của huyện Đoan Hùng
Thông qua kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang là các tỉnh về mặt địa lý gần với tỉnh Phú Thọ và có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội gần tương đồng, có thể rút ra được bài học kinh nghiệm cho huyện Đoan Hùng như sau:
Thứ nhất: phải xác định xóa đói, giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng, là chính sách ưu tiên trong phát triển KTXH của huyện. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện xóa đói, giảm nghèo phải hướng hoạt động vào những vùng còn tỷ lệ hộ nghèo cao như vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số với tinh thần có trọng tâm, trọng điểm, chỉ đạo phải quyết liệt, bộ máy và cán bộ thực hiện phải gương mẫu, tận tụy, sâu sát, dân chủ, sáng tạo nhưng đúng pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai: cần quan tâm xây dựng và nhân rộng những mô hình giảm nghèo hiệu quả, có sức lan tỏa, nhiều mô hình sản xuất theo hướng hàng hóa
tại các địa phương để mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, đặc biệt là người nghèo.
Thứ ba: chú trọng việc hướng dẫn hộ nghèo kiến thức về tổ chức sản xuất, thực hiện chính sách khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, trình diễn mô hình cho hộ nghèo tham khảo đồng thời tổ chức các lớp học nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề cho lao động nghèo, giúp giảm bớt khó khăn, tạo điều kiện phát triển sản xuất tăng thu nhập cho gia đình.
Thứ tư: để thực hiện thành công công cuộc xóa đói giảm nghèo không những chỉ dựa vào nỗ lực từ một phía là Chính phủ, chính quyền các cấp mà cần phải có sự nỗ lực từ nhiều phía như các đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng trên địa bàn và quan trọng hơn là chính từ bản thân của người nghèo.
Thứ năm: mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ từ cấp huyện đến cơ sở để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hộ nghèo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN