Tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 65)

2.3.2.1. Tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo

Chỉ đạo Giám sát đối với QLNN về giảm nghèo

Giám sát chung Tự giám sát

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo huyện Đoan Hùng

Cấp huyện đóng vai trò chỉ đạo: HĐND huyện ban hành Nghị quyết phát triển KTXH, Nghị quyết chuyên đề, các kế hoạch tổng thể và các chính sách đối với hoạt động giảm nghèo trên địa bàn huyện. UBND huyện xây dựng Kế hoạch chi tiết, tuyên truyền, chỉ đạo tuyên truyền và tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách của TW, tỉnh về giảm nghèo.

Cấp cơ sở: HĐND xã ban hành Nghị quyết phát triển KTXH, Nghị quyết chuyên đề, các kế hoạch tổng thể về thực hiện các chương trình giảm

UBND huyện BCĐ giảm nghèo HĐND huyện UBND xã BCĐ giảm nghèo HĐND xã Trưởng thôn

Nhóm giảm nghèo thôn

Ban giám sát

(Thành lập ở cấp huyện hoặc cơ sở khi làm chủ đầu tư công trình )

Tổ giám sát

(Thành lập ở thôn khi thôn làm chủ đầu tư công trình )

nghèo trên địa bàn xã. UBND xã xây dựng Kế hoạch chi tiết và tổ chức, thực hiện các chủ trương, chính sách của TW, tỉnh, huyện về giảm nghèo.

Cấp huyện đã chỉ đạo và thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện và cấp cơ sở bao gồm:

a. Cấp huyện: UBND huyện đã thành lập BCĐ giảm nghèo của huyện gồm 12 thành viên do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, Trưởng phòng LĐTBXH làm phó ban thường trực, các thành viên Ban Chỉ đạo gồm các đồng chí lãnh đạo các phòng, ban, lãnh đạo MTTQ và các đoàn thể. Ban hành quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo và phân công trách nhiệm cho các thành viên trong tổ chức thực hiện, trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các xã, thị trấn; hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình..

b. Cấp cơ sở: thành lập BCĐ cấp xã, do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, thành viên là cán bộ chuyên môn và đại diện các tổ chức đoàn thể trên địa bàn. Ban Chỉ đạo cấp xã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể, Chi bộ, trưởng khu dân cư, nắm chắc từng hộ nghèo và có kế hoạch giúp đỡ từng hộ vươn lên xóa đói giảm nghèo.

Nhiệm vụ chung của Ban chỉ đạo các cấp:

+ Quán triệt các Nghị quyết, chương trình về giảm nghèo tới cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung đẩy mạnh phát triển KTXH, thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo của địa phương, khơi dậy ý chí vươn lên của người nghèo, sự tham gia giúp đỡ của cộng đồng, thường xuyên theo dõi, điều tra khảo sát, nắm chắc tình hình nghèo đói ở địa phương cơ sở, tạo điều kiện để người nghèo thoát nghèo.

+ Tổ chức điều tra khảo sát, xây dựng kế hoạch, đề ra nhiệm vụ, mục tiêu, các giải pháp xóa đói giảm nghèo hàng năm và chỉ đạo thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu đã đề ra.

+ Xây dựng quy chế kiểm tra giám sát, hướng dẫn và quản lý việc sử dụng các nguồn lực đầu tư cho mục tiêu XĐGN. Hướng dẫn việc thực hiện lồng ghép các chương trình XĐGN trên địa bàn.

+ Định kỳ thông tin báo cáo tình hình và đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Mỗi 6 tháng 1 lần BCĐ họp kiểm điểm đánh giá kết quả hoạt động XĐGN, rút kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ cụ thể tiếp theo, kịp thời biểu dương khen thưởng những cá nhân, tập thể địa phương và cơ sở có những thành tích trong việc thực hiện chương trình XĐGN nghèo ở địa phương.

Bộ máy thực hiện chính sách giảm nghèo của Huyện được lồng ghép trong các cơ quan quản lý nhà nước, gắn với lĩnh vực được phân công cùng với sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng phòng ban và từng thành viên Ban Chỉ đạo đã tăng cường trách nhiệm, phát huy được vai trò của các phòng ban chuyên môn, các cơ quan, cơ sở trong chỉ đạo, thực hiện hoạt động giảm nghèo đóng góp tích cực thực hiện các mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2013 - 2015 trên địa bàn Huyện.

Tuy nhiên, nhận định về hoạt động của BCĐ giảm nghèo cấp huyện và cơ sở, trong số đối tượng lãnh đạo, cán bộ làm công tác giảm nghèo được điều tra thì có tới 63,5% đánh giá hoạt động hiệu quả, 29% đánh giá hoạt động bình thường, 7,5% đánh giá hoạt động còn hình thức. Trên thực tế, các thành viên BCĐ giảm nghèo các cấp đã được phân công phụ trách địa bàn để chỉ đạo, theo dõi và giám sát nhưng chưa được thực hiện thường xuyên, chưa kịp thời do kiêm nhiệm và kinh phí hoạt động kiểm tra, giám sát còn hạn chế.

Chương trình giảm nghèo là chương trình tổng hợp cần có sự điều hành đồng bộ, tính lồng ghép cao nhưng trong quá trình tổ chức thực hiện các cơ quan quản lý triển khai các dự án, chính sách có sự phối hợp triển khai thực hiện chưa cao. Sự phối kết hợp giữa các ngành, các địa phương chưa thường xuyên, kịp thời nên cơ quan thường trực BCĐ Chương trình giảm nghèo (ngành LĐTBXH) còn bị động trong quá trình tổng hợp, báo cáo, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình. Điều này cũng được phản ánh

thông qua kết quả điều tra của Tác giả có 22,6% cán bộ, lãnh đạo nhận định sự phối hợp của các thành viên trong BCĐ chưa chặt chẽ, hiệu quả.

Một số ngành, địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo thực hiện, chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng năm nên việc triển khai thực hiện các chính sách, dự án còn chậm và lúng túng; chưa bố trí và huy động được các nguồn lực; chưa tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả công tác giảm nghèo hàng năm.

2.3.2.2. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo

Sau 5 năm (2010 - 2014), thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo trên địa bàn huyện với tổng nguồn lực huy động trên 7.214 tỷ đồng đã phát huy hiệu quả tích cực, hoàn thành tốt việc xóa hộ đói, giảm hộ nghèo góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH, an ninh quốc phòng của huyện tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của nhân dân trên địa bàn huyện.

- Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế: mạng lưới y tế được quan tâm củng cố và tăng cường theo hướng gần dân và nâng dần chất lượng dịch vụ đã góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB) phục vụ nhân dân. Tất cả 12/28 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2010 - 2015; 100% nhà trạm y tế được kiên cố hoá, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa; 100% trạm y tế có đủ trang thiết bị y tế và thuốc thiết yếu, có bác sỹ và nhà hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi làm việc góp phần đưa các chỉ số về KCB và chăm sóc sức khỏe (CSSK) tăng lên.

Thực hiện việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo, Phòng LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các ngành, chỉ đạo các xã, thị trấn rà soát xác định hộ nghèo và lập danh sách đề nghị cấp thẻ BHYT cho 64.191 người nghèo, đảm bảo 100% người nghèo được cấp, sử dụng thẻ BHYT, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo khám chữa bệnh tại cơ sở y tế tại các tuyến, được tiếp cận dịch vụ y tế, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng cao. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong thực hiện chính sách BHYT cho hầu hết người nghèo ở nông thôn, vùng sâu, vùng ĐBKK. Chất lượng khám chữa bệnh nhất là ở tuyến cơ sở chưa thật sự đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, còn hạn chế do năng lực chuyên môn, trang thiết bị

y tế ở tuyến cơ sở còn hạn chế, nhận thức của quần chúng nhân dân trong phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe chưa cao.

Do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính do việc chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, đặc biệt là thiếu sự phối hợp trách nhiệm của một số cán bộ thực hiện, chủ yếu cán bộ cơ sở, nên việc rà soát, lập danh sách đối tượng được mua, cấp thẻ BHYT do ngân sách Nhà nước chi trả còn trùng, sót. Năm 2013 có 628 thẻ bị cấp trùng trên địa bàn huyện, một người có thể có tới 2 - 3 thẻ BHYT như vừa nhận thẻ BHYT người nghèo, người dân tộc, đối tượng có công. Điều này dẫn đến sự lãng phí, bức xúc và thiếu niềm tin trong nhân dân về thực hiện chính sách. Bên cạnh đó, còn có cơ sở việc lập danh sách để chuyển bảo hiểm xã hội, cấp thẻ BHYT cho người nghèo chậm, ảnh hưởng đến việc KCB của người dân.

- Chính sách hỗ trợ về giáo dục: ngành giáo dục và các địa phương đã chú trọng phát triển quy mô giáo dục hợp lý, từng bước đáp ứng công bằng trong giáo dục, tạo điều kiện để nhân dân các xã ĐBKK được thụ hưởng chính sách giáo dục. Mạng lưới trường, lớp tiếp tục được duy trì, củng cố, điều chỉnh phù hợp đảm bảo sự phát triển ổn định, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Hiện nay mỗi xã, thị trấn đều có các trường của các cấp học từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở. Huyện Đoan Hùng hiện có 02 trường THPT, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 01 Trung tâm Dạy nghề và 100% các xã, thị trấn có Trung tâm học tập cộng đồng. Giáo dục huyện đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi Mầm non, chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi và chuẩn phổ cập giáo dục bậc Trung học cơ sở giai đoạn 2010 - 2015.

Trong 5 năm từ 2010 - 2015 thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí theo Nghị định số 49/2010/NĐ-CP như sau:

+ Thực hiện miễn học phí cho 145.910 lượt học sinh; giảm học phí cho 13.167 lượt học sinh. Tổng số tiền miễn, giảm học phí là 64.318 triệu đồng;

+ Hỗ trợ chi phí học tập cho 207.926 học sinh, với tổng số tiền hỗ trợ là 142.771 triệu đồng.

Ngoài được hưởng chính sách miễn, giảm học phí, học sinh các xã ĐBKK từ tiểu học đến THPT đều được mượn sách giáo khoa miễn phí.

Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP văn bản hướng dẫn của Tỉnh và Trung ương không thống nhất như: hướng dẫn liên ngành số 1614-LN/TC-GD ĐT-LĐTBXH, Tỉnh quy định chỉ giải quyết cho học sinh, sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc tỉnh Phú Thọ; trong khi Nghị định số 49/2010/NĐ-CP quy định phạm vi đối tượng điều chỉnh bao gồm các cơ sở giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

Nghị định số 49/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010, đến ngày 15/11/2010 Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGĐT-BTC- BLĐTBXH của Bộ GD&ĐT - Bộ Tài chính - Bộ LĐTB&XH được ban hành hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP, ngày 18/12/2011 hướng dẫn liên nghành của tỉnh Phú Thọ số 1614-LN/TC-GD ĐT-LĐTBXH của Sở Tài chính-Sở GD-ĐT-Sở Lao động-TB&XH được ban hành. Vì vậy quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thực tế đã chậm hơn so với thời gian quy định 1 năm.

- Chính sách hỗ trợ người nghèo về nhà ở: thực hiện Quyết định 167/QĐTTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, Quyết định số 476/QĐ-UBND ngày 02/3/2009 Quyết định phê chuẩn Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1346/QĐ-UBND 28/5/2009 về việc về việc phê duyệt danh sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định 872/QĐ-UBND, ngày 18/3/2011 về việc phê duyệt bổ sung danh sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 67/2010/QĐ-TTg ngày 29/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, UBND huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm cho hộ nghèo, chỉ đạo công tác rà soát, lập danh sách hộ nghèo đề nghị hỗ trợ về nhà ở đề nghị tỉnh phê duyệt.

Với sự vào cuộc của các cấp, các ngành; sự hưởng ứng, ủng hộ của các cá nhân, tổ chức, cộng đồng, sự cố gắng vươn lên của bản thân người nghèo,

từ các nguồn huy động, đặc biệt từ nguồn vận động cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” được thực hiện thường xuyên vào tháng 10 hàng năm do MTTQ huyện phát động, từ nguồn quỹ “Nối vòng tay nhân ái - Vì người nghèo Đất Tổ”, Quỹ “Vì người nghèo” của tỉnh, nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH... đã bố trí kinh phí hỗ trợ xoá nhà tạm cho hộ nghèo. Từ năm 2005 đến năm 2014, Uỷ ban MTTQ huyện, bên cạnh việc thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, với vai trò là cơ quan Thường trực Chương trình xóa nhà tạm cho người nghèo của huyện Đoan Hùng đã hỗ trợ làm nhà ở cho 384 gia đình, với tổng số tiền trên 3,1 tỷ đồng.

Tuy nhiên, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh triển khai đến cấp cơ sở chưa kịp thời, công tác rà soát, thống kê hộ nghèo chưa có nhà ở hoặc ở nhà tạm của các xã còn chậm, thiếu chính xác.

Việc thống kê về nhu cầu hỗ trợ nhà ở cho người nghèo ở địa phương còn thiếu chính xác nên phát sinh nhu cầu hỗ trợ lớn; mặt khác do thiên tai xảy ra ở một số xã nhiều hộ gia đình bị mất nhà cửa, hư hỏng làm tăng nhu cầu hỗ trợ; chính sách hỗ trợ nhà ở cho người nghèo ban hành chậm nên việc tổ chức thực hiện còn nhiều hạn chế.

Định mức hỗ trợ cho hộ nghèo còn thấp, nguồn vốn hỗ trợ xóa nhà tạm thấp (MTTQ hỗ trợ từ 8 - 10 triệu đồng/hộ, vốn NHCSXH cho vay xóa nhà tạm 8 triệu đồng/hộ) rất khó để hộ nghèo huy động thêm nguồn lực xóa nhà tạm, vì thế một số hộ không có khả năng làm nhà theo quy mô Chính phủ quy định: khung cứng, mái cứng, nền cứng. Do đó, khả năng tái nhà tạm trong thời gian ngắn của các hộ nghèo được xóa nhà tạm là rất cao.

- Chính sách trợ giúp pháp lý: căn cứ kế hoạch của tỉnh, phòng Tư pháp đã tham mưu UBND huyện phối hợp với Trung tâm trợ giúp pháp lý (TGPL) của tỉnh triển khai thực hiện Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách TGPL cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo, thôn bản ĐBKK. Trong 5 năm, đã phối hợp với Trung tâm TGPL tổ chức 21 đợt TGPL lưu động về các xã nghèo để truyền

thông, phổ biến các chế độ, chính sách, quy định pháp luật đến với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững tư vấn cho 220 lượt đối tượng, với 153 vụ việc; tập huấn nghiệp vụ cho 241 cộng tác viên và cán bộ tư pháp xã với tổng kinh phí trên 180 triệu đồng.

Đã thành lập và duy trì hoạt động 05 Câu lạc bộ TGPL tại các xã ĐBKK (đảm bảo 100% số xã trong huyện thuộc diện được hưởng chính sách TGPL của chương trình đều có câu lạc bộ TGPL) triển khai đa dạng các ph- ương thức TGPL tại cơ sở nhằm hỗ trợ pháp lý tại chỗ cho người nghèo thông qua Câu lạc bộ TGPL do cán bộ tư pháp xã và tổ viên tổ hoà giải, trưởng

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w