A-Mục tiêu:
- Kiến thức: Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ, giúp tăng thêm vốn thành ngữ. - Kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng thành ngữ vào sự diễn đạt.
- Thái độ: GDHS vận dụng thành ngữ vào giao tiếp.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ. - Trò: SGK, vở bài tập.
C-Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là từ đồng âm ? Sử dụng từ đồng âm như thế nào ?
- Phân biệt sự khác nhau giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa? Đặt 1 câu có từ đồng âm ?
D-Bài mới:
* Vào bài: Trong lời ăn tiếng nói hàng ngày thường sử dụng thành ngữ để lời nói của mình sinh động hơn, gây ấn tượng mạnh đối với người nghe. Vậy thành ngữ là gì? Nó có đặc điểm như thế nào ta sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ
I/ Thế nào là thành ngữ ? * Bài tập :
- Cụm từ “lên thác xuống ghềnh” cuộc đời lận đận, vất vả, hoàn cảnh khó khăn, ngang trái
- Nhanh như chớp: rất nhanh.
* Ghi nhớ: SGK/ 144
* Hoạt động 1:
+ Gọi HS đọc câu ca dao.
- Nhận xét về cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”.
- Ta có thể thay 1 vài từ trong cụm từ này bằng những từ khác được không?
- Có thể chen thêm một vài từ vào cụm từ được không? - Có thể thay đổi vị trí của các từ trong cụm được không ?
==>Từ những nhận xét trên, em rút ra được kết luận gì về đặc điểm , cấu tạo của cụm từ “lên thác xuống ghềnh”?
- Giải nghĩa cụm từ “lên thác xuống ghềnh”? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh?
- Nhanh như chớp nghĩa là gì? ==>Cho biết thế nào là thành ngữ ?
- HS đọc. - Thảo luận nhóm Đại diện trình bày - Ý kiến cá nhân. - HS đọc ghi nhớ.
II/ Sử dụng thành ngữ : * Bài tập :
- “bảy nổi ba chìm”: VN
- Khi “tắt lửa tối đèn” làm phụ ngữ của DT “khi”.
* Ghi nhớ: SGK/ 144. III/ Luyện tập:
1) Xác định và giải thích nghĩa của thành ngữ :
a- Sơn hào hải vị: Món ăn ngon lạ, quý hiếm lấy ở rừng và biển.
- Nem công chả phượng: Món ăn ngon, quý hiếm.
b- Khỏe như voi: Rất khỏe.
- Tứ cố vô thân: Không có ai thân thuộc. c- Đặc điểm mồi tóc sương: Già, tuổi cao. 2) Điền thêm:
- Lời ăn tiếng nói. - Một nắng hai sương. - Ngày lành tháng tốt.
* Hoạt động 2: Gọi HS đọc 2 câu thơ SGK/ 144. - Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ . Bảy nổi ba chìm.
Tắt lửa tối đèn.
- Nếu ta thay 2 thành ngữ trên bằng cụm từ đồng nghĩa : Long đong, phiêu dạt – Khó khăn hoạn nạn Thì cách diễn đạt nào sẽ hay hơn, có tính hình tượng và biểu cảm hơn?
- Hãy so sánh 2 cách diễn đạt trên và phân tích cái hay của việc dùng thành ngữ . + HS đọc ghi nhớ: * Hoạt động 3: + Đọc bài tập 1. - Xác định thành ngữ . - Giải thích nghĩa.
+ Đọc bài tập : điền thêm từ để tạo thành ngữ .
- HS đọc - Thảo luận nhóm Đại diện trình bày - Đọc. - HS thảo luận Cử đại diện trả lời. - Ý kiến cá nhân. E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học: - Thuộc 2 ghi nhớ: - Làm bài tập 2, 4/145. 2) Bài sắp học:
- Trả bài kiểm tra văn, tiếng Việt .
G- Bổ sung: