Các doanh nghiệp du lịch

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 111)

7. Kết cấu luận văn

3.3.3. Các doanh nghiệp du lịch

Doanh nghiệp khai thác du lịch phải dựa trên quan điểm phát triển bền vững, thân thiện với môi trƣờng, cần thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trƣờng nói chung và bảo vệ môi trƣờng du lịch nói riêng.

Phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sử dụng không đúng mục đích các dạng tài nguyên và làm tổ hại đến môi trƣờng khu vực khai thác du lịch.

Hạn chế việc đƣờng bê tông hóa hay nhựa hóa trong khuôn viên doanh nghiệp để tăng khả năng trao đổi chất giữa môi trƣờng đất và không khí.

108

Bố trí hợp lý các thùng rác, nhà vệ sinh hợp lý tại khu, điểm du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch khác, sử dụng các trang thiết bị vệ sinh tiết kiệm nƣớc, thân thiện với môi trƣờng,

Phải có hệ thống xử lý nƣớc thải, tránh việc xả nƣớc thải chƣa qua xử lý vào môi trƣờng. Nƣớc thải sau xử lý có thể thu hồi và tái sử dụng cho việc tƣới cây trong khu du lịch.

Hạn chế việc sử dụng các loại phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong việc chăm sóc cây cảnh để hạn chế gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất và nguồn nƣớc ngầm.

Hạn chế việc di chuyển trong khu du lịch bằng các phƣơng tiện vận chuyển sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nên sử dụng các phƣơng tiện vận chuyển nhƣ xe đạp, xe điện để hạn chế ô nhiễm không khí.

Thực hiện nghiêm túc chƣơng trình quản lý môi trƣờng và quan trắc môi trƣờng nhƣ trong báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng đã cam kết.

Tham gia tích cực các hoạt động tuyên truyền, phổ biến vai trò của môi trƣờng tự nhiên, hiện trạng môi trƣờng du lịch tự nhiên hiện nay và ý thức bảo vệ môi trƣờng du lịch cho đội ngũ nhân viên và du khách.

109

Tiểu kết chƣơng 3

Thành phố Đà Lạt là một trong những khu vực trọng điểm du lịch của cả nƣớc và khu vực Tây Nguyên. Thành phố Đà Lạt chủ yếu dựa vào thế mạnh về môi trƣờng tự nhiên để phát triển du lịch với khí hậu mát mẻ, hệ thống thác, hồ, rừng thông,… đa dạng. Thời gian gần đây, công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch tự nhiên của thành phố đã đƣợc sự quan tâm, đầu tƣ của các ban ngành địa phƣơng.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà môi trƣờng du lịch tự nhiên hiện nay vẫn chƣa đƣợc đầu tƣ khai thác thỏa đáng, nhiều tiềm năng còn chƣa đƣợc khai thác và nhìn chung việc khai thác du lịch chƣa thực sự đảm bảo theo các nguyên tắc của phát triển bền vững. Môi trƣờng du lịch tự nhiên đang tiếp tục bị suy giảm về chất lƣợng.

Vì vậy, việc đƣa ra những định hƣớng và giải pháp cho công tác quy hoạch và tổ chức khai thác, quản lý môi trƣờng du lịch tự nhiên trên địa bàn thành phố Đà Lạt là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng cần sự chung tay góp sức của mọi tầng lớp, mọi thành phần trong xã hội

Để khai thác và bảo vệ môi trƣờng du lịch tự nhiên đạt hiệu quả cao, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về: tổ chức quản lý; đầu tƣ; giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Các giải pháp này cần đƣợc thực hiện trong thời gian dài và sự nỗ lực hợp tác chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành du lịch, các ban ngành liên quan, các doanh nghiệp du lịch và cộng đồng địa phƣơng.

110

KẾT LUẬN

Luận văn tập trung nghiên cứu tiềm năng và thực trạng khai thác môi trƣờng du lịch tự nhiên tại thành phố Đà Lạt, từ đó đề xuất những định hƣớng và giải pháp khai thác môi trƣờng du lịch tự nhiên trên địa bàn này. Qua quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả rút ra một số kết luận sau:

1. Du lịch là ngành kinh tế - xã hội có mối quan hệ mật thiết với môi trƣờng, đặc biệt là môi trƣờng tự nhiên. Những đặc điểm về cơ cấu, thành phần, tính đa dạng và chất lƣợng của môi trƣờng tự nhiên có ảnh hƣởng quan trọng đến các hoạt động du lịch. Sức hấp dẫn của môi trƣờng du lịch tự nhiên là một trong những điều kiện đặc biệt quan trọng để phát triển du lịch. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch cũng tác động đến môi trƣờng du lịch tự nhiên theo cả 2 chiều hƣớng tích cực và tiêu cực.

