Ngày soạn: 09/11 /2006 (MAO ỐC VỊ THU PHONG SỞ PHÁ CA) (Đỗ Phủ)

Một phần của tài liệu giáo án lớp 7 (2010-2011)_lmat (Trang 98)

A-Mục tiêu:

- Kiến thức: + Cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ.

+ Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ trữ tình. + Bước đầu thấy được đặc điểm của bút pháp Đỗ Phủ qua những dòng thư miêu tả và tự sự. - Kĩ năng: Phân tích được các yếu tốmiêu tả, tự sự trong thơ trữ tình.

- Thái độ: Yêu mến nhà thơ Đỗ Phủ, thương yêu và thông cảm với những người ngèo khổ.

B-Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: SGK, bài soạn, chân dung nhà thơ Đỗ Phủ. - Trò: SGK, vở bài tập.

C-Tổ chức dạy và học:

1) Ổn định:

2) Kiểm tra bài cũ:

- Đọc thuộc bài thơ (phiên âm và dịch nghĩa)? Cho biết vài nét về tác giả , tác phẩm ? - Phân tích nội dung bài thơ – Nghệ thuật bài thơ cá gí đặc biệt?

3) Bài mới:

* Vào bài: Nếu như Lý Bạch được mệnh danh là “tiên thơ” thì Đỗ Phủ chính là một nhà thơ hiện thực lớn nhất trong lịch sử thơ ca Trung Quốc, ông được mệnh danh là “thánh thơ” – Bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá” sẽ giúp các em hiểu kỹ hơn về tâm hồn và tính cách của nhà thơ.

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ

I/ Giới thiệu tác giả , tác phẩm :

- Đỗ Phủ mệnh danh là “thánh thơ”, là nhà tiên tri.

- GV giải thích đề bài ghi bằng chữ Hán.

* Hoạt động 1: + Gọi HS đọc chú thích * SGK/ 132.. - GV bổ sung thêm những ý cơ bản về tác giả Đỗ Phủ.

II/ Đọc – tìm hiểu chú thích : 1- Đọc:

Thể thơ cổ thể (thơ cổ Trung Quốc)

2) Bố cục: 2 phần. a- Phần 1:

Ba khổ thơ đầu: Nỗi khổ nghèo và lời than thở vì mái nhà tranh bị gió thu phá.

b- Phần 2:

Khổ cuối: Biểu hiện ước mơ cao cả của nhà thơ.

III/ Tìm hiểu văn bản : 1) Nỗi khổ của nhà thơ:

- Với những yếu tố miêu tả, tự sự, kết hợp biểu cảm, nhà thơ đã làm người đọc thấm thía nỗi đau về tình người, về thời thế bên cạnh nỗi đau mất mát của cải của riêng mình.

- Qua đó tác giả muốn phơi bày thực trạng bộ mặt xấu xa của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.

2) Ước mơ của nhà thơ:

- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?

* Hoạt động 2:

+ GV hướng dẫn cách đọc – đọc mẫu.

- 3 khổ thơ đầu: giọng vườa kể + tả + bộc lộ cảm xúc buồn, bất lực, cay đắng của nhà thơ, khổ 3 giọng ai oán, bi thương.

- Khổ thơ cuối: 3 câu đầu giọng hân hoan, phấn khởi, nhanh. 2 câu cuối giọng xúc động và thanh thản. + HS đọc – GV nhận xét – sửa sai.

+ Đọc chú thích .

- Bài thơ này được viết theo thể thơ nào?

- Dựa vào nội dung bài thơ, em hãy cho biết bố cục chia làm mấy phần? Nội dung từng phần như thế nào ?

* Hoạt động 3:

+ Đọc khổ thơ 1: Trong khổ thơ này điều buồn khổ đến với nhà thơ là gì? (Vừa kể+tả trận gió thu mạng  cảnh tranh bay tung tóe…)

+ Đọc khổ thơ 2: Đã khổ vì nhà tốc mái, nhà thơ còn khổ thêm vì điều gì nữa? (lũ trẻ con cướp tranh).

- Ta có nên trách lũ trẻ thôn Nam không ? Vì sao?

- Đằng sau sự mất mát về của cải tác giả còn có nỗi đau gì?

(Nỗi đau về nhân tình thế thái cuộc sống làm thay đổi tính cách tre thơ) + Đọc khổ thơ 3: Tác giả sử dụng những phương thức biểu đạt nào? - Khổ thơ giúp em hiểu thêm được điều gì về tình cảm và tâm trạng của nhà thơ? (thời gian? thời tiết? nỗi khổ?)

- Em có suy nghĩ gì về những nỗi khổ mà nhà thơ đã trải qua? + Đọc đoạn thơ cuối:

- Ý kiến cá nhân. - HS đọc - HS đọc. - Ý kiến cá nhân. - Đọc khổ thơ 1. - Ý kiến cá nhân. - Đọc. - Ý kiến cá nhân. - Đọc.

- Với phương thức biểu cảm trực tiếp, nhà thơ có ước mơ “Có nhà rộng muôn ngàn gian”. Thể hiện tinh thần nhân đạo và lòng vị tha,

- Quả là tấm lòng của một bậc thánh nhân.

IV/ Tổng kết:

* Ghi nhớ: SGK/ 134

- Nhà thơ đã ước mơ điều gì? Cụm từ “riêng lều ta nát” thể hiện tinh thần gì? Cho biết phương thức biểu đạt ở khổ thơ cuối?

- So với 3 khổ thơ đầu thì số chữ ở khổ thơ cuối có gì khác? Sự thay đổi đó có tác dụng gì?

- Nếu không có đoạn thơ này, giá trị biểu cảm của bài thơ sẽ như thế nào ?

- Qua ước mơ của nhà thơ ta cảm nhận được điều gì về tâm hồn của ông? - Cụm từ “riêng lều ta nát” ở cuối bài thơ còn liên quan đến chủ đề bài thơ như thế nào ?

* Hoạt động 4:

- Bài thơ đã sử dụng những phương thức biểu đạt nào? Thể hiện được nội dung gì? - Thảo luận nhóm  Đại diện trình bày - Ý kiến cá nhân. E-Hướng dẫn tự học: 1) Bài vừa học:

- Thuộc lòng bài thơ.

- Nắm nội dung và nghệ thuật bài thơ.

- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em trước tình cảnh của người dân trong cảnh thiên tai, lũ lụt. 2) Bài sắp học: Soạn bài: “Từ đồng âm”

- Tìm hiểu: + Khái niệm và cách sử dụng từ đồng âm. - Kiểm tra văn 1 tiết.

- Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn từ tuần 1 tuần 11. + Nêu tác giả , tác phẩm .

+ Nội dung , nghệ thuật , thể loại.

Một phần của tài liệu giáo án lớp 7 (2010-2011)_lmat (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(157 trang)
w