Thực tiễn về khai thác du lịch tự nhiên và bảo vệ môi trƣờng

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 35)

7. Kết cấu luận văn

1.3. Thực tiễn về khai thác du lịch tự nhiên và bảo vệ môi trƣờng

Có thể nói vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung rất đƣợc quan tâm trong những năm gần đây, vì sự phát triển của bất kỳ ngành kinh tế nào muốn bền vững đều đòi hỏi phải gắn liền với việc bảo vệ môi trƣờng. Ngành du lịch cũng là một ngành kinh tế rất nhạy cảm với chất lƣợng của môi trƣờng tự nhiên, vì đây là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và có tính xã hội hóa cao, sự suy thoái của môi trƣờng tự nhiên tại một điểm du lịch sẽ kéo theo sự sụt giảm về số lƣợng du khách.

32

Trong hoạt động du lịch, môi trƣờng tự nhiên đƣợc xem là yếu tố quan trọng hàng đầu, trực tiếp ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm du lịch, quyết định đến khả năng thu hút du khách và sự phát triển của du lịch. Vì vậy, việc tổ chức kinh doanh, khai thác du lịch cần phải tính toán kỹ lƣỡng khi tác động đến các tố cấu thành nên từng môi trƣờng du lịch tự nhiên thành phần cũng nhƣ môi trƣờng du lịch tự nhiên nói chung.

Hiện nay, thực trạng môi trƣờng du lịch tự nhiên ở nƣớc ta đang bị đe dọa. Việc phát triển nhanh chóng của các hoạt động du lịch đã làm cho môi trƣờng tự nhiên ngày càng trở nên tồi tệ, nhiều khu rừng bị chặt phá, ô nhiễm nguồn nƣớc, ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng, nhiều loài động vật hoang dã bị thu hẹp nơi cƣ trú,…. và biểu hiện mất cân bằng hệ sinh thái ở nhiều điểm/khu du lịch tự nhiên ngày càng trở nên rõ nét.

Phần lớn tài nguyên du lịch đƣợc khai thác là những nguồn tài nguyên có thể tái tạo đƣợc. Do vậy, việc khai thác các nguồn tài nguyên để phát triển du lịch cần phải đảm bảo ở mức cân bằng, không đƣợc khai thác chúng quá mức dẫn tới sự suy thoái môi trƣờng tự nhiên, giảm tính hấp dẫn và sự đa dạng sinh học của các khu vực đã và đang khai thác du lịch tự nhiên.

Các loại hình du lịch tự nhiên cần đƣợc phát triển hợp lí và phải trở thành các loại hình du lịch sinh thái theo đúng nghĩa bởi đó là xu hƣớng tất yếu trong thời đại ngày nay, đó là phát triển du lịch có trách nhiệm, phát triển du lịch bền vững.

Vấn đề bảo vệ môi trƣờng du lịch tự nhiên là trách nhiệm của toàn xã hội, từ các cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch, các cơ sở kinh doanh lƣu trú, các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp vận chuyển, các cơ quan quản lý khu điểm du lịch, khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng đều phải chung tay góp sức để bảo vệ nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá, đồng thời vì chính sự phát triển của du lịch.

1.3.1. Ở Việt Nam:

Nhìn chung, môi trƣờng du lịch tự nhiên ở nhiều nơi trên đất nƣớc ta hiện vẫn đƣợc bảo tồn khá tốt. Đặc biệt, cho đến nay, trên cả nƣớc có 3 di sản thiên nhiên thế giới (2 di sản thiên nhiên, 1 di sản hỗn hợp), 8 khu dự trữ sinh quyển, 65

33

khu bảo tồn thiên nhiên và 30 vƣờn quốc gia. Trong đó, nhiều khu vực đã và đang đƣợc khai thác du lịch, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nƣớc.

Địa chất - địa hình: nƣớc ta có một quá trình lịch sử phát triển địa chất lâu dài và đa dạng, bao gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển phân hóa rõ nét.

