Quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam (Trang 57)

3.4.2.1. Giai đoạn 1991-2000

Quy mô dự án nhỏ và tăng chậm

Trong thời gian 9 năm đầu, vốn đầu tƣ trung bình của một dự án khá nhỏ, khoảng 1,5 triệu USD, nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô trung bình của các nƣớc khác (4 triệu USD). Đặc biệt có khá nhiều dự án nhỏ so với vốn đầu tƣ theo giấy phép chỉ khoảng vài chục nghìn USD.

Tốc độ vốn đầu tƣ có tăng theo hàng năm nhƣng không nhanh, quy mô dự án cũng không tăng nhiều. Các nhà đầu tƣ chủ yếu là các doanh nghiệp khu vực biên mậu và quy mô sản xuất nhỏ lẻ.

Cơ cấu theo ngành

Về cơ cấu đầu tƣ, trong những năm 90, đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp tiêu dùng. Những lĩnh vực kỹ thuật cao hoặc lĩnh vực Trung Quốc có ƣu thế chƣa xuất hiện tại Việt Nam.

48

Trong giai đoạn 1991-2000, đa số các dự án đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam là hình thức liên doanh với doanh nghiệp trong nƣớc, công ty 100% vốn nƣớc ngoài còn rất hạn chế.

Địa bàn đầu tư

Trong giai đoạn này, đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào các tỉnh thành phố lớn hoặc có biên giới với Trung Quốc nhƣ : Hà Nội, TPHCM, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh…

3.4.2.2. Giai đoạn từ 2001 đến nay

Tốc độ đầu tư và số lượng dự án tăng đều

Trong giai đoạn gần 15 năm, từ 2000-2014, đặc biệt là từ sau 2006 Việt Nam gia nhập WTO và Trung Quốc triển khai chiến lƣợc « đi ra ngoài », hoạt động đầu tƣ của Trung Quốc có sự phát triển mạng mẽ. Lũy kế đến hết năm 2014, Trung Quốc có 1092 dự án đầu tƣ trực tiếp tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 7,9 tỷ USD13.

48 180 84 172 64 585 69302 89 2,276 99 253 0 500 1000 1500 2000 2500 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số dự án Vốn đầu tư (triệu USD)

Biểu 3.5: Tình hình đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam những năm gần đây

(Nguồn Cục Đầu tư nước ngoài)

Vốn đầu tư tăng đáng kể

Vốn đầu tƣ trung bình của một dự án Trung Quốc đã tăng đáng kể, hiện nay, vốn đầu tƣ trung bình một dự án của Trung Quốc đạt gần 6 triệu USD, tăng gấp 4 lần giai đoạn 1991-2000. Có nhiều dự án trên 100 triệu USD và phổ biến ở mức trên

13

49

10 triệu USD, tuy nhiên so với mặt bằng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài/dự án (khoảng 15 triệu USD/dự án) thì vốn đầu tƣ của các dự án Trung Quốc vẫn ở mức thấp.

Chuyển dịch mạnh mẽ trong lĩnh vực đầu tư

Nếu nhƣ trƣớc đây, Trung Quốc đầu tƣ tại Việt Nam chủ yếu tập trung vào công nghiệp nhẹ thì trong những năm gần đây đã chuyển hƣớng sang các lĩnh vực khác nhƣ xây dựng, khai khoáng, chế tạo, sản xuất, nông nghiệp…

SỐ TT Lĩnh vực đầu tƣ Số dự án

1 CN chế biến,chế tạo 731 2 SX,pp điện,khí,nƣớc,điều hòa 3 3 Xây dựng 99 4 KD bất động sản 14 5 Dv lƣu trú và ăn uống 13 6 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 23 7 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 80 8 Khai khoáng 8 9 HĐ chuyên môn, KHCN 41 10 Thông tin và truyền thông 15 11 Vận tải kho bãi 14 12 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 2 13 Dịch vụ khác 5 14 Y tế và trợ giúp XH 6 15 Nghệ thuật và giải trí 6 16 Hành chính và dv hỗ trợ 4 17 Cấp nƣớc;xử lý chất thải 1 Tổng 1,092

Biểu số 3.6 : Các lĩnh vực Trung Quốc đầu tƣ trực tiếp tại Việt Nam

(Nguồn Cục ĐTNN)

Địa bàn đầu tư được mở rộng đáng kể

Hiện nay, theo báo cáo của Cục Đầu tƣ nƣớc ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Trung Quốc hiện đã có đầu tƣ tại 56/63 tỉnh, thành phố của Việt Nam nhƣng chủ

