều chỉnh được hiểu là nhà nước dựa vào các công cụ pháp luật để buộc đối tượng bị quản lý phải thực hiện theo quy luật xã hội khách quan nhằm đạt được sự cân bằng trong xã hội.

+ Quản lý nhà nước mang tính khoa học, tính kế hoạch. Đặc trưng này đỏi hỏi nhà nước phải tổ chức các hoạt động quản lý của mình lên đối lên đối tượng quản lý phải có một chương trình nhất quán, cụ thể và theo những kế hoạch được vạch ra từ trước trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học.

+ Quản lý nhà nước là những tác động mang tính liên tục, và ổn định lên các quá trình xã hội và hệ thống các hành vi xã hội. Cùng với sự vận động biến đổi của đối tượng quản lý, hoạt động QLNN phải diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn. Các quyết định của nhà nước phải có tính ổn định, không được thay đổi quá nhanh.

- Hệ thống và các yếu tố tạo nên hoạt động quản lý nhà nước: hệ thống QLNN bao gồm các yếu tố sau đây: chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong quá trình quản lý.

+ Chủ thể QLNN được xác định theo vùng lãnh thổ trên cơ sở hình thành các đơn vị hành chính và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau theo quy định của pháp luật. Hệ thống QLNN được xây dựng theo hệ thống chức năng chiều dọc, tạo ra cơ cấu quản lý phù hợp với chức năng quản lý của từng lĩnh vực theo các cơ quan nhà nước và theo nghành. Hệ thống QLNN là một tập hợp các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội được nhà nước uỷ quyền. Trong các

cơ quan tổ chức đó, cán bộ, công chức nhà nước được xác định cụ thể về quyền và nghĩa vụ.

+ Đối tượng QLNN chính là con người, hay cụ thể hơn là hành vi con người trong xã hội. Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau có thể phân chia đối tượng QLNN ra nhiều loại, như các cấp độ đối tượng quản lý (con người, tập thể, toàn bộ hệ thống tổ chức).

+ Khách thể của QLNN chính là hệ thống các hành vi, hoạt động của con người, các tổ chức con người trong cuộc sống xã hội, là hệ thống trong đó bao trùm các lĩnh vực sản xuất và tái sản xuất các giá trị vật chất và tinh thần cũng như các điều kiện sống của con người trong xã hội. Có thể chia khách thể của QLNN theo các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng...

- Để xem xét được mối quan hệ giữa chủ thể quản lý, đối tượng quản lý và khách thể quản lý cần xem xét mối quan hệ này trong từng lĩnh vực cụ thể.

Các yếu tố tạo nên hoạt động của QLNN gồm: mục đích nhiệm vụ của QLNN; phương pháp QLNN và chương trình QLNN.

+ Mục đích, nhiệm vụ của QLNN là mục tiêu hướng tới của chủ thể quản lý đối với đối tượng bị quản lý.

+ Phương pháp QLNN là phương thức, cách thức mà chủ thể quản lý tác động lên khách thể quản lý (hành vi, đối tượng quản lý) nhằm đạt được những mục đích quản lý. Phương pháp QLNN thể hiện ý chí của nhà nước, phản ánh thẩm quyền của các cơ quan nhà nước và được biểu hiện dưới những hình thức nhất định. Các phương pháp quản lý trong hoạt động QLNN là: thuyết phục, cưỡng chế, hành chính, kinh tế, theo dõi, kiểm tra; ngoài ra còn những phương pháp riêng áp dụng trong quá trình thực hiện những chức năng riêng biệt hoặc những khâu những giai đoạn riêng biệt của quá trình quản lý.

+ Chương trình quản lý được diễn ra kế tiếp nhau theo trình tự thời gian tương ứng với việc giải quyết một số nội dung trong quản lý như: đánh giá

tình hình các vấn đề cần giải quyết; chuẩn bị dự thảo quyết định; thông qua quyết định; ban hành quyết định; tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra đánh giá thực hiện các quyết định.

Tóm lại, QLNN phụ thuộc vào các yếu tố nội tại trong nó. Muốn đánh giá hiệu quả hoạt động QLNN thì cần phải phân tích cơ cấu quản lý tạo nên hoạt động quản lý và sự tác động của từng yếu tố đó đến hoạt động quản lý

1.1.3.3. Quản lý nhà nước về giảm nghèo

Quản lý nhà nước về hoạt động giảm nghèo là sự tác động của nhà nước bằng các cơ chế chính sách, bằng hoạt động của tổ chức bộ máy nhằm quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động giảm nghèo từng bước nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, ổn định và phát triển đất nước.

QLNN đối với các chương trình XĐGN bao gồm một số nội dung sau: - Ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật chỉ đạo thực hiện chương trình XĐGN: Đây là nội dung quan trọng hàng đầu trong quản lý bất kỳ một lĩnh vực nào của đời sống xã hội. Nhà nước phải xây dựng hành lang pháp lý về XĐGN nhằm điều chỉnh các quan hệ và hành vi trong hoạt động này theo đúng khuôn khổ pháp luật…

- Xây dựng kế hoạch, chương trình dự án: đây là khâu không thể thiếu trong công tác quản lý nhà nước đối với các chương trình XĐGN, thể hiện sự quan tâm chỉ đạo của Nhà nước đối với vấn đề đói nghèo. Trên cơ sở kế hoạch chung, Các cấp chính quyền, đoàn thể sẽ tiến hành huy động các nguồn lực, tổ chức bộ máy để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo của địa phương.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát: Đây là chức năng không thể thiếu trong công tác QLNN. Xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước ta. Kết quả thực hiện XĐGN sẽ phản ánh chân thực sự phát triển KTXH quốc gia trong từng giai đoạn phát triển, đồng thời nó là vấn đề xã hội phức tạp, nhạy cảm có liên quan trực tiếp đến tài chính, ngân sách

và yếu tố con người. Do đó chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát của Nhà nước đóng vai trò to lớn và cần thực hiện thường xuyên trong quá trình thực hiện XĐGN.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w