Các khuyến nghị giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam (Trang 76)

4.2.3.1. Hoàn thiện, cải tiến và nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật, chính sách về đầu tư của Việt Nam

Mục tiêu của giải pháp

Theo kết quả khảo sát điều tra các doanh nghiệp Trung Quốc tại khu vực phía Bắc, hơn 120 doanh nghiệp (62%)15 cho rằng không đƣợc biết một số quy định, chính sách, tiêu chuẩn về môi trƣờng, xử lý phát thải của ngành nghề dự kiến sẽ đầu tƣ tại Việt Nam. Mặc dù cũng tìm hiểu thông tin từ các cơ quan Đại sứ quán, Thƣơng vụ...hoặc website, tài liệu nhƣng thông tin cũng chỉ chung chung hoặc không có tiếng Anh, tiếng Trung Quốc. Điều này đã khiến doanh nghiệp Trung Quốc đã mang sang đầu tƣ, sử dụng các dây truyền, thiết bị cũ, lạc hậu và không theo các quy chuẩn đã quy định, gây ra những vụ việc vi phạm về môi trƣờng tại Việt Nam.

5.4% 21.8% 10.6% 62.2% Không được biết Không tìm hiểu Có tìm hiểu Khác

Biểu 4.1: Doanh nghiệp TQ với các thông tin về chính sách, quy định và môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam (nguồn khảo sát các DN Trung Quốc tại phía Bắc)

Ngoài ra, việc tuyên truyền rộng rãi các chính sách, quy định về đầu tƣ tại Việt Nam cũng giúp cho các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp Trung Quốc thấy đƣợc những điểm mạnh và thuận lợi khi họ đầu tƣ vào Việt Nam với những dự án lớn, an toàn với môi trƣờng, công nghệ tiên tiến mà chúng ta chủ động muốn thu hút đầu tƣ.

15

67  Giải pháp thực hiện

- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của cơ quan xúc tiến đầu tư (XTĐT)

Xem xét, rà soát năng lực của các cán bộ trong đội ngũ XTĐT đối với Trung Quốc ở cơ quan XTĐT cấp Trung ƣơng và địa phƣơng. Lựa chọn những cán bộ không chỉ nắm vững về chuyên môn mà phải có tâm huyết trong hoạt động XTĐT, đặt ra chỉ tiêu để thực hiện và đem lại kết quả trong thời gian nhất định. Quan trọng hơn, các cán bộ này phải sử dụng đƣợc tiếng Trung Quốc (doanh nghiệp Trung Quốc vẫn rất ít sử dụng tiếng Anh).

- Đổi mới và đẩy mạnh hoạt động XTĐT tại Trung Quốc

Theo kết quả khảo sát điều tra, gần 100 % số doanh nghiệp đƣợc hỏi chƣa bao giờ tham dự hoạt động XTĐT nào của Việt Nam tại Trung Quốc, và 100% đều mong muốn cơ quan quản lý XTĐT cần tăng cƣờng XTĐT tại Trung Quốc, để tuyên truyền, quảng bá về các tiềm năng, lợi thế và chính sách đầu tƣ tại Việt Nam.

-Tăng cường các hoạt động trao đổi, tọa đàm về chính sách đầu tư cho các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam

Thƣờng xuyên tổ chức các Hội nghị, Hội thảo giới thiệu về môi trƣờng đầu tƣ chung tại các địa bàn, khu vực Việt Nam, về kinh tế giữa hai nƣớc hay giữa các tỉnh thành của hai nƣớc nhằm tháo gỡ các vƣớng mắc của các doanh nghiệp cũng nhƣ phổ biến thông tin rộng rãi tới các nhà đầu tƣ. Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc hội thảo chuyên ngành hoặc lĩnh vực tại địa bàn có thế mạnh với sự tham gia của các cơ quan quản lý.

Kết hợp với các chuyến thăm, làm việc ở Trung Quốc của Lãnh đạo Đảng, Nhà nƣớc và Chính phủ để tổ chức một số Diễn đàn, hội thảo giới thiệu môi trƣờng đầu tƣ- kinh doanh đã đổi mới của Việt Nam. Mời các Lãnh đạo phát biểu nhằm xây dựng hình ảnh tốt về sự quan tâm của Chính phủ Việt Nam đối với đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc.

- Xây dựng một số Hiệp định, Thỏa thuận liên quan đến đầu tư giữa hai bên

Tham mƣu và trình Chính phủ xây dựng các Hiệp định, Thỏa thuận về Đầu tƣ, Thƣơng mại song phƣơng để cụ thể hơn các vấn đề trong hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc. Qua đó cũng làm rõ hơn các quy định, chính sách về đầu tƣ của Việt Nam với đầu tƣ của Trung Quốc.