50

yếu tập trung vào các địa phƣơng có điều kiện cơ sở hạ tầng tƣơng đối thuận lợi, gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc và có nhiều ngƣời Hoa sinh sống (Lào Cai, TP Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng). Bình Thuận có số vốn đầu tƣ của Trung Quốc cao nhất, Lào Cai đứng thứ hai với 22 dự án và tổng vốn đăng ký trên 803 triệu USD, chiếm 10,2% tổng vốn đầu tƣ; Tây Ninh đứng thứ 3 với 27 dự án và tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 727 triệu USD, chiếm 9,9% tổng vốn đầu tƣ. Tiếp theo là Bà Rịa Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Bình Dƣơng và các địa phƣơng khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình thức đầu tư có sự thay đổi

Đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam có sự thay đổi rõ rệt, chủ yếu theo hình thức 100% vốn nƣớc ngoài với 800 dự án, tổng vốn đầu tƣ 3,9 tỷ USD, chiếm 83,2% số dự án và 58% tổng vốn đăng ký; tiếp theo là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh có 3 dự án với tổng vốn đầu tƣ 2,3 tỷ USD, chiếm 3,6% số dự án và 28% tổng vốn đầu tƣ; các dự án còn lại là liên doanh và công ty cổ phần.

1.2% 12% 3.6% 83.2% 100% vốn NN HĐ hợp tác KD Liên doanh Công ty CP

Biểu 3.7 : Các hình thức đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam

Dự án tiêu biểu của Trung Quốc tại Việt Nam:

Dự án lớn nhất của Trung Quốc đang đầu tƣ tại Việt Nam hiện nay là Công ty TNHH thép Fuco tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng vốn đầu tƣ 180 triệu USD. Tiếp theo là dự án Công ty TNHH khoáng sản và luyện kim Việt – Trung với tổng

51

vốn đầu tƣ 175 triệu USD tại Lào Cai và dự án Công ty TNHH Liên hiệp đầu tƣ Thâm Việt tại Hải Phòng với tổng vốn đầu tƣ 175 triệu USD.

Trong số các dự án đầu tƣ của Trung Quốc tại Việt Nam, dự án khu chế xuất Sài Gòn Linh Trung do China United Electric Import and Export Corporation liên doanh với Khu chế xuất Sài gòn (SEPZONE) là một trong các dự án thành công nhất của Trung Quốc tại Việt Nam. Tổng vốn đầu tƣ 56 triệu USD, vốn điều lệ là 17 triệu USD, tỷ lệ đóng góp của mỗi bên là 50%. Khu chế xuất Linh Trung gồm 3 khu (I, II và III) tổng diện tích là 326, 37 ha. Hiện nay cả ba khu đều đi vào hoạt động.

Ngoài ra một số dự án thành công khác nhƣ: dự án sản xuất thức ăn chăn nuôi của Tập đoàn Tân Hy Vọng (Newhope), nhà máy sản xuất đồ điện và điện tử gia dụng của Công ty điện và điện tử và công ty Media. Công ty TCL có sáng kiến cho ra mắt sản phẩm Health TCL hạn chế lƣợng carbon và bức xạ ra môi trƣờng, đƣợc đề cử giải “giá trị xanh 2009”.

3.5. Các hình thức quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở Việt Nam

3.5.1. Quản lý cấp Trung ương

Từ năm 2006 đến nay, trừ một số dự án chuyên ngành vẫn quy định nhƣ cũ, Chính phủ đã giao cho chính quyền địa phƣơng và Ban quản lý các KCN, KCX cấp phép và quản lý các dự án FDI, đối với các dự án có tầm quan trọng quốc gia thì phải đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở ý kiến của các bộ liên quan. Do vậy, quản lý nhà nƣớc cấp Trung ƣơng về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã đƣợc thực hiện quản lý đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam bằng một số hình thức sau:

Quản lý trên cơ sở ban hành chính sách

Luật Đầu tƣ năm 2005 đã quy định không có bất kì phân biệt nào giữa các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tức là mọi ƣu đãi, chính sách hay chấp hành các chế tài là bình đẳng. Tuy nhiên, trên thực tiễn để ngăn chặn, xử lý vấn đề tồn tại do doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ, kinh doanh tại Việt Nam gây ra, các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp Trung ƣơng đều đã nghiên cứu, ban hành một số chính sách, quy định đặc thù.

