Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 84)

địa bàn huyện Đoan Hùng

2.3.4.1 Những kết quả đạt được

Qua phân tích thực trạng về quản lý nhà nước đối với giảm nghèo tại huyện Đoan Hùng có thể thấy công tác này đã đạt được một số kết quả như sau:

Thứ nhất, huy động nguồn lực: sau 5 năm (2010-2014) thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện với tổng nguồn lực huy động và lồng ghép các chương trình cho mục tiêu giảm nghèo trên 7.214 tỷ đồng đã phát huy hiệu quả tích cực, hoàn thành tốt việc giảm hộ nghèo góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội: kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp. Các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dân

số, y tế, văn hoá xã hội có chuyển biến tích cực, an ninh quốc phòng được giữ vững, trật tự xã hội trên địa bàn đảm bảo.

Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo đã thực sự đi vào cuộc sống và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, thu hút sự hưởng ứng, chia sẻ và ủng hộ tích cực của cộng đồng trong và ngoài huyện, đóng góp quan trọng vào thành quả giảm nghèo của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ..

Thứ hai, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân đã được nâng lên và chuyển biến rõ rệt, mục tiêu giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu ưu tiên trong quá trình chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương; người nghèo đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của chính bản thân mình và chủ động trong việc tiếp nhận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để tự vươn lên thoát nghèo.

Thứ ba, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể: chương trình mục tiêu giảm nghèo của huyện đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo trong huyện: năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo là 20,42%, hết năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo huyện Đoan Hùng giảm còn 9,7%, về đích sớm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra trước 1 năm7

Thứ tư, bộ máy thực hiện chính sách giảm nghèo được lồng ghép trong các cơ quan quản lý nhà nước, gắn với lĩnh vực được phân công đã tăng cường trách nhiệm của nhiều phòng, ban tham gia tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo từ huyện đến cơ sở.

Thứ năm, điều kiện sống của người thuộc hộ nghèo đã được cải thiện rõ rệt, một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng: nhà ở, nước sinh hoạt, khám chữa bệnh, giáo dục và đào tạo, tạo việc làm, tăng thu nhập; giúp họ tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng.

7

2.3.4.2 Những hạn chế

Mặc dù công tác quản lý nhà nước đối với giảm nghèo ở huyện Đoan Hùng thu được những kết quả nêu trên tuy nhiên, qua phân tích thực trạng cho thấy trong công tác quản lý Nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn Huyện còn một số tồn tại sau:

Thứ nhất, việc ban hành văn bản, chính sách về giảm nghèo: việc ban hành một số văn bản và xây dựng kế hoạch về giảm nghèo còn mang tính áp đặt, định hướng từ trên xuống, chưa thu hút được nhiều sự tham gia đóng góp ý kiến của đông đảo người dân; việc ban hành được nghị quyết, đề án chuyên đề để chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo của cấp huyện, xã còn ít; một số văn bản ban hành chậm muộn, gây khó khăn cho cơ sở khi tổ chức thực hiện.

Chính sách hỗ trợ còn nhỏ giọt, chưa khuyến khích người nghèo vươn lên làm kinh tế xóa nghèo.

Công tác tuyên truyền một chiều, có bề rộng song chưa có chiều sâu nên chưa làm thay đổi căn bản nhận thức, ý chí vươn lên thoát nghèo của một bộ phận người nghèo.

Thứ hai, chưa lồng ghép hợp lý các chương trình, dự án liên quan đến xóa đói giảm nghèo trên địa bàn: đói nghèo là một vấn đề KTXH bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, để có thể thực hiện giảm nghèo cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp, có sự lồng ghép giữa các chương trình dự án liên quan đến xóa đói, giảm nghèo. Thế nhưng, ở Đoan Hùng, vẫn còn sự tách bạch giữa các chương trình, dự án giảm nghèo. Chẳng hạn, giữa hoạt động vay vốn tín dụng ưu đãi và hoạt động chuyển giao công nghệ; hoạt động sản xuất với chế biến, tiêu thụ, xây dựng kết cấu hạ tầng và môi trường đầu tư; hoạt động hỗ trợ trực tiếp và tạo việc làm, hướng dẫn cách làm ăn. Chính vì vậy, việc đầu tư cho hoạt động giảm nghèo chưa thật sự hiệu quả cho vay vốn không gắn liền với hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật nên hiệu quả thấp. Hoạt động sản xuất chưa gắn với chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, khó tiếp cận thị trường nên người

