Quản lý cấp địa phương

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam (Trang 62)

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Theo Luật đầu tƣ năm 2005, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ các địa phƣơng là cơ quan đầu mối tham mƣu, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn. Theo đó, khi có nhu cầu đầu tƣ, nhà đầu tƣ nộp

53

hồ sơ xin cấp phép đầu tƣ tại Bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, đơn vị này sẽ có trách nhiệm phân loại, thực hiện trình tự các thủ tục để báo cáo Ủy ban nhân dân xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho dự án.

Tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ sẽ có các bộ phận chuyên môn phụ trách về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên cơ sở quốc gia đầu tƣ và lĩnh vực đầu tƣ. Đối với các dự án của nhà đầu tƣ Trung Quốc sẽ đƣợc giao cho cán bộ chuyên trách về Trung Quốc xử lý. Do là cơ quan cấp địa phƣơng, quản lý trực tiếp dự án trên địa bàn nên Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan đầu mối phối hợp với các cơ quan khác của địa phƣơng nhƣ Thuế, Hải quan, Công an, Tài nguyên môi trƣờng…để xem xét các ƣu đãi cho nhà đầu tƣ Trung Quốc cũng nhƣ đề xuất các chế tài xử lý vi phạm.

Ban quản lý các KCN, KCX, KCNC

Theo quy định, các dự án đầu tƣ trực tiếp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất hoặc Khu công nghệ cao sẽ do Ban Quản lý KCN, KCX, KCNC của địa phƣơng cấp phép và quản lý.

Việc quản lý đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc trong các KCN, KCX, KCNC thƣờng không phức tạp do các quy định, tiêu chuẩn khi đầu tƣ vào đã đƣợc quy định rõ ràng trƣớc khi cấp phép, nhà đầu tƣ chấp hành theo các quy định, tiêu chuẩn trên mới đƣợc phê duyệt cấp GCNĐT để triển khai đầu tƣ, sản xuất. Chính vì các quy chuẩn khắt khe nhƣ vậy nên nhà đầu tƣ Trung Quốc hầu hết đầu tƣ bên ngoài KCN, KCX, KCNC. Hiện có 5 KCN do Trung Quốc đầu tƣ (3 KCN đã hoạt động) tại Việt Nam để thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ, sản xuất, tuy nhiên các doanh nghiệp Trung Quốc cũng chƣa mặn mà do vƣớng phải các quy định chặt chẽ trên.

3.5.3. Một số bất cập của quản lý đầu tư trực tiếp Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay

Định hướng thu hút đầu tư từ Trung Quốc chưa được cụ thể hóa hoặc chưa phù hợp với thực tế

Định hƣớng thu hút đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc chƣa đƣợc cụ thể hóa trong các chính sách quản lý chuyên ngành, số khác chƣa phù hợp với tình hình thực tế, khó thực hiện hoặc chậm đƣợc điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cũng nhƣ yêu cầu mới của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Các cơ

54

quan quản lý nhà nƣớc chƣa bám sát các định hƣớng dẫn đến tình trạng nơi cho ƣu đãi, nơi hạn chế.

Hệ thống luật pháp chính sách quản lý chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và hay thay đổi

Việc chỉ xây dựng khung pháp lý chung về đầu tƣ trong khi chƣa có yêu cầu quản lý nhà nƣớc và tính đặc thù đối với đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc đã gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ quan thực hiện trực tiếp tại các địa phƣơng. Việc áp dụng quy trình thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục đầu tƣ và áp dụng chung cho nhà đầu tƣ các nƣớc đôi khi gây khó khăn cho quản lý đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ Trung Quốc.

Hệ thống pháp luật về đầu tƣ ngày càng bị chia cắt bởi các đạo luật chuyên ngành gây chồng chéo, trùng lắp thậm chí trái ngƣợc giữa Luật Đầu tƣ và các luật khác, dẫn đến nguy cơ phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tƣ và tạo ra những kẻ hở để các doanh nghiệp Trung Quốc trục lợi.

Năng lực quản lý nhà nước còn hạn chế

Chủ trƣơng phân cấp quản lý đã triển khai đƣợc gần 10 năm nay, tuy nhiên do công tác chuẩn bị chƣa tốt cùng với việc chậm đƣợc khắc phục những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện đã làm giảm hiệu quả về quản lý đầu tƣ của Trung Quốc. Đặc biệt còn có hiện tƣợng cạnh tranh trong thu hút ĐTNN ở một số địa phƣơng, vì thành tích nên cấp phép ào ạt cho các doanh nghiệp Trung Quốc, cấp phép cho các dự án nằm ngoài quy hoạch đã phê duyệt; cấp phép cho nhiều dự án trong cùng một lĩnh vực sử dụng nhiều lao động (may mặc, dệt nhuộm...), làm xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động hoặc cạnh tranh thu hút lao động của doanh nghiệp nƣớc khác.

Ngoài ra, việc thực hiện chƣa tốt cơ chế hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát, cùng với việc quy kết trách nhiệm, chế tài xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến phân cấp; cơ chế báo cáo, trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành ở trung ƣơng và giữa các Bộ, ngành với địa phƣơng thời gian qua đã làm giảm hiệu lực thực thi của chính sách quản lý.

55

Quản lý nhà nƣớc đối với FDI Trung Quốc còn nặng về khâu cấp phép, việc hƣớng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tƣ thực hiện dự án cũng nhƣ giải quyết vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhằm hạn chế tranh chấp, vi phạm pháp luật về an ninh, môi trƣờng... thực hiện chƣa đƣợc chú ý đầy đủ. Do số lƣợng dự án cũng nhƣ các vấn đề thực tiễn phát sinh ngày càng nhiều đã dẫn đến tình trạng lúng túng trong quá trình xử lý.

Thiếu các quy chuẩn kỹ thuật chung

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, một số hƣớng dẫn, tiêu chí, hàng rào kỹ thuật hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế trong từng ngành, lĩnh vực chƣa đƣợc ban hành kịp thời dẫn đến một số doanh nghiệp Trung Quốc đem các dây truyền, thiết bị cũ, lạc hậu và sử dụng nhiều nhiên liệu sang Việt Nam sử dụng. Trong khi đó, chính sách thuế chƣa kịp điều chỉnh đã dẫn đến không kiểm soát đƣợc một số doanh nghiệp Trung Quốc trong các lĩnh vực dịch vụ đơn giản, quy mô nhỏ… thực hiện chức năng sản xuất gây ảnh hƣởng đến sản xuất và thị trƣờng trong nƣớc. Bên cạnh đó, một số bộ, ngành chƣa thực hiện công bố công khai, minh bạch điều kiện đầu tƣ trong từng ngành theo quy định; lúng túng trong việc xác định các điều kiện đầu tƣ trong lĩnh vực quản lý, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán mở cửa thị trƣờng đầu tƣ.

Các bộ, ngành chƣa cập nhật, nắm bắt thông tin trong phạm vi quản lý chuyên ngành.Việc thực hiện chủ trƣơng phân cấp, ủy quyền cho các địa phƣơng trong việc xử lý các vấn đề cụ thể phát sinh trong quá trình hoạt động đầu tƣ, giúp cơ quan quản lý nhà nƣớc ở Trung ƣơng tập trung vào việc hoạch định chính sách. Tuy nhiên thời gian qua, hầu hết các cơ quan quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nƣớc theo chuyên ngành không đƣợc cập nhật và nắm đƣợc các thông tin thuộc phạm vi, chức năng quản lý của mình (công nghệ, lao động, vay vốn, công nghiệp hỗ trợ…). Điều này một mặt gây trở ngại lớn cho chính bộ chuyên ngành trong việc quản lý, điều hành, phân tích và dự báo, mặt khác gây khó khăn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trong việc tổng hợp tình hình đầu tƣ của các doanh nghiệp Trung Quốc.

56

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam (Trang 62)