Các chính sách, quy định này về cơ bản không nêu rõ đối tƣợng cần điều chỉnh, quản lý, tuy nhiên căn cứ trên tình hình thực tế thì chỉ các doanh nghiệp của

52

Trung Quốc mới phát sinh ra các vấn đề cần xử lý nhƣ: quy định về niên hạn máy móc, dây truyền sản xuất; quy định về tiêu chuẩn phát thải môi trƣờng, quy định về nƣớc thải tại các nhà máy dệt, nhuộm…

Tuy nhiên, các chính sách chỉ đƣợc ban hành khi đã có những vấn đề xảy ra, tính cấp thiết chƣa đƣợc đề cao trong các chính sách này, do vậy hiệu quả do ban hành chính sách cũng ít nhiều bị ảnh hƣởng.

Quản lý trên cơ sở giám sát, kiểm tra

Nhìn chung, ý thức chấp hành các quy định của luật pháp Việt Nam đối với doanh nghiệp Trung Quốc đang đầu tƣ, kinh doanh là kém so với các quốc gia khác. Do đó, ngoài việc ban hành các chính sách, chế tài để quản lý hoạt động đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc thì việc tăng cƣờng công tác giám sát, nâng cao chất lƣợng thanh kiểm tra là hoạt động đã đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp Trung ƣơng thƣờng xuyên thực hiện.

Đánh giá các hành vi vi phạm của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam chủ yếu là sử dụng lao động phổ thông trái phép, hệ thống xử lý thải yếu kém gây ô nhiễm môi trƣờng, trốn, lậu thuế, chuyển giá…nên các Bộ: Công an, Lao động thƣơng binh và xã hội, Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài nguyên môi trƣờng, Tài chính…thƣờng xuyên tổ chức các Đoàn công tác liên ngành kiểm tra, giám sát chặt chẽ một số doanh nghiệp Trung Quốc có dấu hiệu vi phạm. Sau khi kiểm tra đã có những chế tài xử phạt và yêu cầu doanh nghiệp chấp hành đúng theo các quy định của Việt Nam.

Do lực lƣợng quản lý, giám sát từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc cấp Trung ƣơng mỏng, năng lực thanh, kiểm tra với một số lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi có sự phối hợp từ nhiều cơ quan chuyên môn lại chƣa cao. Ngoài ra, việc thanh tra, giám sát chƣa thể tiến hành đại trà trên tất cả lĩnh vực, khu vực có doanh nghiệp Trung Quốc nên việc bỏ sót là vấn đề còn tồn tại với hoạt động quản lý này.

3.5.2. Quản lý cấp địa phương

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Theo Luật đầu tƣ năm 2005, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ các địa phƣơng là cơ quan đầu mối tham mƣu, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt các dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn. Theo đó, khi có nhu cầu đầu tƣ, nhà đầu tƣ nộp

53

hồ sơ xin cấp phép đầu tƣ tại Bộ phận một cửa của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, đơn vị này sẽ có trách nhiệm phân loại, thực hiện trình tự các thủ tục để báo cáo Ủy ban nhân dân xem xét cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ cho dự án.

Tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ sẽ có các bộ phận chuyên môn phụ trách về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên cơ sở quốc gia đầu tƣ và lĩnh vực đầu tƣ. Đối với các dự án của nhà đầu tƣ Trung Quốc sẽ đƣợc giao cho cán bộ chuyên trách về Trung Quốc xử lý. Do là cơ quan cấp địa phƣơng, quản lý trực tiếp dự án trên địa bàn nên Sở Kế hoạch và Đầu tƣ là cơ quan đầu mối phối hợp với các cơ quan khác của địa phƣơng nhƣ Thuế, Hải quan, Công an, Tài nguyên môi trƣờng…để xem xét các ƣu đãi cho nhà đầu tƣ Trung Quốc cũng nhƣ đề xuất các chế tài xử lý vi phạm.

Ban quản lý các KCN, KCX, KCNC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo quy định, các dự án đầu tƣ trực tiếp trong Khu công nghiệp, Khu chế xuất hoặc Khu công nghệ cao sẽ do Ban Quản lý KCN, KCX, KCNC của địa phƣơng cấp phép và quản lý.

