Khái quát về thực trạng phát triển du lịc hở thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 59)

7. Kết cấu luận văn

2.3.1. Khái quát về thực trạng phát triển du lịc hở thành phố Đà Lạt

Với khí hậu trong lành, mát mẻ, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hiếm nơi nào có đƣợc, thành phố Đà Lạt từ lâu đã trở thành một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng cả nƣớc và đƣợc nhiều du khách quốc tế biết đến.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng là cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh, thực hiện các biện pháp bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch, khu du lịch, điểm du lịch của tỉnh, thẩm định và cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch cho cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch.

Bên cạnh đó, Trung tâm Xúc tiến Đầu tƣ, Thƣơng mại và Du lịch; Hiệp hội Du lịch; Công ty du lịch Lâm Đồng hỗ trợ chỉ đạo và đôn đốc Sở trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, tham gia tổ chức các sự kiện chung của ngành.

Tính thời vụ của du lịch Đà Lạt thể hiện khá rõ nét, mùa du lịch cao điểm ở Đà Lạt đƣợc xác định là vào các ngày Lễ hội, ngày Tết, thời gian hè. Trong mùa cao điểm, lƣợng khách đến Đà Lạt tăng cao, tình trạng khan hiếm phòng thƣờng xảy ra đã đẩy giá phòng lên cao bất thƣờng, lƣợng xe cộ tăng, gây ô nhiễm không khí và tiếng ồn,…. tình trạng khách tham quan quá tải tại các điểm du lịch, dẫn đến lƣợng chất thải tăng, mất an toàn, chất lƣợng phục vụ kém.

Vào thời gian thấp điểm, tình trạng vắng khách tại các điểm du lịch, cơ sở lƣu trú, thƣờng xuyên diễn ra, từ đó tình trạng “cò mồi” lôi kéo du khách của các khách sạn, các quầy hàng bán đặc sản, lƣu niệm khiến du khách cảm thấy không hài lòng.

Hậu quả của tính thời vụ là tình trạng khan hiếm phòng vào mùa cao điểm và không có khách vào mùa thấp điểm đã ảnh hƣởng đến doanh thu của du lịch địa phƣơng nói chung và công suất sử dụng phòng của các cơ sở lƣu trú trên địa bàn,

56

vào những mùa cao điểm công suất sử dụng phòng thƣờng đạt trên 80% (thậm chí có thời điểm lên tới 95-100%). Tuy nhiên, vào mùa thấp điểm công suất sử dụng phòng chƣa đến 20%.

Việc khắc phục tính thời vụ hiện nay đang là một vấn đề khó khăn và việc phát triển các loại hình du lịch cùng các sản phẩm du lịch vào mùa thấp điểm vẫn là bài toán khó cho các nhà quản lý du lịch địa phƣơng.

Theo thống kê của Sở VHTTDL, thành phố Đà Lạt hiện có 29 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có 7 đơn vị lữ hành quốc tế, 20 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và 2 đại lý lữ hành (phụ lục 3).

Hầu hết các doanh nghiệp lữ hành nội địa có các chƣơng trình du lịch còn đơn điệu, sao chép lẫn nhau, không có sự phong phú mới lạ, chủ yếu phục vụ khách du lịch vãng lai đến Đà Lạt có nhu cầu tham quan tại địa phƣơng và chủ yếu tập trung vào một số hoạt động nhƣ: tổ chức các chƣơng trình du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, kiến trúc tôn giáo, tham quan vƣờn rau, hoa; một số doanh nghiệp tập trung tổ chức các chƣơng trình du lịch trong nƣớc cho các cơ quan, doanh nghiệp, trƣờng học và ngƣời địa phƣơng đi tham quan du lịch các tỉnh, thành trong cả nƣớc.

Một số doanh nghiệp tổ chức chƣơng trình mạo hiểm liên kết thể thao cho du khách (đa số là khách quốc tế) nhƣ: leo núi, leo vách đá, vƣợt thác, chèo thuyền, xe đạp địa hình,… nhƣng với những loại hình đặc thù này nhà tổ chức phải có chuyên môn cao và phải có phƣơng án đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách.

Hoạt động lữ hành quốc tế của địa phƣơng còn kém, hầu nhƣ chƣa tự khai thác và tổ chức đƣợc các tour du lịch đƣa khách quốc tế từ nƣớc ngoài đến Việt Nam, hoặc đƣa ngƣời Việt Nam ra nƣớc ngoài du lịch mà mới chỉ dừng lại ở phạm vi phục vụ khách du lịch quốc tế đến tham quan Đà Lạt và việc thu hút khách quốc tế đến Đà Lạt cũng chủ yếu do các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của các địa phƣơng khác nối tour.

