Định hướng mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyện Đoan Hùng,

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 89)

Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư; đồng thời thể hiện quyết tâm trong việc thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết.

Nghị quyết số 80/NQ-CP, ngày 19/5/2011 của Chính phủ đã xác định Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Với các mục tiêu cụ thể:

a) Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn

b) Điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản

c) Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt

Những năm qua, huyện Đoan Hùng tập trung thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015, thực hiện các mục tiêu phát triển KTXH và các chương trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để người nghèo trên địa bàn huyện tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của huyện và các xã nghèo được

tăng cường; đời sống người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm từ 20,42% năm 2010 xuống còn 9,7% năm 2014, về đích sớm so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2010 - 2015 đề ra trước 1 năm.8

Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch giàu - nghèo giữa các nhóm dân cư vẫn còn lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Để tạo sự chuyển biến mới trong công tác giảm nghèo đến năm 2020, UBND huyện xây dựng định hướng giảm nghèo bền vững đến năm 2020 như sau:9

- Thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng từ 3,5 lần trở lên; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn dưới 3%/năm. Đảm bảo hộ nghèo đủ điều kiện và có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh được hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện.

- Đảm bảo người nghèo, người cận nghèo được hưởng các chính sách về y tế, giáo dục và trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ và đúng quy định. Tăng cường, cải thiện các dịch vụ xã hội chăm lo về sức khỏe, giáo dục cho người nghèo.

- Phấn đấu đến hết năm 2015 cơ bản xóa xong nhà dột nát cho hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015, 100% hộ chính sách không phải là hộ nghèo.

- 100% người nghèo trong độ tuổi lao động có nhu cầu đều được hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phù hợp. Tập trung nguồn lực, đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới.

- 100% cán bộ công chức xã, trưởng thôn và các cán bộ đoàn thể được tập huấn về kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình chính sách, dự án, lập kế hoạch có sự tham gia của người dân, phát triển cộng đồng.

8 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đoan Hùng nhiệm kỳ 2010 - 2015: Đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống dưới 10%

9

Báo cáo số 2668/BC-UBND của UBND huyện Đoan Hùng, ngày 23/10/2013 về kết quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012, định hướng đến năm 2020

- Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện và ở các xã nghèo, thôn đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 89)