68

4.2.3.2. Mở rộng lĩnh vực đầu tư, củng cố và ổn định các dự án đã đầu tư

Mục tiêu của giải pháp:

Nhằm tăng cƣờng cao nhất hiệu quả của FDI Trung Quốc mang lại, chúng ta không chỉ thu hút các dự án đầu tƣ FDI Trung Quốc theo định hƣớng cũ mà nên mở rộng một số lĩnh vực theo tình hình mới. Cần rà soát, sàng lọc các lĩnh vực đem lại lợi ích thực tế và lâu dài, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Giải pháp thực hiện:

- Cần có sự phối hợp đồng nhất giữa các Bộ ngành của Việt Nam

Kể từ khi là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam phải cam kết và mở cửa rất nhiều lĩnh vực cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Việc các Bộ ngành, cơ quan chuyên môn của Việt Nam cần có những sự đồng nhất để xây dựng “Danh mục dự án/lĩnh vực ƣu tiên thu hút FDI của Trung Quốc” là điều cần thiết để tránh những sự chồng chéo trong quản lý và thu hút FDI trong thời gian qua.

- Xây dựng một số chính sách ưu đãi trong các lĩnh vực đầu tư mới

Xây dựng các danh mục ƣu tiên kêu gọi FDI Trung Quốc với các thông tin cụ thể về địa điểm, mục tiêu, công suất, tiêu chuẩn...để làm cơ sở cho công tác XTĐT. Ngoài việc tổng hợp lợi ích từ các dự án FDI này mang lại, các cơ quan quản lý cũng cần có các chính sách kiểm tra, rà soát và giám sát chặt chẽ, tránh tình trạng doanh nghiệp trục lợi từ các chính sách ƣu đãi.

- Giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam tháo gỡ vướng mắc

Các nhà đầu tƣ Trung Quốc sau khi thực hiện đầu tƣ trong một khoảng thời gian ở Việt Nam nếu có hiệu quả, tỷ lệ thu hồi vốn cao, họ thƣờng có ý định tiếp tục mở rộng đầu tƣ. Tuy nhiên, theo khảo sát điều tra cho thấy, gần 80% số doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam gặp phải những khó khăn, vƣớng mắc về chinh sách khi tiếp tục đầu tƣ thêm giai đoạn 2 hoặc mở rộng quy mô đầu tƣ. Việc giải đáp, tháo gỡ các vƣớng mắc về chính sách cho doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ là kênh quảng bá môi trƣờng đầu tƣ mà còn là biện pháp thúc đẩy kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam.

69

4.2.3.3. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Mục tiêu giải pháp

Cung cấp nguồn nhân lực có chất lƣợng, có trình độ và tay nghề vững vàng cũng nhƣ đào tạo, cung cấp nhân lực theo dự kiến, nhu cầu sử dụng của doang nghiệp FDI Trung Quốc nói riêng và nguồn nhân lực chung cho cả nƣớc.

Giải pháp thực hiện

- Quan tâm đến giáo dục đào tạo nghề

+ Mở rộng quy mô và tăng cƣờng các trƣờng dạy nghề, đào tạo công nhân kỹ thuật, khuyến khích tƣ nhân và xã hội đầu tƣ, kinh doanh các mô hình này.

+ Khuyến khích các doanh nghiệp FDI Trung Quốc sử dụng nhiều lao động chung sức đào tạo nhân lực và góp phần đào tạo tay nghề cho lao động Việt Nam để tăng năng suất trong lao động.

+ Chú trọng quản lý và phân bố nguồn nhân lực giữa các khu vực, tránh tình trạng nơi cần thì thiếu nơi không cần thì dƣ thừa.

4.2.3.4. Tăng cường khả năng dự báo, đo lường mức độ thiệt hại mà các doanh nghiệp Trung Quốc có thể gây ra

Mục tiêu giải pháp

Giảm thiểu tối đa những thiệt hại từ các dự án FDI Trung Quốc có thể gây ra cho phía Việt Nam.

Giải pháp thực hiện

Việc là thành viên của WTO cũng nhƣ sắp hoàn thành đàm phán, ký kết một số Hiệp định tự do thƣơng mại sẽ khiến Việt Nam đứng trƣớc nguy cơ mất thị trƣờng xuất khẩu, tiêu thụ với các doanh nghiệp nƣớc ngoài (đặc biệt là doanh nghiệp Trung Quốc). Các cơ quan quản lý chuyên môn cần có những quy định chặt chẽ, rào cản kỹ thuật nhằm bảo về quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trƣớc lợi thế của các doanh nghiệp Trung Quốc khi cùng sản xuất trong lĩnh vực.

Ngoài ra, cần nâng cao công tác dự báo và khuyến nghị các giải pháp nhằm sàng lọc nguồn vốn FDI từ Trung Quốc, cân đối các lĩnh vực và địa bàn đầu tƣ để đảm bảo các lợi ích kinh tế, an ninh và môi trƣờng của Việt Nam.

70

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)