Mục tiêu

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam (Trang 74)

Mục tiêu tổng quát

+ Gắn đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc với phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và từng bƣớc hiện đại hóa ngành công nghiệp trong nƣớc; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, phù hợp thực tiễn từng vùng, từng thời điểm ;

+ Gắn đầu tƣ trong lĩnh vực sản xuất với phát triển công nghiệp chế biến, dịch vụ và du lịch; gắn phát triển các vùng kinh tế trọng điểm theo qui hoạch; từng bƣớc thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá;

65

+ Xây dựng môi trƣờng đầu tƣ mở cửa, chính sách ổn định và phát huy tiềm năng của các nhà đầu tƣ từ Trung Quốc; trình độ và năng lực sản xuất nâng cao; môi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ;

+ An ninh quốc phòng đƣợc giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời lao động trong các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam đƣợc cải thiện và nâng cao; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh.

Mục tiêu cụ thể

+ Đến năm 2020, phấn đấu đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam lên 15 tỷ USD vốn đăng ký (hiên nay là 7,9 tỷ USD). Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam cao gấp 2 lần so với năm 2014 (khoảng 5 triệu đồng/tháng/lao động); giảm số doanh nghiệp Trung Quốc gây ra ô nhiễm môi trƣờng còn 2%, 50% số dự án đầu tƣ từ Trung Quốc tại Việt Nam thuộc lĩnh vực công nghệ cao hoặc áp dụng công nghệ cao.

+ Đến năm 2020, 80% dự án đầu tƣ từ Trung Quốc tại Việt Nam thuộc lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)