Địa hình nƣớc ta với 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 là đồng bằng, đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn, đây là lợi thế để khai thác phát triển du lịch tự nhiên nhƣ: SaPa, Điện Biên, Côn Đảo, Đà Lạt,… với các loại hình du lịch nhƣ: du lịch sinh thái, tham quan, khám phá tìm hiểu, du lịch nghỉ dƣỡng,…

Trong khu vực địa hình Karst có cảnh quan kỳ thú và rất nhiều hang động có vẻ đẹp lộng lẫy, trong đó có một số hang động đã và đang đƣợc khai thác du lịch nhƣ: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), động Phong Nha (Quảng Bình), Tam Cốc-Bích Động (Ninh Bình),… với các loại hình du lịch nhƣ tham quan, khám phá tìm hiểu,…

Nƣớc ta có đƣờng bờ biển dài 3.260 km, với gần 4 ngàn hòn đảo lớn nhỏ, có nhiều bãi tắm đẹp,… đang đƣợc khai thác để phát triển du lịch biển, du lịch nghỉ dƣỡng,…. Một số địa điểm du lịch biển nổi tiếng nhƣ: Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết, Phú Quốc,…

Khí hậu: khí hậu ở nƣớc ta mang đặc trƣng nhiệt đới gió mùa ẩm, có sự phân hóa theo mùa, theo độ cao, theo chiều Bắc - Nam và Đông - Tây. Nhiều khu vực có phong cảnh đẹp và điều kiện khí hậu thuận lợi đang phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh là SaPa, Đà Lạt, Tam Đảo, Mẫu Sơn,…

Môi trường nước ở nƣớc ta khá thuận lợi cho việc phát triển du lịch, với hệ thống sông, suối, hồ phân bố rộng khắp trên cả nƣớc nhƣ hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long, hồ Ba Bể, và các bãi biển đẹp từ Bắc vào Nam… Các nguồn nƣớc khoáng, nƣớc nóng dồi dào ở Kim Bôi (Hòa Bình), Vĩnh Hảo (Bình Thuận), Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu),… đã và đang đƣợc khai thác để phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch thể thao, tham quan, du lịch chữa bệnh, du lịch nghỉ dƣỡng,…

Sinh vật: nƣớc ta có hệ động thực vật phong phú, đa dạng với nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,… là nơi cƣ trú của nhiều

34

loài động, thực vật, trong đó có rất nhiều loài đƣợc liệt vào Sách Đỏ của thế giới. Một số điểm du lịch hấp dẫn nhƣ: Vƣờn quốc gia Ba Bể (Bắc Cạn), Rừng ngập mặn Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh), Vƣờn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), vƣờn quốc gia cát tiên, Vƣờn Quốc Gia Cúc Phƣơng với các loại hình nhƣ du lịch sinh thái, tham quan, nghiên cứu, du lịch mạo hiểm.

Trong những năm gần đây, nhận thức đƣợc tác động tiêu cực của du lịch đến môi trƣờng tự nhiên, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm khắc phục sự xuống cấp của môi trƣờng tự nhiên tại nhiều điểm và khu du lịch trên địa bàn cả nƣớc. Nhiều chính sách quan trọng về việc quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trƣờng đã đƣợc ban hành và thực hiện, góp phần tăng cƣờng quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên tự nhiên, phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm và suy thoái của môi trƣờng nói chung, trong đó có môi trƣờng du lịch tự nhiên.

Hệ thống quản lý Nhà nƣớc về công tác bảo vệ môi trƣờng đƣợc hình thành từ cấp Trung ƣơng tới địa phƣơng. Công tác quản lý môi trƣờng, giáo dục ý thức và trách nhiệm cho mọi tổ chức, cá nhân, ngày càng đƣợc mở rộng và nâng cao chất lƣợng, từng bƣớc đƣợc đƣa vào chƣơng trình giảng dạy ở tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục.

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành quy chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch nhằm bảo vệ môi trƣờng du lịch, ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trƣờng trong quá trình tiến hành các hoạt động du lịch, bảo đảm phát triển du lịch một cách bền vững.

Từ điều 29 đến điều 31, chƣơng IV, Luật Bảo vệ Môi trƣờng (2006), đã đƣa ra các quy định về việc sử dụng, khai thác vào bảo tồn nguồn tài nguyên tự nhiên.

Điều 9, Luật Du lịch Việt Nam (2005), đã đặt ra công tác bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch, nhằm đảm bảo môi trƣờng du lịch xanh, sạch, đẹp, ngăn ngừa và khắc phục hiện tƣợng ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng, sự cố môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành liên quan nhƣ:

35

Khoản 3, điều 9 quy định: “UBND cần có biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trƣờng du lịch phù hợp với thực tế của địa phƣơng”.

