Ngày soạn: (Thiên Trường vãn vọng)
BAØI CA CÔN SƠN
(Côn Sơn Ca –Trích)
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Cảm nhận được hồn thơ thắm thiết tình quê của Trần Nhân Tông trong bài “Thiên Trường vãn vọng” và sự hòa nhập nên thơ, sự thanh cao của Nguyễn Trãi với cảnh trí Côn Sơn qua đoạn thơ trong bài “Côn Sơn ca”
- Kĩ năng: Phân tích thơ lục bát, thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Thái độ: GD HS lòng yêu quê hương, đất nước.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn, sách GV - Trò: SGK, vở bài tập
C-Kiểm tra bài cũ:
- Đọc bài thơ “Sông núi nước Nam” phần phiên âm và dịch nghĩa - Cho biết nội dung ý nghĩa bài thơ này? - Đọc bài thơ “Phò giá về Kinh” phần phiên âm và dịch nghĩa - Cho biết thể thơ và nội dung bài thơ?
D-Bài mới:
* Vào bài: Tiết học này chúng ta sẽ học hai tác phẩm thơ. Một bài là của vị vua yêu nước, có công lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, đồng thời cũng là nhà văn hóa, nhà thơ tiêu biểu của đời Trần, còn một bài là của danh nhân lịch sử của dân tộc, đã được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Hai tác phẩm này là hao sản phẩm tinh thần cao đẹp của hai cuộc đời lớn, hai tâm hồn jớn, hẳn sẽ đưa lại cho chúng ta những điều lí thú, bổ ích.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ
A- BUỔI CHIỀU ĐỨNG Ở PHỦ THIÊN TRƯỜNG TRÔNG RA: TRƯỜNG TRÔNG RA:
(Trần Nhân Tông) I/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
SGK/77
- GV đọc mẫu bài thơ Gọi HS đọc lại bản phiên âm, dịch nghĩa. - Bài thơ này được viết theo thể gì? Nêu lại đặc điểm thể thơ? - Dựa vào phần chú thích nêu vài nét về tác giả Trần Nhân Tông?
- HS đọc
II/ Tìm hiểu văn bản :
- Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thôn xóm lúc về chiều thật đẹp, thật êm ả, thanh bình. - Hai câu cuối: Khắc họa hình ảnh cụ thể, tiêu biểu, gợi tả của cảnh đồng quê lúc về chiều.
III/ Tổng kết: Học ghi nhớ: SGK/ 77 B- BAØI CA CÔN SƠN
(Nguyễn Trãi) I/ Đọc - tìm hiểu chú thích: SGK/ 79
II/ Tìm hiểu văn bản :
1) Cảnh sống và tâm hồn Nguyễn Trãi ở Côn Sơn:
- Qua những hành động (nghe, ngồi, lên, nằm, ngâm thơ), và cách điệp từ “ta” đã hiện lên một Nguyễn Trãi đang sống trong những giây phút thảnh thơi, đang thả hồn vào cảnh trí Côn Sơn.
2) Cảnh trí Côn Sơn trong tâm hồn thơ Nguyễn Trãi thật khoáng đạt, thanh tĩnh, nên thơ. (suối chảy, bàn đá, rừng trúc)
- Bằng cách điệp từ “ta” “Côn Sơn” góp phần tạo nên giọng điệu nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm tai.
III/ Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK/ 81
- Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào? (dịp về thăm quê) + HS đọc 2 câu đầu.
- Theo em cảnh vật được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? - Cảnh vật được miêu tả gồm những gì?
- Em có nhận xét gì về cách miêu tả của tác giả trong bài thơ? - Qua những chi tiết được miêu tả trong bài thơ vào buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra như thế nào ? (làng quê trầm lặng mà không quạnh hưu)
- Em hiểu gì về tâm trạng của tác giả lúc đó?
- Nêu những hiểu biết của em về nội dung và nghệ thuật bài thơ? + Gọi 2 HS đọc bài thơ Nhận xét cách đọc.
- Dựa vào phần chú thích* nêu vài nét về tác giả , tác phẩm ?
- Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào? Em biết gì về thể thơ lục bát?
- Trong đoạn trích từ nào được lặp lại nhiều lần? (ta)
- Nhân vật “ta” ở đây là ai? Và nhân vật “ta” đang làm gì ở Côn Sơn? )Thi sĩ Nguyễn Trãi-ngắm cảnh ngâm thơ)
- Qua đó em thấy tâm hồn của nhân vật “ta” hiện lên trong đoạn thơ như thế nào ? (thanh thản, an nhàn, …) thả hồn vào cảnh vật. - Em có cảm nhận chung gì về giọng điệu của đoạn thơ?
- Trong đoạn thư có những từ nào được lặp lại? Hiện tượng điệp từ đó góp phần tạo nên giọng điệu của đoạn thơ như thế nào?
==> Tóm lại: bài thơ có những nét đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật ? - Đọc - Ý kiến cá nhân - HS đọc ghi nhớ. - Đọc - Thảo luận nhóm, đại diện trình bày
E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học:
- Học thuộc lòng 2 bài thơ , nội dung và nghệ thuật . - Làm bài tập SGK/81
2) Bài sắp học: - Soạn bài: Từ Hán Việt (tiếp theo) - Cách sử dụng từ Hán Việt .
- Trả lời các bài tập .