Tổ chức kiểm tra, giám sát chương trình giảm nghèo

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 82)

Căn cứ Quyết định số 23/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao động - TB&XH ban hành hệ thống chỉ tiêu theo dõi giám sát chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, ngày 25/01/2008, UBND tỉnh Phú Thọ đã ban hành Quyết định số 240/QĐ-UBND hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát cấp huyện, xã theo yêu cầu nhiệm vụ của chương trình, phù hợp với tình hình địa phương.

Thực hiện thông tư số 30/2008/TT-BLĐTBXH ngày 9/12/2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá định kỳ hàng năm Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo ở các cấp địa phương, theo đó quy định các địa phương tổ chức tự kiểm tra, giám sát, đánh giá ở các cấp theo định kỳ hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ.

Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi các chính sách giảm nghèo tại địa phương được thực hiện với sự tham gia của nhiều thành phần giúp cho việc triển khai thực thi chính sách đến với người nghèo được đầy đủ, kịp thời. Các cơ quan chức năng đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các nội dung của chương trình giảm nghèo. Qua kiểm tra, đã kịp thời phát hiện, xử lý những sai phạm trong triển khai thực hiện chương trình, qua đó giúp các địa phương đơn vị tháo gỡ khó khăn để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, kết quả điều tra của tác giả, đối tượng lãnh đạo và cán bộ làm công tác giảm nghèo nhận định 55,9% đánh giá công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên và hiệu quả, 30,1% chưa đúng mức, còn nặng về số lượng, 14% đánh giá là chưa thường xuyên, chưa đánh giá được thực chất vấn đề.

Biểu đồ 2.5: Đánh giá thực trạng tổ chức kiểm tra, giám sát chương trình giảm nghèo huyện Đoan Hùng

Nguồn: Điều tra của tác giả

Như vậy, trên thực tế công tác kiểm tra, giám sát còn bộc lộ nhiều yếu kém: + Việc kiểm tra giám sát ở cấp huyện và xã chưa đảm bảo thời gian theo đúng tinh thần thông tư số 30/2008/TT-BLĐTBXH quy định (Cấp xã: thực hiện định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, Cấp huyện: tiến hành mỗi quý 1 lần từ ngày 20 tháng cuối quý).

+ Việc theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình còn mang tính hình thức, nặng về mặt thống kế số lượng mà chưa đi sâu đánh giá về chất lượng hiệu quả, tác động của các chính sách giảm nghèo đối với người nghèo.

+ Việc thực hiện Quy chế làm việc của Ban chỉ đạo XĐGN chưa được nghiêm túc; hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá chương trình chưa được coi trọng đúng mức; việc quản lý đối tượng hộ nghèo ở một số địa phương chưa chặt chẽ; thiếu kinh phí để tổ chức rà soát hộ nghèo chặt chẽ, một số địa phương thiếu kiểm tra giám sát việc thực hiện ở các xã, thôn bản...

Vai trò, trách nhiệm của Ban giảm nghèo ở một số xã còn yếu, chưa quan tâm chỉ đạo sát sao, thiếu đôn đốc kiểm tra và chưa có các biện pháp triển khai tích cực.

Giám sát là một hoạt động bắt buộc vì giúp cho quá trình triển khai các dự án thuộc chương trình giảm nghèo được thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra. Đặc biệt với các công trình hạ tầng được triển khai trên địa bàn, giám

sát trực tiếp sẽ làm tăng niềm tin của cộng đồng vào chất lượng công trình qua đó tăng ý thức bảo vệ khai thác và sử dụng có hiệu quả công trình. Khi triển khai xây dựng công trình hạ tầng, dù cấp nào làm chủ đầu tư thì xã hưởng lợi đều cử ra một ban giám sát. Các thôn có công trình đều thành lập tổ giám sát của riêng mình. Tuy nhiên, nhiều ban giám sát xã chưa phát huy hiệu quả, hoạt động còn hình thức, một số địa phương chưa quan tâm đào tạo nên năng lực của ban giám sát, tổ giám sát còn rất hạn chế. Mặt khác kinh phí hoạt động của ban giám sát, tổ giám sát không có nên chưa phát huy được hiệu quả của đối tượng này. Bên cạnh đó, trình độ, năng lực quản lý của một số chủ đầu tư cơ sở còn yếu, nhất là ở các xã ĐBKK: Thiếu cán bộ chuyên môn về các chuyên ngành xây dựng; phần lớn các ban quản lý dự án là kiêm nhiệm nên trách nhiệm chưa cao, nghiệp vụ chưa sâu, thường giao phó cho các đơn vị tư vấn, cơ quan thẩm tra và tư vấn giám sát. Một số ngành, địa phương chưa thật sự quan tâm chỉ đạo thực hiện, chưa xây dựng được kế hoạch cụ thể hàng năm nên việc triển khai thực hiện các chính sách, dự án còn chậm và lúng túng; chưa bố trí và huy động được các nguồn lực; chưa tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả công tác giảm nghèo hàng năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w