Khoản 4, điều 9 quy định: “Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lý rác thải trong quá trình hoạt động kinh doanh, khắc phục các tác động tiêu cực do hoạt động kinh doanh của mình gây ra cho môi trƣờng”.

Khoản 5, điều 9 quy định: “Trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng của khách du lịch và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng trong việc bảo vệ và giữ gìn cảnh quan môi trƣờng”.

Bên cạnh đó, Quốc hội đã ban hành một số luật nhằm bảo vệ môi trƣờng, tôn tạo và phát triển môi trƣờng du lịch tự nhƣ: Luật Bảo vệ Môi trƣờng (2006), Luật Bảo vệ và phát triển rừng (1991), Luật Đất đai (1993), Luật Tài nguyên nƣớc (1998). Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan cũng ban hành nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Luật bảo vệ Môi trƣờng. Hệ thống các văn bản đến nay khá đầy đủ đã góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trƣờng của cả nƣớc.

1.3.2. Ở tiểu vùng du lịch Tây Nguyên

Tây Nguyên là một vùng lãnh thổ rộng 55,6 nghìn km2, nằm ở phần phía Nam của dãy Trƣờng Sơn, chiếm 1/6 diện tích cả nƣớc, trải dài từ 11-15 vĩ độ bắc, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

Tây nguyên là nơi dồi dào về tiềm năng du lịch tự nhiên với nhiều thắng cảnh đẹp nổi tiếng và hệ động thực vật vô cùng hấp dẫn, đa dạng nhƣ: thác Bảy Nhánh, hồ Lắk, VQG Yok Đôn, VQG Chƣ Yang Sin (tỉnh Đắk Lắk); hồ Yaly, VQG Chƣ Mom Ray, khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum); hồ Xuân Hƣơng, hồ Tuyền Lâm, KDL ĐanKia Suối Vàng, VQG Cát Tiên, khu bảo tồn thiên nhiên Bidoup (tỉnh Lâm Đồng); Biển Hồ, thác Yama Yang Yung, VQG Kon Ka Kinh, khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chƣ Răng (tỉnh Gia Lai); cụm thác Đray Sáp – Gia Long – Trinh Nữ, khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng ( tỉnh Đắk Nông),… đã tận dụng lợi thế và tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng thu hút du khách trong và ngoài nƣớc.

36

Với tiềm năng du lịch tự nhiên dồi dào, Tây Nguyên đang phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghiên cứu, khám phá, mạo hiểm, du lịch chữa bệnh,… ở nhiều khu vực với các sản phảm du lịch khá phong phú nhƣ: khám phá các khu rừng nguyên sinh, vƣợt thác, băng rừng, vƣợt sông bằng thuyền, cƣỡi voi đi dạo, chinh phục các đỉnh núi cao,…

Thời gian gần đây, do sự tăng nhanh về dân số, tập quán du canh du cƣ tự do, tình trạng đốt rừng làm nƣơng rẫy của đồng bào dân tộc thiểu số, việc phát triển du lịch thiếu quy hoạch và không có sự đầu tƣ cho việc bảo vệ môi trƣờng đã dẫn đến việc môi trƣờng du lịch tự nhiên tại một số điểm du lịch đang bị khai thác quá mức, nguồn tài nguyên tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị cạn kiệt, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng.

Hoạt động bảo vệ môi trƣờng du lịch tự nhiên ở khu vực Tây Nguyên chƣa đƣợc đầu tƣ quan tâm. Việc nguồn nƣớc tại các thác, hồ đang cạn kiệt và ô nhiễm đang ngày càng nghiêm trọng, nguyên nhân do ý thức con ngƣời chƣa cao và tình trạng chặt phá rừng ở các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên đang ở mức báo động, mất nơi cƣ trú của các loài động thực vật

Để khắc phục những tình trạng trên, các tỉnh Tây Nguyên đã tăng cƣờng công tác bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, tuyên truyền phổ biến vai trò của môi trƣờng du lịch tự nhiên cho các đơn vị kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cƣ và khách du lịch bằng các hình thức giáo dục pháp luật (Luật bảo vệ Môi trƣờng và các văn bản khác có liên quan), phát tờ rơi, pano, lồng ghép hoạt động bảo vệ môi trƣờng vào các chƣơng trình du lịch, tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trƣờng,...