2. Thành phố Đà Lạt từ lâu đã là một thành phố du lịch nổi tiếng trong và ngoài nƣớc với khí hậu trong lành, mát mẻ, nhiều thác, hồ và cảnh quan thiên nhiên đẹp nhƣ hồ Xuân Hƣơng, hồ Than Thở, thác Cam Ly, hồ Tuyền Lâm, thác Đatanla,…làm say đắm lòng ngƣời,... với những truyền thuyết nổi tiếng đã đi vào lòng ngƣời khiến rất nhiều ngƣời mơ ƣớc đƣợc một lần đặt chân lên vùng đất này.

3. Hiện nay, hầu hết các điểm, khu du lịch đều đang rơi vào tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc, rừng thông bị chặt phá,... do hoạt động du lịch diễn ra ồ ạt, thiếu bền vững và do ngƣời dân xả rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp chƣa qua xử lý ra môi trƣờng, làm mất đi hình ảnh Đà Lạt đẹp và thơ mộng trong mắt du khách.

Chính quyền và ngành du lịch Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung đã tổ chức rất nhiều hội thảo, thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về cải thiện môi trƣờng du lịch tự nhiên của thành phố nhƣng chƣa mang lại hiệu quả nhƣ mong muốn, chƣa giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm ở các điểm, khu du lịch hiện nay. Nguyên nhân của thực trạng này là do công tác quản lý chƣa chặt chẽ, biện pháp tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng cho cộng đồng địa phƣơng và khách du lịch chƣa hiệu quả, chƣa đầu tƣ thỏa đáng cho xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị xử lý ô nhiễm tại các điểm, khu du lịch.

111

4. Để khai thác và bảo vệ hiệu quả môi trƣờng du lịch tự nhiên trên địa bàn thành phố Đà Lạt, tác giả luận văn đã đề xuất một số định hƣớng và giải pháp đồng bộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên ở Đà Lạt hiện nay và quy hoạch phát triển du lịch tự nhiên mạnh mẽ hơn trên cơ sở những lợi thế đặc thù của địa phƣơng.

Qua đề tài, tác giả mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc giữ gìn và bảo vệ môi trƣờng du lịch tự nhiên vốn có của Đà Lạt, trả lại hình ảnh những đồi thông, những vƣờn hoa bạt ngàn, những hồ và thác nƣớc nổi tiếng, với khí hậu mát mẻ quanh năm và cảnh quan thiên nhiên quyến rũ hiếm nơi nào có đƣợc,... để thành phố Đà Lạt xứng đáng là một trong những trọng điểm du lịch của cả nƣớc, thu hút ngày càng đông đảo du khách trong nƣớc và quốc tế.

112

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tham khảo tiếng Việt:

1. Ban Chỉ đạo Tây Nguyên (2006), Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, NXB Chính trị Quốc gia

2. Nguyễn Tri Diện (2000), Đà Lạt điểm hẹn năm 2000, NXB Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh

3. Nguyễn Văn Đính (2009), Kinh tế du lịch. NXB LĐXH, Hà Nội

4. Nguyễn Đình Hòe (2009), Phát triển triển du lịch bền vững. NXB Giáo dục, Hà Nội

5. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

6. Đỗ Thị Ngọc Lan (1996), Môi trường tự nhiên trong hoạt động sống của con người, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội

7. Phạm Trung Lƣơng (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội

8. Văn Phong (2001), Cẩm nang du lịch Đà Lạt, Nxb Văn nghệ tp Hồ Chí Minh 9. Mai Hà Phƣơng (2011), Tài liệu Du lịch sinh thái, Lƣu hành nội bộ (Trƣờng Đại

học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh)

10.Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch. 11.Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Bảo vệ môi

trường.

12.Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Lâm Đồng (2003), Danh lam thắng cảnh Lâm Đồng.

