1.2.1.Nghiên cứu về vai trò của quản lý đầu tư trực tiếp trong phát triển kinh tế- xã hội
Các lý thuyết kinh tế khác nhau đều nhấn mạnh tầm quan trọng của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhìn chung, quản lý đầu tƣ có vai trị chủ yếu nhƣ sau :
- Trên góc độ kinh tế quốc dân, quản lý đầu tƣ trực tiếp nhằm điều chỉnh tác động đến tổng cầu và tổng cung, trên cơ sở đó thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho dân cƣ, cải thiện chất lƣợng sống, góp phần phát triển bền vững.
- Ở phƣơng diện vi mô, quản lý đầu tƣ trực tiếp ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các hoạt động đầu tƣ mới, đầu tƣ mở rộng hay đầu tƣ hiện đại hóa là cơ sở để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới sản phẩm, giảm chi phí, đổi mới quy trình sản xuất, tăng năng lực cạnh tranh…
- Đối với dân cƣ, thì quản lý đầu tƣ trực tiếp là công cụ chủ yếu để tăng việc làm và thu nhập. Trong điều kiện kỹ thuật công nghệ sản xuất ngày càng nâng lên thì năng suất lao động cũng tăng lên, số việc làm mới hoàn toàn phụ thuộc vào việc mở thêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh mới.
1.2.2. Nghiên cứu về các yếu tố tác động đến quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài
Qua các nghiên cứu và thực tiễn từ các quốc gia đang phát triển, một số yếu tố tác động đến hoạt động quản lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi nhƣ :
- Trình độ phát triển kinh tế của một nƣớc : Quy mổ GDP và GNP lớn tạo khả năng đầu tƣ vì chỉ cần tiết kiệm số % nhỏ, tổng mức đầu tƣ đã có thể lớn. Nói cách khác, các nƣớc phát triển có khả năng, quản lý, điều tiết và giành nhiều nhiều nguồn lực cho đầu tƣ hơn vì có mức thu nhập cao, phần thu nhập đảm bảo cuộc sống tối thiểu chiếm phần nhỏ trong tổng thu nhập của dân cƣ. Các nƣớc kém phát triển rất khó khăn trong quản lý vì việc tìm vốn
17
đầu tƣ sẵn có trong xã hội chỉ đủ thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của xã hội, không đủ chi phối cho các hoạt động khác.
- Đƣờng lối phát triển kinh tế của Nhà nƣớc : Đây là yếu tố tƣơng đối quan trọng, đóng vai trị điều tiết, kiểm sốt các thành phần trong nền kinh tế, trong đó có bộ phận đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi. Chính sách ngoại thƣơng tích cực sẽ khơi thơng các thị trƣờng mới, tạo xung lực khuyến khích các nhà đầu từ.
- Lợi thế cạnh tranh quốc gia : Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực hoạt động quản lý đầu tƣ trực tiếp. Lợi thế cạnh tranh quốc gia là tổng hợp của lợi thế cạnh tranh của ngành, sản phẩm, môi trƣờng chính sách đầu tƣ, vị trí địa lý thuận lợi, nhân lực, chính trị…
1.2.3. Các yếu tố tác động đến quản lý đầu tư của chủ thể kinh tế
Có ba yếu tố tác động đến quản lý đầu tƣ của các chủ thể kinh tế : doanh thu do đầu tƣ đem lại, chi phí đầu tƣ và kỳ vọng của nhà đầu tƣ vào tƣơng lai.
- Doanh thu : Các nhà đầu tƣ chỉ quyết định đầu tƣ khi thị trƣờng hứa hẹn tiêu thụ hết lƣợng sản phẩm do khoản đầu tƣ mang lại. Nói cách khác, đầu tƣ phụ thuộc vào mức tăng tổng cầu do nền kinh tế tạo ra. Các nghiên cứu về quản lý đầu tƣ chỉ ra rằng, tốc độ đầu tƣ chủ yếu do tốc độ tăng sản lƣợng của nền kinh tế quyết định. Tóm lại, mức đầu tƣ sẽ cao khi sản lƣợng chung của nền kinh tế tăng lên.
- Chi phí đầu tƣ bao gồm nhiều yếu tố : Chi phí đầu tƣ trực tiếp quan trọng nhất là vốn vay, lãi suất cao làm chi phí đầu tƣ tăng cao nên nhu cầu vay giảm và đầu tƣ trực tiếp cũng có xu hƣớng giảm. Nhìn chung, nếu lãi suất lớn hơn mức lợi nhuận trung bình của nhà đầu tƣ thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tƣ ở đa số các nhà cơng, thƣơng nghiệp. Ngồi ra, chi phí thành lập doanh nghiệp và chi phí giao dịch cũng quan trọng khơng kém, chính vì vậy, để tăng sức cạnh tranh, cơ quan quản lý đầu tƣ trực tiếp thƣờng tích cực đơn giản hóa thủ tục, cải thiện quy chế vận hành để giảm tối đa chi phí giao dịch.
18
- Kỳ vọng và niềm tin kinh doanh : Các nhà đầu tƣ tin rằng tình hình phát triển kinh tế trong tƣơng lai là sáng sủa, lợi nhuận có thể cao thì họ sẽ đầu tƣ nhiều hơn. Ngƣợc lại, nếu thông tin thu đƣợc cho thấy tƣơng lai là ảm đạm thì các nhà đầu tƣ sẽ ngần ngại bỏ vốn vào kinh doanh. Chính vì vậy, các Chính phủ đều nỗ lực cung cấp thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tƣ về kế hoạch phát triển kinh tế của Chính phủ cũng nhƣ triển vọng, tƣơng lai của đất nƣớc để nhà đầu tƣ có quyết định đúng đắn.