Bên cạnh đó, các tỉnh tây nguyên đã liên kết xây dựng tour du lịch “Con đƣờng xanh Tây Nguyên”, thế mạnh là du lịch sinh thái với hệ thống cảnh quan đồi, núi, thác, ghềnh, sông, suối, hồ nƣớc tuyệt đẹp, hòa mình vào thiên nhiên hùng vĩ, nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, đƣa du khách về với thiên nhiên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng du lịch tự nhiên khi đi du lịch.

Năm du lịch quốc gia 2014 Tây Nguyên – Đà Lạt với chủ đề “Đại ngàn Tây Nguyên” là một dấu ấn mạnh của du lịch Tây Nguyên, với các hoạt động trải

37

nghiệm, khám phá, môi trƣờng du lịch tự nhiên, thông qua đó giúp du khách nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng và hiểu đƣợc tầm quan trọng của môi trƣờng tự nhiên trong hoạt động du lịch.

Từng địa phƣơng đã có những định hƣớng cụ thể khai thác môi trƣờng du lịch tự nhiên một cách hợp lý, khai thác dựa trên nguyên tắc bảo tồn đa dạng sinh học, có những giải pháp bảo vệ nguồn tài nguyên nhƣ có kế hoạch bảo vệ rừng

Khu vực Tây Nguyên có số lƣợng lớn các dân tộc thiểu số sinh sống dựa vào thiên nhiên, có sự gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên, có một số kinh nghiệm truyền thống trong việc bảo vệ môi trƣờng cần đƣợc gìn giữ và phát huy. Do đó chúng ta cần phải tuyên truyền, phổ biến những kinh nghiệm truyền thống tốt đẹp đó cho thế hệ trẻ sau này để họ luôn gìn giữ và phát huy hoạt động bảo vệ môi trƣờng đạt hiệu quả cao.

38

Tiểu kết chƣơng 1

Ngày nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của nhiều quốc gia. Sự phát triển của du lịch có mối quan hệ mật thiết với nguồn tài nguyên và môi trƣờng tự nhiên. Môi trƣờng tự nhiên đƣợc xem là yếu tố quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng, tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch, ảnh hƣởng đến việc thu hút khách và sự tồn tại của hoạt động du lịch.

Trong hoạt động du lịch, môi trƣờng du lịch tự nhiên đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển và đa dạng hóa các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch, bao gồm: môi trƣờng đất, nƣớc, không khí, các hệ động thực vật. Du lịch và môi trƣờng luôn có tác động qua lại với nhau, là hai bộ phận không thể tách rời, môi trƣờng có chất lƣợng và đƣợc duy trì thì du lịch mới bền vững. Du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ, giữ gìn tối ƣu các nguồn tài nguyên. Còn môi trƣờng tự nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho khai thác các loại hình và tạo ra nhiều sản phẩm du lịch khác nhau

Tuy nhiên hiện nay, việc khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên ở nhiều nơi còn chƣa hợp lý, chƣa có sự chỉ đạo, quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành liên quan, dẫn đến ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nƣớc, sự quá tải tại các điểm du lịch. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trƣờng tự nhiên là vấn đề quan trọng, quyết định đến việc khai thác tiềm năng du lịch nhằm thu hút du khách. Trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng tự nhiên cần có sự đồng bộ, liên kết giữa các cơ quan, tổ chức hoạt động trong ngành du lịch, khách du lịch và cộng đồng dân cƣ địa phƣơng thực hiện các quy định, chiến lƣợc về bảo vệ môi trƣờng.

39

Chƣơng 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC MÔI TRƢỜNG DU LỊCH TỰ NHIÊN TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

2.1. Tổng quan về thành phố Đà Lạt

2.1.1. Vị trí địa lí

Thành phố Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng nằm trên cao nguyên Lâm Viên - độ cao 1.500m so với mực nƣớc biển, có diện tích 394,38 km2, dân số 214.443 ngƣời và mật độ dân số 544 ngƣời/km2

(31/12/2012).

Thành phố Đà Lạt nằm trong giới hạn từ 11048’36” đến 12001’07’ vĩ Bắc và từ 108019’23’ đến 108036’27” kinh Đông. Đà Lạt tiếp giáp về phía Bắc với huyện Lạc Dƣơng, phía Đông và Đông Nam với huyện Đơn Dƣơng, phía Tây với huyện Lâm Hà và phía Tây Nam với huyện Đức Trọng. Hiện nay Đà Lạt là đô thị loại I, với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Lâm Đồng.

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)