13.Lê Văn Thăng (chủ biên), 2005, Giáo trình Du lịch và Môi trường, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

14.Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học Du lịch, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

113

16.Trần Văn Thông(2005), Quy hoạch du lịch, NXB Đại học Quốc gia, thành phố Hồ Chí Minh

17.Đinh Văn Thiên (2010), Tây nguyên vùng đất, con người, NXB Quân đội nhân dân

18.Tổng cục Du lịch (2010), Non nước Việt Nam, Trung tâm công nghệ thông tin du lịch, Hà Nội

19.Trần Sỹ Thứ, nhiều tác giả (2008), Địa chí Đà Lạt, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh

20. Nguyễn Hữu Tranh (2001) Đà Lạt năm xưa, NXB thành phố Hồ Chí Minh 21.Lê Trình (2000) Đánh giá tác động môi trường - Phương pháp và ứng dụng,

NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Hà Nội

22.Ủy ban nhân dân thành phố Đà Lạt (1995), Đà Lạt thành phố cao nguyên, NXB thành phố Hồ Chí Minh

23.Bùi Thị Hải Yến (2010), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục

II. Các văn bản của địa phương:

24.Cục Thống kê tỉnh Lâm Đồng, Niên giám thống kê Lâm Đồng các năm: 2009, 2011, 2013

25.HĐND tỉnh Lâm Đồng, Nghị quyết về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội tỉnh Lâm Đồng năm 2009 và 2010

26.Sở Tài nguyên Môi trƣờng tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2006-2010

27.Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Báo cáo tổng kết hoạt động du lịch các năm 2009, 2010, 2011, 2012, 2013

28.Thành ủy Đà Lạt, Nghị quyết số 03-NQ/TH.U về Phát triển du lịch chất lượng cao trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2011-2015

29.Tỉnh ủy Lâm Đồng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII và lần thứ IX

114

30.Tỉnh ủy Lâm Đồng, Các báo cáo tổng kết tình hình thực hiện các Nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội các năm 2009, 2010, 2011

31.Tỉnh ủy Lâm Đồng, Nghị quyết số: 04 - NQ/TU về Phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2011- 2015

32.Trung tâm xúc tiến Đầu tƣ Thƣơng mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, Đề án xúc tiến du lịch du lịch tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2010 – 2015

33.UBND tỉnh Lâm Đồng, Quyết định số 1369/QĐ-UBND, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020

34.UBND tỉnh Lâm Đồng, Quyết định số 530/QĐ-UBND, Quy hoạch chi tiết xây dựng khu dịch Cam Ly - Măng Lin, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

35.UBND tỉnh Lâm Đồng, Quyết định số 16/2000/CT-UB về việc “Tăng cường giữ gìn trật tự, trị an và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch”

III. Các trang web:

36. http://www.baolamdong.vn 37. http://www.dalat-info.vn 38. http://www.dulichvn.org.vn 39. http://www.lamdong.gov.vn 40. http://www.moitruongdulich.vn 41. http://www.vietnam-tourism.com 42. http://www.vietnamtourism.gov.vn 43. http://www.vietnamtourism-info.com 44. http://www.wikipedia.org

PHỤ LỤC 1

Bảng 1.1: Chỉ tiêu khí hậu và mức độ thích nghi của con người

Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ TB năm (0C) Nhiệt độ TB tháng nóng nhất (0C) Biên độ năm của nhiệt độ TB (0C) Lƣợng mƣa năm (mm) 1 Thích nghi 18-24 24-27 < 6 1250-1900 2 Khá thích nghi 24-27 27-29 6-8 1900-2550 3 Nóng 27-29 29-32 8-14 >2550 4 Rất nóng 29-32 32-35 14-19 <1250 5 Không thích nghi >32 >35 >19 <650

Nguồn: Du lịch và môi trường-UNEP, 2003

Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí trung bình tháng của thành phố Đà Lạt, giai đoạn 2010-2013 Đơn vị tính: °C Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2010 16.3 17.5 18.7 19.4 20.4 20.1 19.2 18.4 18.9 18.5 17.8 16.8 2011 15.9 16.6 17.4 18.6 19.3 19.6 18.9 19.1 18.7 18.5 18.2 16.5 2012 16.9 17.4 18 19.3 19.8 19.3 19 19.3 18.6 18.5 18.5 17.4 2013 16.1 17.7 18.8 19.8 20.1 19.4 19.3 18.9 18.3 18.1 17.8 16.2

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2014

Bảng 2.2: Lượng mưa các tháng ở Đà Lạt, giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: mm

Tháng

Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

2010 71 4 63 261 146 246 254 115 196 355 230 62 2011 1 0 58 99 258 278 270 262 134 211 52 25

