Tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 41)

Là một tỉnh có nhiều lợi thế, tiềm năng về phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ và du lịch, không để cái khó, cái nghèo cản trở mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh, Vĩnh Phúc đã vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách nhằm giảm nghèo thông qua chương trình xây dựng nông thôn mới. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 11,05% năm 2011 xuống còn 4,93% năm 2014.

Một trong những kinh nghiệm quý của tỉnh Vĩnh Phúc là đã biến chủ trương xóa đói giảm nghèo thành hành động chung của toàn xã hội, trong gần 5 năm qua, nhiều địa phương trong toàn tỉnh đã xuất hiện nhiều mô hình hoạt động thật sự có ý nghĩa, có sức lan tỏa, nhiều mô hình sản xuất theo hướng

hàng hóa tại các địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực, đời sống của người dân từng bước được nâng lên rõ rệt.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, từ năm 2012, Sở LĐTBXH đã ứng dụng công nghệ thông tin quản trong lý hộ nghèo, hộ cận nghèo thông qua xây dựng và ứng dụng phần mềm quản lý hộ nghèo 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Đến cuối năm 2013, phần mềm quản lý hộ nghèo 3 cấp được thực hiện quản lý đồng bộ theo 3 cấp tỉnh/huyện/xã. 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã tổ chức thực hiện phần mềm, cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, người nghèo của từng xã/phường/thị trấn đã được nhập đầy đủ. Cấp xã/phường/thị trấn chủ động trong việc theo dõi, quản lý hộ nghèo, người nghèo và đề xuất các giải pháp giảm nghèo phù hợp trên địa bàn, tạo nên môi trường làm việc hiện đại, tiện dụng, đơn giản và tự động hóa, các thao tác thống kế báo cáo đảm bảo sự đồng bộ, chính xác và đầy đủ thông tin.

Một phần của tài liệu Giải pháp quản lý nhà nước đối với giảm nghèo trên địa bàn huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 41)