dân không bán được sản phẩm hoặc bán với giá thấp, nguồn vốn đầu tư không sinh lời hoặc bị thua lỗ khiến người dân không có khả năng trả nợ, gặp khó khăn trong việc thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Thứ ba, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức tham gia vào các chương trình, dự án giảm nghèo chưa nhịp nhàng.

Với tinh thần “lá lành, đùm lá rách”, giảm nghèo đã thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia của toàn Đảng, toàn dân với các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác nhau. Đóng vai trò trọng tâm và chính yếu trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn huyện là: Ban xóa đói giảm nghèo; Các cơ quan như: Lao động - Thương binh và Xã hội; Tài chính; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Cơ quan BHYT; Ngân hàng CSXH; Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Các tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh… nhưng sự liên kết, cùng phối hợp thực hiện các chương trình, dự án xóa đói giảm nghèo còn lỏng lẻo.

Thứ tư, tổ chức bộ máy và cán bộ thực hiện chương trình giảm nghèo.

- Về tổ chức bộ máy xóa đói giảm nghèo: là một tổ chức kiêm nhiệm, tư vấn nên chỉ đạo không chuyên sâu; kinh phí hoạt động còn rất hạn hẹp; cán bộ thuộc Ban chỉ đạo giảm nghèo huyện và Ban xóa đói giảm nghèo các xã không được hưởng phụ cấp cho hoạt động của mình nên thiếu nhiệt tình, tích cực, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của bộ máy.

- Cán bộ làm công tác giảm nghèo: đội ngũ cán bộ công chức làm công tác giảm nghèo ở cơ sở yếu về chất lượng. Chưa thực sự gần dân, hiểu dân nên không nắm bắt được tâm lý, nguyện vọng của người nghèo. Do vậy, không kiến nghị được những phương án để thực hiện giảm nghèo hiệu quả cho từng hộ gia đình cũng như trên địa bàn mình phụ trách.

Một bộ phận cán bộ có phẩm chất đạo đức không tốt làm thất thoát, hạn chế hiệu quả của công tác giảm nghèo: tham ô kinh phí dùng cho mục đích hỗ trợ người nghèo, lợi dụng chức vụ để gian lận trong việc xác định hộ thuộc

diện nghèo nhằm trục lợi cho mình hoặc người thân. Nhiều cán bộ chưa thực sự tận tâm với công việc, thống kê hộ nghèo không đúng với thực tế diễn ra. Vẫn còn tồn tại tư tưởng không muốn ra khỏi danh sách xã nghèo, huyện nghèo để được hưởng các chính sách hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và huyện nên việc xác định số lượng và tỷ lệ hộ nghèo có nơi, có lúc còn mang tính chủ quan, không sát thực.

Thứ năm, hoạt động giám sát đánh giá không nhận được sự quan tâm và tham gia đúng mức còn nặng về mặt số lượng, chưa đánh giá được hiệu quả, tác động của các chính sách giảm nghèo tới đối tượng thụ hưởng.

Mặt khác việc kiểm tra giám sát chưa được thực hiện thường xuyên và thường theo hệ thống từ trên xuống nên chưa đánh giá được thực chất của vấn đề, dẫn đến chưa đưa ra được các giải pháp sát thực, kịp thời.

Năng lực quản lý các dự án, công trình do xã làm chủ đầu tư còn yếu. Cộng đồng địa phương chưa được trang bị đầy đủ thông tin, kiến thức và hiểu biết về vận hành của từng chương trình, hoạt động

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w