Du lịch Đà Lạt (Lâm Đồng) có sự liên kết phát triển du lịch với các địa phƣơng sau đây:

57

Khu vực Tây Nguyên đƣợc xác định là một trong bảy vùng du lịch trọng điểm của cả nƣớc. Nơi đây có tài nguyên thiên nhiên phong phú, tài nguyên nhân văn đa dạng, các tỉnh trong khu vực cần có sự kiên kết để phát triển, khai thác du lịch, tạo ra những sản phẩm liên vùng đa dạng, hấp dẫn, phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, tìm hiểu văn hóa, lịch sử, du lịch mạo hiểm,...

chủ đề của Năm Du lịch Quốc gia 2014 là “Đại ngàn Tây Nguyên đã giới thiệu hình ảnh Tây Nguyên với du khách trong và ngoài nƣớc, và đã tạo sự liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa các tỉnh, tạo đòn bẩy cho du lịch tại khu vực Tây Nguyên phát triển, xứng đáng với các tiềm năng sẵn có, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của khu vực ngày càng phát triển

Đà Lạt - Bình Thuận: liên kết hợp tác phát triển sản phẩm du lịch của hai tỉnh theo hƣớng du lịch sinh thái rừng - sinh thái biển; Đà Lạt (Lâm Đồng) với các tour du lịch nhƣ tham quan danh lam thắng cảnh, nghỉ dƣỡng, du lịch hoa, du lịch văn hoá cồng chiêng, văn hoá trà, du lịch thể thao mạo hiểm,… và Phan Thiết, Mũi Né (Bình Thuận) với các loại hình du lịch sinh thái biển, du lịch văn hoá Chăm, du lịch làng nghề...

Đà Lạt - Nha Trang - Thành phố Hồ Chí Minh: tuyến đƣờng 723 từ Đà Lạt đi Nha Trang đƣợc khai thông đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, tam giác du lịch Nha Trang - Đà Lạt - Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc nhiều doanh nghiệp lữ hành triển khai hiệu quả, tạo sự liên kết giữa du lịch biển và du lịch núi.

2.3.1.1. Thực trạng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch:

Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở lƣu trú du lịch phát triển khá đa dạng, với việc cải tạo nâng cấp các cơ sở cũ và xây mới hệ thống các khách sạn, các khu nghỉ dƣỡng cao cấp, nhà nghỉ, biệt thự du lịch,…( xem bảng 2.8, Phụ lục 1)

Nếu nhƣ vào năm 2009, thành phố Đà Lạt chỉ có 673 cơ sở lƣu trú du lịch, thì đến hết năm 2013 đã tăng lên tới 812 cơ sở (tăng 1,2 lần). Trong đó, đặc biệt là tăng nhanh về các cơ sở lƣu trú có sao, là điều kiện tăng lực hấp dẫn đối với khách du lịch đến Đà Lạt – Lâm Đồng (nhất là phân khúc thị trƣờng khách cao cấp, có khả năng chi trả cao).

58

Tính đến hết năm 2013, trên toàn thành phố có 255 khách sạn có sao, trong đó có 2 khách sạn 5 sao, 11 khách sạn 4 sao và 11 khách sạn 3 sao (Phụ lục 4). Hệ thống khách sạn này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu của du khách về dịch vụ lƣu trú cao cấp.

Không chỉ tăng về số lƣợng các cơ sở lƣu trú, mà số phòng ở các cơ sở lƣu trú cũng ngày càng tăng, nhất là ở các cơ sở lƣu trú có sao. Năm 2009, tổng số phòng ở các cơ sở lƣu trú du lịch mới có 11.000, thì đến năm 2013 đã tăng lên tới 12.823 phòng. Trong đó, số phòng ở các khách sạn có sao là7.450 phòng (chiếm 52,7%), với tổng số giƣờng là 14.453 giƣờng (chiếm 51,1%) (Nguồn: Niên giám thống kê Lâm Đồng, năm 2011).

Ngoài ra, ngành du lịch Đà Lạt còn chú trọng nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ và chất lƣợng phục vụ trong các cơ sở lƣu trú du lịch. Trong hầu hết các cơ sở lƣu trú cao cấp, ngoài các dịch vụ chính là lƣu trú và ăn uống, các dịch vụ bổ sung ngày càng đƣợc quan tâm đầu tƣ, nhƣ: vũ trƣờng, massage, sauna, karaoke, internet, cửa hàng bán hàng lƣu niệm, tennis, hồ bơi, chăm sóc sức khoẻ, chăm sóc tóc, thẩm mỹ, phục vụ hội nghị - hội thảo,... Nhiều cơ sở lƣu trú còn có dịch vụ lữ hành để tổ chức các tour phục vụ du khách.

