Ngày soạn: 22/11 /2006
- Kiến thức: HS tự đánh giá được năng lực viết văn biểu cảm của mình, sửa lỗi. - Kĩ năng: Củng cố kiến thức về văn biểu cảm , kĩ năng liên kết văn bản . - Thái độ: Có ý thức, làm bài tốt hơn.
B-Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: Bài sai của HS có sửa chữa. - Trò: Bài làm của mình.
C-Tổ chức dạy và học:
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các bước làm bài văn biểu cảm ? 3) -Bài mới:
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ
* Đề bài:
Nêu cảm nghĩ về một loài cây mà em thích nhất. I/ Định hướng:
1) Thể loại: Văn biểu cảm .
2) Nội dung : Về loài cây em yêu thích nhất. II/ Dàn bài:
1) MB:
Giới thiệu loài cây và lý do mà em yêu thích. 2) TB:
- Miêu tả những nét nổi bật của cây, nêu cảm xúc của em. - Nêu những đặc điểm , phẩm chất, tính chất của cây. - Ích lợi của cây trong cuộc sống con người, trong cuộc sống của em.
- Kể lại những kỷ niệm của em với cây.
- Những suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn của em trong từng ý.
+ GV ghi đề bài, gọi HS đọc đề bài. - Đề văn này thuộc thể loại gì?
- Nội dung của đề bài?
- HS đọc.
3) KB:
Tình yêu của em với loài cây đó. III/ Nhận xét:
1) Ưu điểm:
- Viết đúng thể loại văn biểu cảm .
- Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, có hình ảnh và cảm xúc. - Ý phong phú, dồi dào, ít trùng lặp.
- Một số bài có ý sáng tạo đặc biệt, biết liên hệ nhiều với thực tế.
2) Hạn chế:
- Còn một số em viết bài còn thiên về miêu tả và tự sự , chưa nêu nên cảm xúc , chưa nhắc đến kỷ niệm hay lợi ích của cây.
- Sai lỗi chính tả, diễn đạt còn lủng củng, ý rời rạc .
- GV nhận xét bài làm của HS. - GV gọi HS lên bảng sửa lỗi. + Diễn đạt
+ Dùng từ + Chính tả.
- GV đọc 1 số bài HS viết hay để các em học tập – Phát huy lần sau làm tốt hơn.
- HS lên bảng sửa lỗi.
E-Hướng dẫn tự học:
1) Bài vừa học:
- Viết lại bài văn sau khi đã sửa. - Ôn lại cách làm bài văn biểu cảm . 2) Bài sắp học: Thành ngữ.
- Tìm hiểu: + Khái niệm, cách sử dụng thành ngữ. + Sưu tầm những thành ngữ mà em biết.
G- Bổ sung: