SAU PHÚT CHIA TAY: Trích “Chinh phụ ngâm khúc”

Một phần của tài liệu giáo án lớp 7 (2010-2011)_lmat (Trang 60)

A-Mục tiêu:

- Kiến thức: + Cảm nhận được nỗi sầu chia ly sau phút chia tay, giá trị tố cáo chiến tranh phi nghĩa, niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi và giá trị ngôn từ trong đoạn thơ trích “Chinh phụ ngâm khúc”.

+ Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son thân phận chìm nổi của người phụ nữ ở bài “Bánh trôi nước”. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích thơ Song thất lục bát.

- Thái độ: GD HS sự căm ghét chiến tranh, yêu hòa bình, thông cảm đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

B-Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: SGK, bài soạn, sách GV, tác phẩm: Chinh phụ ngâm. - Trò: SGK, vở bài tập

C-Kiểm tra bài cũ:

- Đọc bài thơ “Côn Sơn ca” nêu nội dung và nghệ thuật bài thơ.

- Nêu vài nét về tác giả Nguyễn Trãi và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

D-Bài mới:

* Vào bài: Ngoài những bài ca, điệu hát mượt mà, gợi cảm do người Việt Nam ta sáng tạo ra, còn có thể loại ngâm khúc rất đặc sắc có khả năng diễn tả tâm trạng sầu bi dằng dặc, triền miên của con người. Đó là thể loại “Chinh phụ ngâm khúc” mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ

A- SAU PHÚT CHIA TAY: Trích “Chinh phụ ngâm khúc” Trích “Chinh phụ ngâm khúc” (Đặng Trần Côn) I/ Đọc, tìm hiểu chú thích:

- Nguyên văn chữ Hán: Đặng Trần Côn. - Bản dịch Nôm: Đoàn Thị Điểm.

+ GV hướng dẫn cách đọc, giọng nhẹ nhàng- HS đọc-GVnhận xét.

+ Gọi HS đọc chú thích *

- Em hiểu gì về tác giả , tác phẩm ? (Bản nguyên tác do ai viết? Bản dịch là của ai?)

- Em hiểu thế nào là “Chinh phụ ngâm khúc”? Về thể loại ngâm

- HS đọc

- Thể thơ: song thất lục bát.

II/ Tìm hiểu bài văn : - Khổ thơ 1:

Bằng cách dùng phép đối: “Chàng thì đi – thiếp thì về” đã thể hiện nỗi sầu chia ly, dằng dặc, miên man.

- Khổ thơ 2:

Cách sử dụng phép đối, điệp ngữ, đảo ngữ diễn tả nỗi sầu tăng tiến, nỗi sầu vì sự ngăn cách vời vợi, nghìn trùng.

- Khổ thơ 3:

Cách dùng phép đối, điệp ngữ, điệp khúc liên hoàn càng làm tăng nỗi sầu chất ngất, sự xa cách thăm thẳm, mịt mù.

khúc?

- Hãy giải thích các từ: chàng, thiếp, Hàm sướng, tiêu tương, trùng. - Căn cứ vào phần chú thích hãy (giải thích) giới thiệu về thể thơ song thất lục bát (số câu, số chữ, cách gieo vần…)

- Cách ngắt nhịp trong bài có tác dụng gì trong việc diễn tả tình cảm? (giàu nhạc tính …)

+ Gọi HS đọc 4 câu thơ đầu (khổ 1).

- Qua 4 câu thơ đầu nỗi chia li của người vợ đã được gợi tả như thế nào ?

- Qua cách dùng phép đối “Chàng thì đi-thiếp thì về” và hình ảnh “tuôn màu mây biếc, núi xanh” có tác dụng gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li đó? (gợi lên cái độ mênh mông, bao la của nỗi sầu) + Gọi HS đọc 4 câu thơ tiếp theo (khổ 2).

- Ở 4 câu thơ này nỗi sầu chia li được gợi tả thêm bàng cách nói như thế nào ?

- Cách dùng phép đối “ngoảnh lại – trông sang”, cách đảo vị trí, điệp từ ở 2 câu sau có ý nghĩa gì trong việc diễn tả nỗi sầu chia li? - Cũng nói đến sự ngăn cách nhưng sự ngăn cách ở khổ 2 có gì khác với khổ 1? (cách nhau trùng 2, điệp 2, xa vời vợi.)

+ Gọi HS đọc khổ thơ 3.

- Ở 4 câu thơ này nỗi sầu còn được tiếp tục gợi tả và nâng lên như thế nào ? (nỗi sầu oái oăm nghịch chướng tăng)

- Các điệp từ “cùng, thấy” và cách hỏi về ngàn dâu, sự xanh ngắt của ngàn dâu có tác dụng gì trong việc gợi tả nỗi sầu chia li? (nỗi sầu tăng cực độ, người ra đi đã mất hút vào ngàn dâu, vào chốn xa thăm thẳm)

- Hãy chỉ ra các kiểu điệp ngữ trong đoạn thơ và nêu lên tác dụng biểu cảm của các điệp ngữ đó.

- Ý kiến cá nhân. - Đọc - Thảo luận nhóm  Đại diện trình bày - Đọc - Thảo luận nhóm  Đại diện trình bày - Đọc - Thảo luận nhóm  Đại diện trình bày

III/ Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK/ 93 B- BÁNH TRÔI NƯỚC: (Hồ Xuân Hương) I/ Đọc, tìm hiểu chú thích : Xem SGK/95 II/ Tìm hiểu văn bản :

1) Vẻ đẹp, phẩm chất và thân phận của người phụ nữ xưa:

- Hình thức: xinh đẹp.

- Phẩm chất: trong trắng, dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.

- Thân phận: Chìm nổi bấp bênh giữa cuộc đời.

* Ghi nhớ: SGK/ 95

(điệp ngữ liên hoàn, vừa điệp vừa đảo tạo nên âm điệu, tiết tấu nhịp nhàng, phù hợp tâm trạng nhân vật)

==>Qua phân tích em hãy cho biết Khúc ngâm này có ý nghĩa gì?

+ Gọi HS đọc bài thơ  GV nhận xét.

- Căn cứ vào phần chú thích * em hãy cho biết vài nét về Hồ Xuân Hương và bài thơ “Bánh trôi nước” ?

- Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Vì sao? - Bài thơ này có mấy nghĩa? (2 nghĩa)

a) Với nghĩa thứ 1: Bánh trôi nước đã được miêu tả như thế nào ? b) Với nghĩa thứ 2: Vẻ đẹp, phẩm chất cao quý và thân phận chìm nổi của người phụ nữ được gợi lên như thế nào ?

- Trong 2 nghĩa thì nghĩa nào là quyết định giá trị bài thơ? Tại sao?

+ Đọc ghi nhớ. - Đọc ghi nhớ. - Đọc - Đọc E-Hướng dẫn tự học: 1) Bài vừa học:

- Học thuộc 2 bài thơ. - Nắm vững tác giả, thể thơ.

- Nắm vững nội dung , nghệ thuật . 2) Bài sắp học: Quan hệ từ.

- Tìm hiểu khái niệm, cách sử dụng quan hệ từ. - Trả lời các câu hỏi SGK/96, 97

Một phần của tài liệu giáo án lớp 7 (2010-2011)_lmat (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w