Số ngày lƣu trú bình quân của khách du lịch đến Đà Lạt chỉ 2,4 ngày. So với nhiều địa phƣơng khác thì vẫn còn thấp, nhƣ ở TP. Hồ Chí Minh - 4,2 ngày, ở thành phố Hà Nội - 4,0 ngày, ở thành phố Nha Trang - 3,1 ngày (Nguồn: Tổng cục Du lịch). Nguyên nhân chủ yếu là ở Đà Lạt ngoài việc dựa vào điều kiện tự nhiên là chủ yếu thì sản phẩm du lịch chƣa đa dạng, hấp dẫn và thiếu các hoạt động vui chơi, giải trí, nên khả năng lƣu giữ khách khó khăn.

2.3.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch

Số lao động trong ngành Du lịch Đà Lạt ngày một tăng lên, tổng số lao động làm việc trực tiếp trong ngành du lịch ở Đà Lạt đã tăng từ 7.500 ngƣời năm 2009 lên tới 9.500 ngƣời năm 2013. Lao động nữ chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nam và có xu hƣớng ngày càng tăng (đặc biệt là trong các lĩnh vực kinh doanh lƣu trú và

59

tại điểm du lịch), còn lao động nam chủ yếu làm việc trong các công ty kinh doanh lữ hành. (xem bảng 2.9, Phụ lục 1).

Nhìn chung, mặc dù nguồn nhân lực du lịch tăng về qui mô, song chất lƣợng đội ngũ vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, số lao động sử dụng ngoại ngữ ngoài tiếng Anh còn rất ít, việc tái đào tạo đội ngũ nhân viên chƣa đƣợc các cơ sở quan tâm.

Vì vậy trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, du lịch Đà Lạt cần chú trọng đào tạo để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực để đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của du khách.

2.3.1.3. Thực trạng khách du lịch

Tỉnh Lâm Đồng liên tục tổ chức các hoạt động lớn nhƣ Festival hoa, lễ hội văn hóa trà, lễ hội hoa Đà Lạt,… đã gây sự chú ý và thu hút khách trong và ngoài nƣớc đến với Đà Lạt ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng đã có nhiều chính sách thu hút các nhà đầu tƣ và dành nguồn ngân sách lớn cho phát triển du lịch để khai thác tốt hơn tiềm năng của địa phƣơng. (xem bảng 2.10, Phụ lục 1).

Khách du lịch đến Đà Lạt chủ yếu là khách nội địa, với thành phần rất đa dạng, thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều nghề nghiệp khác nhau, có thể đi lẻ hoặc đi theo đoàn.

So với năm 2009, tổng số lƣợt khách du lịch (kể cả khách quốc tế và nội địa) đến Đà Lạt năm 2013 tăng 1,7 lần (từ 2.500 ngàn lƣợt năm 2009 lên 4.300 ngàn lƣợt năm 2013), trong đó chủ yếu là khách nội địa. Theo kết quả khảo sát của tác giả, du khách đến từ miền Nam chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là miền Trung, miền Bắc. Các tỉnh chiếm thị phần lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, tiếp đến là Đồng Nai, Bình Dƣơng, Nha Trang, Bình Thuận, Nghệ An và các tỉnh khác.

Trong thị trƣờng Đông Nam Bộ, thành phố Hồ Chí Minh là thị trƣờng trọng điểm, chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó Đồng Nai, Bình Dƣơng, Bà Rịa-Vũng Tàu. Sở dĩ khách đến đông vì đây là nơi tập trung dân số và lực lƣợng lao động lớn nhất trong cả nƣớc, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, đồng thời việc di chuyển lên

60

Đà Lạt rất thuận lợi bằng đƣờng bộ và cả đƣờng không. Hằng năm, cứ vào dịp hè, các khu công nghiệp thƣờng có chƣơng trình tham quan du lịch cho công nhân của doanh nghiệp với số lƣợng lớn, ở độ tuổi trung bình từ 26-35 tuổi. Cùng với đó là các du khách ở độ tuổi trung niên đi theo đoàn do các cơ quan đoàn thể tổ chức theo chế độ tham quan du lịch nghỉ dƣỡng cho ngƣời lao động và các tiểu thƣơng tìm hiểu thị trƣờng, sinh viên các trƣờng đi học tập, nghiên cứu.

