A-Mục tiêu:
- Kiến thức: +Thấy được tính độc đáo trong việc thể hiện tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. + Bước đầu nhận biết phép đối trong câu cùng với tác dụng của nó.
- Kĩ năng: Rèn đọc và phân tích thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. - Thái độ: GD HS tình yêu quê hương của mình.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: SGK, bài soạn, bảng phụ. - Trò: SGK, vở bài tập.
C-Tổ chức dạy và học:
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
- Đọc phiên âm và dịch bài thơ “Tĩnh dạ tứ” – Bài thơ thể hiện tình cảm gì? - Cho biết phép đối ở 2 câu thơ như thế nào ?
3) Bài mới:
Vào bài : Xa quê nhớ quê là lẽ tất nhiên, nhưng về quê mà vẫn còn ngậm ngùi mới là điều lạ. đó chính là tình cảm của nhà thơ Hạ Tri Chương trong bài thơ “Hồi hương ngẫu thư” …
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ
I/ Giới thiệu tác giả , tác phẩm : Học chú thích */127 II/ Đọc – tìm hiểu chú thích :
* Hoạt động 1: + Gọi HS đọc chú thích * /127.
- Dựa vào chú thích em hãy cho biết vài nét về nhà thơ Hạ Tri Chương và hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
- GV nhận xét – bổ sung.
* Hoạt động 2:
- Đọc
III/ Tìm hiểu văn bản : 1) Hai câu thơ đầu: Sử dụng phép đối:
- Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi. - Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Và bằng lời kể, câu tả hai câu thơ đã cho ta thấy tác giả xa quê lâu, khi trở về tuổi tác, vóc dáng, mái tóc của nhà thơ đã thay đổi, nhưng giọng nói quê hương thì vẫn không thay đổi; đã làm nổi bật tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương .
- GV hướng dẫn cách đọc: giọng trầm – nhẹ Tình cảm. - Câu cuối nhịp 2/5.
- GV đọc mẫu (phiên âm) Gọi 2 em đọc lại Nhận xét. - HS giải nghĩa các yếu tố Hán Việt trong từng câu.
- HS đọc bản dịch nghĩa, dịch thơ Nhận xét cách dịch nghĩa, dịch thơ của tác giả ?
* Hoạt động 3: + Gọi HS đọc lại bản phiên âm.
- Em có nhận xét gì về thể thơ ở bản phiên âm và bản dịch nghĩa thơ? (TNTT)
- Ở phần dịch thơ có câu nào dich không sát nghĩa so với bản phiên âm? (Trẻ con … không chào) + Đọc lại bản phiên âm – Em hiểu gì về tựa đề của bài thơ?
- Dựa vào nội dung, bố cục bài thơ được chia làm mấy phần? Ghi bảng. - Hai câu thơ đầu kể lại những sự việc gì?
- Theo em 3 yếu tố (vóc dáng, mái tóc và tuổi tác) phụ thuộc vào điều gì? (thời gian) - Giọng quê không đổi phụ thuộc vào yếu tố gì? (yếu tố con người) - Giọng nói quê hương không đổi thể hiện tình cảm gì của tác giả ? - Hai câu thơ này tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? - Chỉ ra phép đối trong hai câu thơ?
(Câu 1 đã chỉnh lời lẫn ý, nhưng câu 2 đã chỉnh lời và ý chưa? (chỉnh ý nhưng chưa chỉnh lời)
- Trong câu thơ thứ nhất, tác giả đã sử dụng những cặp từ có nghĩa như thế nào với nhau để thực hiện phép đối? (Từ có nghĩa trái ngược nhau)
- Nêu tác dụng của phép đối? (Dùng 1 yếu tố thay đổi để làm nổi bật 1 yếu tố không thay đổi)
- Để biểu đạt tình cảm đó tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt gì? (kể và tả) Nhằm mục đích gì? gián tiếp thể hiện tình cảm đối với quê hương . - Tình cảm sâu nặng với quê hương – theo em trước khi về quê nhà thơ sẽ có
- HS đọc - Ý kiến cá nhân. - Đọc - Ý kiến cá nhân. - Đọc. - Ý kiến cá nhân. - Ý kiến cá nhân. - Ý kiến cá nhân.
2) Hai câu thơ cuối:
Trở về quê, tác giả gặp tình huống bất ngờ: bị coi là “khách” trên chính quê hương của mình. Điều đó khiến ông ngậm ngùi, xót xa.
IV/ Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK/ 128
tâm trạng như thế nào?(bồi hồi, xốn xang vì mong gặp lại người thân, bạn bè)
Liệu rằng mong ước ấy của nhà thơ có trở thành hiện thực? + Đọc 2 câu thơ cuối của bản phiên âm và 2 bản dịch.
- Có tình huống bất ngờ nào đã xảy ra khi nhà thơ vừa về đến quê nhà? Tại sao lại có chuyện xảy ra như vậy? có lý hay vô lý?
- Tâm trạng của nhà thơ trong tình huống đó? GV nhận xét bình giảng.
- Cho biết giọng điệu của hai câu trên và hai câu dưới có gì khác nhau? Sự khác nhau ấy nói lên điều gì?
- Vì sao đầu đề bài thơ cho biết tác giả tình cờ viết, không định làm thơ nhưng sao bài thơ lại viết và bài thơ lại trở nên hay và độc đáo đến vậy? - Tình cảm quê hương trong bài thơ “Tĩnh dạ tứ” và “Hồi hương ngẫu thư” có gì giống và khác nhau?
- Em hãy cho biết bài thơ có những nét đặc sắc gì về nội dung và nghệ thuật ? + HS đọc ghi nhớ. - Đọc. - Thảo luận nhóm Đại diện trình bày - Ý kiến cá nhân. - Ý kiến cá nhân. - Đọc. E-Hướng dẫn tự học: 1) Bài vừa học:
- Thuộc lòng bản phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. - Phân tích nét độc đáo của bài thơ.
- Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về tình yêu quê hương. 2) Bài sắp học: Soạn bài: “Từ trái nghĩa”
- Tìm hiểu: + Khái niệm và cách sử dụng từ trái nghĩa.