Nội dung quản lý nhà nước đối với giảm nghèo ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 37)

1.2.2.1 Xây dựng chính sách, văn bản, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để giảm nghèo

Nhằm quản lý, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo, Chính phủ đã ban hành một số văn bản, cụ thể:

- Để tiếp tục đẩy mạnh công cuộc XĐGN, tại phiên họp ngày 18/11/2008, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị ban hành Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 về việc triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện thuộc 20 tỉnh có số hộ nghèo trên 50%.

- Nhằm quy định về trách nhiệm của các Bộ, ngành, chính quyền địa phương về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 về việc ban hành Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Nhằm xác định chính xác đầy đủ hộ nghèo, tỷ lệ nghèo ở từng địa phương và trên cả nước, làm căn cứ cho việc xây dựng và thực hiện hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế và an sinh xã hội của các địa phương và cả nước, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 1752/CT-TTG, ngày 21/9/2010 về việc tổ chức Tổng điều tra hộ nghèo trên toàn quốc phục vụ cho việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội giai đoạn 2011 - 2015.

- Ngày 30/01/2011, Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2011/QĐ- TTg, về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015.

- Để tạo sự chuyển biến mới trong công tác giảm nghèo thời gian tiếp theo, ngày 19/5/2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 80/NQ-CP về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

Ngoài ra Thủ tướng Chính phủ còn ban hành một số các văn bản như: - Quyết định số 52/QĐ/2010-TTg ngày 18/8/2010 về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020

- Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg, ngày 24/12/2012 về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020

- Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các Chương trình MTQG giai đoạn 2012 - 2015;

- Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ : Ban hành Danh mục các Chương trình MTQG giai đoạn 2012 - 2015

1.2.2.2. Tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo

Chính phủ thống nhất quản lý, chỉ đạo điều hành thực hiện chương trình giảm nghèo và phân công trách nhiệm cho từng Bộ, ngành, các cơ quan chức năng trong chỉ đạo thực hiện hoạt động giảm nghèo. Bao gồm: Bộ LĐTBXH, Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và

Đào tạo, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, các Bộ, ngành khác (Xem Phụ lục 1)

Với sự phân công trách nhiệm rõ ràng đã phát huy được vai trò của các Bộ, ngành, các cơ quan chức năng trong chỉ đạo thực hiện hoạt động giảm nghèo và đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, đời sống dân cư ở nhiều nơi đã được cải thiện rõ rệt.

Đối với huyện Đoan Hùng, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 1094/KH-UBND, ngày 10/12/2013 về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2013 - 2015. Trong đó, phân công tổ chức thực hiện như sau:

* Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội: chủ trì phối hợp với các phòng ban liên quan có trách nhiệm tham mưu giúp UBND và BCĐ cấp huyện tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện kế hoạch giảm nghèo trên địa bàn huyện, theo dõi, giám sát tình hình giảm nghèo bền vững. Tổng hợp theo dõi tình hình giảm nghèo trên địa bàn huyện theo quy định.

Chủ trì thực hiện các dự án về đào tạo nghề và giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động; cử cán bộ cấp cơ sở dự tập huấn công tác giảm nghèo khi có hướng dẫn; xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Tổng hợp các kiến nghị về cơ chế, giải pháp bổ sung hoàn chỉnh kế hoạch.

* Phòng Tài chính - Kế hoạch: chủ trì, phối hợp với Phòng LĐ, TB&XH và các phòng, ban, ngành, địa phương bố trí ngân sách triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; bố trí kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo; giám sát, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng nguồn kinh phí giảm nghèo đúng mục đích, có hiệu quả.

* Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: chủ trì và hướng dẫn thực hiện các dự án, chương trình khuyến nông - lâm cho hộ nghèo, phát triển các

ngành nghề nông thôn; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; phối hợp xây dựng phát triển các tổ hợp tác và hợp tác xã nông nghiệp có sự tham gia của người nghèo, hộ nghèo, xã nông thôn mới.

* Các phòng, ban, thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG: trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện theo mục tiêu, nhiệm vụ các dự án thành phần gắn với hoạt động của ngành mình; đồng thời theo dõi, kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả, tiến độ thực hiện trên địa bàn được phân công.

* Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn: thường xuyên quản lý nắm chắc diễn biến hộ nghèo trên địa bàn, đặc biệt nắm chắc nguyên nhân dẫn đe nghèo của từng hộ để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. hàng năm, chỉ đạo các thôn rà soát, bình xét hộ nghèo, kịp thời báo cáo huyện.

Phân công các thành viên Ban giảm nghèo phụ trách các thôn đặc biệt tập trung vào các thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao. Chỉ đạo các thôn, các chi hội, đoàn thể, cán bộ, đảng viên phụ trách từng hộ nghèo, giúp các hộ nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội cơ bản. Vận động sự giúp đỡ tạo cơ hội cho người nghèo được học nghề, tạo việc làm.

* Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể các cấp: tuyên truyền, vận động toàn thể đoàn viên, hội viên và đông đảo nhân dân thực hiện giảm nghèo bền vững. Chỉ đạo gắn Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống khu dân cư” và xây dựng Nông thôn mới.

Tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá, bình xét hộ nghèo, cận nghèo đảm bảo công bằng, dân chủ công khai từ cơ sở, khu dân cư; giám sát các hoạt động thực hiện chính sách, dự án về giảm nghèo.

1.2.2.3. Kiểm tra, giám sát

Xác định công tác kiểm tra giám sát là một trong những nội dung quan trọng nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, ngày 9/12/2008 của Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư số 30/2008/TT-

BLĐTBXH hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá định kỳ hành năm Chương trình MTQG giảm nghèo ở các cấp địa phương.

Ngày 12/6/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 705/QĐ- TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020

Đồng thời để triển khai thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ, ngày 31/8/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1200/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Khung kế hoạch triển khai Nghị quyết 80, trong đó quy định rõ nhiệm vụ, tiến độ của các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, bổ sung, sửa đổi các cơ chế, chính sách, chương trình giảm nghèo để tổ chức thực hiện Nghị quyết 80/NQ-CP. Khung kế hoạch triển khai Nghị quyết 80 được phê duyệt là cơ sở để giám sát, đánh giá kết quả thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao của các bộ, ngành, địa phương, là căn cứ để các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ xây dựng kế hoạch hợp tác với Chính phủ Việt nam trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo thời kỳ tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w