Khái quát về kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 45)

7. Kết cấu luận văn

2.1.4.Khái quát về kinh tế-xã hội

Thành phố Đà Lạt là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng dân tộc khác nhau, trong đó ngƣời Kinh chiếm tỷ lệ nhiều nhất, còn lại là các dân tộc: K’hor, Nùng, Hoa, Lạch,… Do đó, văn hóa cũng rất đa dạng và phong phú với nhiều lễ hội, đặc biệt là lễ hội cồng chiêng đã đƣợc cộng đồng dân tộc Lạch (xã Lát, huyện Lạc Dƣơng) gìn giữ và bảo tồn, tổ chức hàng tuần tại núi LangBiang để phục vụ nhu cầu của khách du lịch.

42

Đà Lạt cũng là nơi tâp hợp nhiều dòng tôn giáo và tín ngƣỡng khác nhau. Trên toàn thành phố hiện có 43 nhà thờ, tu viện Công giáo hay Tin Lành, 55 ngôi chùa và tịnh xá Phật giáo, 3 thánh thất Cao Đài cùng rất nhiều những ngôi đình nằm rải rác trên địa bàn.

Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của thành phố Đà Lạt khá nhanh, luôn đạt trên 16% hàng năm, trong đó du lịch và nông nghiệp là 2 ngành kinh tế quan trọng nhất. Du lịch đang phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phƣơng. Điều kiện thổ nhƣỡng tốt cộng với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp nên diện tích canh tác nông nghiệp đƣợc mở rộng, sản lƣợng nông nghiệp của thành phố tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây, đáp ứng nhu cầu trong nƣớc và xuất khẩu. Đà lạt nổi tiếng với các ngành tiểu thủ công nghiệp nhƣ: làm mứt, sản xuất rƣợu, chế biến chè, đan thêu, các nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số nhƣ dệt vải, làm rƣợu cần,… đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cộng đồng và du khách.

Giao thông kết nối thành phố Đà Lạt với vùng phụ cận chủ yếu là đƣờng bộ, với các tuyến giao thông quan trọng gồm: Quốc lộ 20; các tỉnh lộ 721, 722, 723, 725. Ngoài ra, sân bay Liên Khƣơng cho phép kết nối Đà Lạt với một số địa phƣơng trong nƣớc qua các tuyến bay nội địa đi Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh và thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố Đà Lạt tuy là một thành phố miền núi nhƣng có ngành bƣu chính viễn thông phát triển với công nghệ hiện đại, đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và nhu cầu của du khách khi đến Đà Lạt.

Chất lƣợng cuộc sống của nhân dân ngày càng đƣợc nâng lên. Trên địa bàn thành phố Đà Lạt có các bệnh viện lớn: Bệnh viện Đa Khoa Lâm Đồng, Bệnh viện y học dân tộc, Bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ, Bệnh viện Điều dƣỡng và Phục hồi chức năng, Trung tâm y tế dự phòng, các phòng khám khu vực và trạm xá của 16 xã phƣờng trong thành phố. Ngành y tế đã cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh của cộng đồng địa phƣơng.

43

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 45)