2012 19.2 88.2 49 280.4 314.8 127.1 215.3 129.5 406 155.6 68.8 4.8 2013 4.7 1.3 125.9 243.6 268.4 356.2 194.3 139.2 389.7 129.4 175.2 2.2

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2014

Bảng 2.3: Độ ẩm không khí trung bình tháng ở Đà Lạt, giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: % Tháng Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2010 82 70 81 85 87 88 90 91 91 92 91 85 2011 86 76 83 82 86 89 90 88 91 90 82 84 2012 83 82 79 86 87 87 87 87 90 84 85 82 2013 82 82 81 83 87 87 87 87 90 84 83 82

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng, 2014

Bảng 2.5: Kết quả khảo sát đánh giá của du khách về chất lượng môi trường nước tại các hồ/thác ở Đà Lạt

Chất lƣợng môi trƣờng Rất sạch Không sạch lắm Ô nhiễm

Tỉ lệ du khách đồng ý (%) 17% 45% 38%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Bảng 2.4: Kết quả khảo sát đánh giá của du khách về hiện trạng môi trường không khí tại Đà Lạt

Chất lƣợng môi trƣờng Rất trong lành Hơi ngột ngạt,

có dấu hiệu ô nhiễm Ngột ngạt

Tỉ lệ du khách đồng ý (%) 72 20 8

Bảng 2.6: Kết quả khảo sát đánh giá của du khách về thực trạng môi trường sinh học tại thành phố Đà Lạt

Chỉ tiêu Đa dạng Bình thƣờng Đơn điệu

Hệ thực vật ở thành phố Đà Lạt 65% 20% 15%

Hệ động vật ở thành phố Đà Lạt 10% 25% 65%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Bảng 2.7: Kết quả khảo sát đánh giá của du khách về thực trạng rừng thông tại thành phố Đà Lạt

Thực trạng rừng thông Đƣợc bảo vệ tốt

Bị suy giảm nhiều so với trƣớc đây

Suy giảm nghiêm trọng

Kết quả đánh giá của

du khách 15% 55% 30%

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

Bảng 2.8: Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố Đà Lạt giai đoạn 2009-2013 Năm Tổng số Khách sạn 1 - 5 sao Số phòng Ngày lƣu trú BQ Công suất sử dụng phòng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) 2009 673 85 - 11.000,0 2,40 56,0 2010 696 118 38,8 11.416,0 2,40 55,0 2011 715 173 46,6 11.356,0 2,40 59,0 2012 749 202 16,7 11.975,0 2,40 58 2013 812 255 26,2 12.823,0 2,45 58 Nguồn: Sở VH-TT-DL tỉnh Lâm Đồng, 2014

Bảng 2.9: Cơ cấu nguồn nhân lực du lịch ở thành phố Đà Lạt

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013

Lao động du lịch (trực tiếp) Ngƣời 7.500 8.000 8.500 9.000 9.500

Tỉ lệ qua đào tạo % 40 50 55 65 70

Nguồn: Sở VH-TT-DL tỉnh Lâm Đồng, 2014

Bảng 2.10: Số lượt khách đến thành phố Đà Lạt giai đoạn 2009-2013

Năm

Tổng cộng Nội địa Quốc tế

Ngàn lượt Tăng trưởng (%) Ngàn lượt Tăng trưởng (%) Ngàn lượt Tăng trưởng (%) 2009 2.500,0 - 2.370,0 - 130,0 - 2010 3.115,0 24,6 2.951,5 24,5 163,5 25,8 2011 3.527,0 13,2 3.345,8 13,4 181,2 10,8 2012 3.937,0 11,6 3.736,4 11.7 200,6 10,7 2013 4.300,0 9,2 4.071,5 9,0 228,5 14,0 Nguồn: Sở VH-TT-DL tỉnh Lâm Đồng,2013

Bảng 2.11: Doanh thu xã hội từ du lịch ở thành phố Đà Lạt giai đoạn 2009-2013

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu xã hội từ

hoạt động du lịch 3.400,0 4.500,0 6.000,0 6.690,0 7.740,0

Nguồn: Sở VH-TT-DL tỉnh Lâm Đồng,2013

Bảng 2.12: Sức chứa du khách tại một số điểm/khu du lịch trên địa bàn Thành phố Đà Lạt

STT Điểm/Khu du lịch

Sức chứa du khách Sức chứa trong ngày

(lƣợt khách/ngày)

Sức chứa thƣờng xuyên (khách)

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)