Với thị trƣờng Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang và Phan Thiết là thị trƣờng trọng điểm, có có du khách đông đảo từ miền biển lên miền núi để nghỉ ngơi, tránh nóng. Hình thức chủ yếu là đi theo gia đình hoặc theo đoàn

Thị trƣờng miền Trung và Tây Nguyên tƣơng đối sôi động. Ở miền Trung, du khách đến đông nhất là từ Nghệ An, vì thuận tiện đƣờng bay từ Vinh - Đà Lạt. Còn ở khu vực Tây Nguyên, du khách chủ yếu từ Đăk Lak, Gia Lai đến Đà Lạt bằng đƣờng bộ. Khách du lịch chủ yếu đi theo đoàn thể và theo gia đình, ít đi theo đoàn với số lƣợng lớn.

Ở thị trƣờng Bắc Bộ, du khách đến từ Hà Nội chiếm tỉ lệ cao nhất. Tuy nhiên, thị trƣờng này kém sôi động nhất vì khoảng cách xa, việc đi lại bằng đƣờng bộ khó khăn, tốn nhiều thời gian và khách miền Bắc có xu hƣớng chọn những địa điểm gần hơn ở khu vực miền Trung, nơi có nhiều di sản thế giới với nhiều cảnh quan đẹp nhƣ núi Bà Nà, Bạch Mã,... có khí hậu tƣơng đồng với Đà Lạt.

2.3.1.4. Thực trạng doanh thu du lịch

Trong những năm qua, hoạt động du lịch đã có những bƣớc chuyển biến tích cực, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc tham gia đầu tƣ phát triển. Doanh thu từ du lịch đóng góp vào GDP hàng năm ngày càng tăng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phƣơng. (xem bảng 2.11, Phụ lục 1).

Doanh thu xã hội từ du lịch tăng nhanh qua các năm: từ 3.400 tỷ đồng vào năm 2009 lên tới 7.740 tỷ đồng vào năm 2013. Nguồn doanh thu này bao gồm các khoản thu từ các cơ sở lƣu trú (cho thuê phòng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung), từ các điểm du lịch (vé tham quan, dịch vụ ăn uống, dịch vụ bổ sung), từ các công

61

ty lữ hành và vận chuyển phục vụ khách đi lại du lịch và các hoạt động kinh doanh gắn với du lịch khác.

Theo nghiên cứu, trong quá trình du khách đến tham quan thành phố Đà Lạt, đa số du khách chỉ chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu là ăn, ở và mua vé tham quan các điểm du lịch. Còn chi tiêu cho các dịch vụ bổ sung, mua sắm, vui chơi giải trí,... khá thấp. Du khách biết đến Đà Lạt bởi khí hậu trong lành, mát mẻ, và họ đến đây với mục đích tham quan cảnh đẹp, nghỉ ngơi là chính, không chú trọng đến việc mua sắm, vui chơi giải trí cũng nhƣ sử dụng các dịch vụ bổ sung khác. Bên cạnh đó, sản phẩm du lịch ở Đà Lạt còn thiếu sự đa dạng, phong phú, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu, sở thích của du khách.

2.3.2. Thực trạng khai thác môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt

2.3.2.1. Các loại hình du lịch tự nhiên chủ yếu

Du lịch tham quan: đây là loại hình du lịch chính đã và đang phát triển tại thành phố Đà Lạt. Nhắc đến Đà Lạt là nhắc đến rừng thông, thác nƣớc, khí hậu mát mẻ,... mà thiên nhiên đã ban tặng. Du khách có thể tham quan các khu vực có cảnh tự nhiên đẹp với rừng thông bạt ngàn, thác nƣớc hùng vĩ, với không khí trong lành, mát mẻ mà hiếm nơi nào có đƣợc.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có trên 150 điểm, khu du lịch có khả năng khai thác du lịch, trong đó riêng ở thành phố Đà Lạt có trên 90 điểm. Bên cạnh hơn 60 điểm tham quan miễn phí phục vụ du khách (công viên, đồi thông, hồ nƣớc,…) thì có 26 điểm tham quan du lịch đƣợc đầu tƣ và đƣa vào khai thác kinh doanh, trong đó, có 14 di tích danh thắng cảnh đƣợc công nhận là di tích cấp quốc gia.

Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng. Đà lạt có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đa dạng với thế mạnh về rừng kết hợp với các dạng địa hình đồi núi, đã tạo nên thế mạnh về du lịch sinh thái với các hoạt

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)