Việc quản lý đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc trong các KCN, KCX, KCNC thƣờng không phức tạp do các quy định, tiêu chuẩn khi đầu tƣ vào đã đƣợc quy định rõ ràng trƣớc khi cấp phép, nhà đầu tƣ chấp hành theo các quy định, tiêu chuẩn trên mới đƣợc phê duyệt cấp GCNĐT để triển khai đầu tƣ, sản xuất. Chính vì các quy chuẩn khắt khe nhƣ vậy nên nhà đầu tƣ Trung Quốc hầu hết đầu tƣ bên ngoài KCN, KCX, KCNC. Hiện có 5 KCN do Trung Quốc đầu tƣ (3 KCN đã hoạt động) tại Việt Nam để thu hút các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tƣ, sản xuất, tuy nhiên các doanh nghiệp Trung Quốc cũng chƣa mặn mà do vƣớng phải các quy định chặt chẽ trên.

3.5.3. Một số bất cập của quản lý đầu tư trực tiếp Trung Quốc tại Việt Nam hiện nay

Định hướng thu hút đầu tư từ Trung Quốc chưa được cụ thể hóa hoặc chưa phù hợp với thực tế

Định hƣớng thu hút đầu tƣ trực tiếp từ Trung Quốc chƣa đƣợc cụ thể hóa trong các chính sách quản lý chuyên ngành, số khác chƣa phù hợp với tình hình thực tế, khó thực hiện hoặc chậm đƣợc điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, cũng nhƣ yêu cầu mới của quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế. Các cơ

54

quan quản lý nhà nƣớc chƣa bám sát các định hƣớng dẫn đến tình trạng nơi cho ƣu đãi, nơi hạn chế.

Hệ thống luật pháp chính sách quản lý chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và hay thay đổi

Việc chỉ xây dựng khung pháp lý chung về đầu tƣ trong khi chƣa có yêu cầu quản lý nhà nƣớc và tính đặc thù đối với đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc đã gây khó khăn cho cả cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ quan thực hiện trực tiếp tại các địa phƣơng. Việc áp dụng quy trình thông thoáng, đơn giản hóa thủ tục đầu tƣ và áp dụng chung cho nhà đầu tƣ các nƣớc đôi khi gây khó khăn cho quản lý đầu tƣ đối với nhà đầu tƣ Trung Quốc.

Hệ thống pháp luật về đầu tƣ ngày càng bị chia cắt bởi các đạo luật chuyên ngành gây chồng chéo, trùng lắp thậm chí trái ngƣợc giữa Luật Đầu tƣ và các luật khác, dẫn đến nguy cơ phá vỡ tính thống nhất của hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tƣ và tạo ra những kẻ hở để các doanh nghiệp Trung Quốc trục lợi.

Năng lực quản lý nhà nước còn hạn chế

Chủ trƣơng phân cấp quản lý đã triển khai đƣợc gần 10 năm nay, tuy nhiên do công tác chuẩn bị chƣa tốt cùng với việc chậm đƣợc khắc phục những bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện đã làm giảm hiệu quả về quản lý đầu tƣ của Trung Quốc. Đặc biệt còn có hiện tƣợng cạnh tranh trong thu hút ĐTNN ở một số địa phƣơng, vì thành tích nên cấp phép ào ạt cho các doanh nghiệp Trung Quốc, cấp phép cho các dự án nằm ngoài quy hoạch đã phê duyệt; cấp phép cho nhiều dự án trong cùng một lĩnh vực sử dụng nhiều lao động (may mặc, dệt nhuộm...), làm xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động hoặc cạnh tranh thu hút lao động của doanh nghiệp nƣớc khác.

Ngoài ra, việc thực hiện chƣa tốt cơ chế hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát, cùng với việc quy kết trách nhiệm, chế tài xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến phân cấp; cơ chế báo cáo, trao đổi thông tin giữa các Bộ, ngành ở trung ƣơng và giữa các Bộ, ngành với địa phƣơng thời gian qua đã làm giảm hiệu lực thực thi của chính sách quản lý.

55

Quản lý nhà nƣớc đối với FDI Trung Quốc còn nặng về khâu cấp phép, việc hƣớng dẫn, hỗ trợ nhà đầu tƣ thực hiện dự án cũng nhƣ giải quyết vƣớng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhằm hạn chế tranh chấp, vi phạm pháp luật về an ninh, môi trƣờng... thực hiện chƣa đƣợc chú ý đầy đủ. Do số lƣợng dự án cũng nhƣ các vấn đề thực tiễn phát sinh ngày càng nhiều đã dẫn đến tình trạng lúng túng trong quá trình xử lý.

Thiếu các quy chuẩn kỹ thuật chung

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc ở Việt Nam (Trang 57)