Ngày soạn:
A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Giúp HS nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về chủ đề châm biếm.
- Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích , so sánh, nội dung các bài cùng chủ đề.
- Thái độ: GD HS thấy được những thói hư, tật xấu cần nên tránh, tích cực bài trừ nạn mê tín dị đoan.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, giáo án - Trò: SGK, vở bài tập
C-Kiểm tra bài cũ:
- Đọc thuộc lòng bài ca dao 1, 3 về chủ đề than thân, phân tích nội dung bài ca dao đó. - Đọc bài 2 bài ca dao những câu hát than thân - phân tích nội dung .
- Nêu những đặc điểm chung về nội dung và nghệ thuật của ba bài ca dao về chủ đề than thân.
D-Bài mới:
* Vào bài: Ca dao , dân ca có nội dung cảm xúc rất đa dạng. Ngoài những câu hát tình cảm gia đình, tình yêu quê hương, đất nước, những câu hát than thân, ca dao còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Nội dung các bài ca dao này châm biếm điều gì, châm biếm như thế nào ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ
I/ Đọc, tìm hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
* Bài 1: Bằng cách dùng lặp từ, liệt kê bài ca dao giới thiệu bức chân dung của "chú tôi" là con người lắm tật xấu. Từ đó chế giễu những
+ GV hướng dẫn cách đọc: To, rõ thể hiện sự châm biếm - Bài 1: Âm điệu hơi nhanh để gây sự chú ý
- Bài 2: Âm điệu chậm rãi, tạo sự hồi hộp - Bài 3, 4: Âm điệu chế giễu, châm biếm + Gọi HS đọc nhận xét, sửa sai
+ Gọi HS đọc bài 1
- Bài ca dao "giới thiệu" về "chú tôi" như thế nào? - Chữ "hay" được lặp lại trong bài có ý nghĩa gì?
- Đọc bài ca dao - Đọc bài 1 - Ý kiến cá nhân
hạng người nghiện ngập và lười lao động chỉ muốn hưởng thụ.
* Bài 2:
- Phê phán châm biếm những kẻ hành nghề mê tín, dốt nát, lừa bịp, lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền.
* Bài 3:
- Bằng hình ảnh tượng trưng bài ca dao đã phê phán, châm biếm hủ tục ma chay trong xã hội.
* Bài 4: Bằng nghệ thuật châm biếm, phóng đại bài ca dao thể hiện thái độ mỉa mai pha chút thương hại của người dân đối với cậu cai.
III/ Tổng kết:
• Học ghi nhớ: SGK/53
- Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội? + Đọc bài 2
- Bài ca dao nhắc lại lời của ai nói với ai?
- Thầy bói đã phán những gì? Theo em, cách nói ấy như thế nào ? - Bài ca dao phê phán điều gì?
- Hãy tìm những bài ca dao khác có nội dung tương tự? + Đọc bài 3:
- Mỗi con vật trong bài tượng trưng cho những hạng người nào trong xã hội xưa?
- Việc chọn các con vật "đóng vai" như thế lí thú ở những điểm nào?
- Cảnh tượng trong bài ca dao có phù hợp với đám tang không? - Bài ca dao này phê phán, châm biếm cái gì?
+ Đọc bài 4:
- Trong bài ca dao chân dung cậu cai được miêu tả như thế nào? - Em có nhận xét gì về nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này? Cả 4 bài ca dao đều có sử dụng nghệ thuật gì? nhằm thể hiện những nội dung gì? - Ýù kiến cá nhân - Đọc - Thảo luận nhóm - Đọc - Thảo luận - Ý kiến cá nhân E-Hướng dẫn tự học: 1) Bài vừa học:
- Học thuộc lòng 4bài ca dao.
- Tìm thêm 1 số bài ca dao có cùng chủ đề. 2) Bài sắp học: - Soạn bài: Đại từ.
- Tìm hiểu: + Khái niệm, vai trò, ngữ pháp. + Các loại đại từ.