7. Kết cấu luận văn
2.2.2. Môi trường không khí
Môi trƣờng không khí ở Đà Lạt mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng cao nguyên, phân hóa rõ rệt theo mùa và theo độ cao của địa hình, rất thích hợp với sức khỏe của con ngƣời. Khí hậu Đà Lạt chia hai mùa rõ rệt, mùa mƣa từ tháng 05 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau.
Nhân tố quan trọng trong việc hình thành khí hậu ở thành phố Đà Lạt là bức xạ Mặt trời và hoàn lƣu khí quyển. Đó là nguồn năng lƣợng chính trong quá trình trao đổi nhiệt, độ ẩm và tạo nên chế độ mƣa, gió.
44
Do ảnh hƣởng của độ cao và rừng thông bao bọc, thành phố Đà Lạt mang nhiều đặc tính của miền ôn đới. Các nhà khí hậu học gọi thành phố Đà Lạt là “Thành phố của mùa xuân”.
2.2.2.1. Chế độ nhiệt:
Đà Lạt có nền nhiệt độ thấp, nhiệt độ trung bình năm dao động từ 18-200
C, nhiệt độ trung bình tháng cực đại xuất hiện vào tháng 4, 5 - nhiệt độ tối cao quan sát đƣợc dao động từ 25 - 300C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối khoảng 31 - 320C (tháng 2/1991). Sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm tƣơng đối lớn, mùa khô có biên độ từ 11 - 130C, các tháng mƣa từ 6 - 70C. Nhiệt độ mặt đất trung bình hàng năm khoảng 21 - 220C. (xem bảng 2.1, Phụ lục 1)
Môi trƣờng không khí đã tạo nên tài nguyên khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dƣỡng và sản xuất các loại rau, hoa, cây đặc sản có giá trị và các loại cây trồng á nhiệt đới khác.
2.2.2.2. Chế độ mưa:
Mùa mƣa bắt đầu từ trung tuần tháng 4 khi trƣớng gió Tây Nam bắt đầu hoạt động mạnh, tháng 7, 8, 9 bắt đầu có những đợt mƣa kéo dài. Mùa mƣa kết thúc vào trung tuần tháng 10 đôi khi vào giữa tháng 11. (xem bảng 2.2, Phụ lục 1)
Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.800 – 1.850mm, nhƣng phân bố không đều theo thời gian, tập trung khoảng 80% trong mùa mƣa.
2.2.2.3. Độ ẩm không khí:
Độ ẩm của không khí ở Đà Lạt khá lớn: trong mùa mƣa, độ ẩm tƣơng đối các tháng đạt trên 85%. Thời kỳ ẩm nhất trong năm vào các tháng 7, 8, 9 với độ ẩm trung bình 90%, độ ẩm tƣơng đối thấp nhất từ tháng 2 – 3 khoảng 75 – 78%. (xem bảng 2.3, Phụ lục 1)
2.2.2.4. Chế độ gió, bão:
Hƣớng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau chủ yếu là hƣớng Đông - Đông Bắc. Gió Đông Bắc hoạt động mạnh vào các tháng 11, 12 đến tháng 1 năm sau. Từ tháng 5 đến tháng 9 là thời kỳ hoạt động của Tây - Tây Nam. Gió Tây thịnh hành trong tháng 7 - 8. Tốc độ gió trung bình 2,6 - 3,5m/s
45
(12 km/giờ). Trong những tháng có gió mùa Tây Nam thịnh hành có chịu ảnh hƣởng của gió bão và áp thấp nhiệt đới.
Ngoài ra, thành phố Đà Lạt còn có hiện tƣợng thời tiết khác lạ so với những nơi khác, đáng chú ý là dông, mƣa đá, sƣơng mù, sƣơng muối. Sƣơng mù ở Đà Lạt xuất hiện khoảng 80 ngày/năm, các tháng trong năm đều có sƣơng mù nhƣng không nhiều, tập trung chủ yếu từ tháng 2 – tháng 5. Chính sƣơng mù đã tạo cho thành phố Đà Lạt có nét riêng, khác biệt so với các thành phố khác trong cả nƣớc.
Nhìn chung, khí hậu Đà Lạt tuy mang những đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhƣng lại có những đặc điểm riêng của vùng cao nguyên nên thành phố Đà Lạt có khí hậu trong lành, mát mẻ so với nhiều nơi trong cả nƣớc, hấp dẫn cả du khách vùng nhiệt đới muốn tìm nơi nghỉ mát trong mùa nóng, lẫn du khách miền ôn đới muốn tìm nơi có ánh nắng dễ chịu. Đây là điều kiện thuận lợi, là tài nguyên quý giá để phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc trƣng, nhƣ: du lịch nghỉ mát, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh,…
Tuy nhiên, do khí hậu có sự phân hóa theo mùa nên cũng có những tác động đến sự hình thành tính thời vụ trong phát triển du lịch. Mùa du lịch cao điểm là các tháng mùa khô. Điều kiện này cũng ảnh hƣởng đến sự hình thành phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù (nhất là sự phát triển các tuyến điểm du lịch dã ngoại).
2.2.2.5. Thực trạng chất lượng môi trường không khí ở Đà Lạt:
Kết quả quan trắc của các cơ quan chuyên môn về chất lƣợng môi trƣờng không khí trên địa bàn thành phố Đà Lạt cho thấy:
Nhìn chung chất lƣợng môi trƣờng không khí trên địa bàn thành phố Đà Lạt vẫn còn tƣơng đối tốt khi so sánh với các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định hiện hành. Chƣa có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi các hơi khí độc (CO, NO2, SO2) và giá trị bụi khi so sánh với QCVN 05:2009/BTNMT. Do thành phố Đà Lạt từ lâu đƣợc biết đến với khí hậu trong lành, thời tiết mát mẻ, chủ yếu là phát triển du lịch, hoạt động công nghiệp ít và hoạt động nông nghiệp đang phát triển theo hƣớng công nghệ cao nên ít ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí.
46
Số liệu thống kê cho thấy nồng độ các thông số quan trắc không khí xung quanh có sự biến động đáng kể qua các năm nhƣng đều nằm dƣới mức giới hạn của TCVN 5937:2005 không khí chƣa có dấu hiệu bị ô nhiễm.
Theo kết quả khảo sát (xem bảng 2.4, Phụ lục 1), phần lớn du khách cho rằng, môi trƣờng không khí tại thành phố Đà Lạt hiện tại mát mẻ, trong lành, ít khói bui từ các phƣơng tiện giao thông. Chất lƣợng môi trƣờng không khí là điều kiện thuận lợi và tạo sức thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dƣỡng,… và phát triển các loại hình du lịch khác trên địa bàn.
72% 20%
8%
Biểu đồ 2.1: Kết quả khảo sát về hiện trạng
môi trường không khí ở thành phố Đà Lạt
Rất trong lành Hơi ngột ngạt, có dấu hiệu ô nhiễm Ngột ngạt
Tuy nhiên, một bộ phận du khách cho rằng, môi trƣờng không khí của Đà Lạt có dấu hiệu đang bị ô nhiễm, rõ rệt nhất là vào các dịp Tết, lễ hội, vào mùa hè,.. mùa du lịch cao điểm, khi lƣợng du khách đến Đà Lạt đông đã tăng lƣợng khói bụi và tiếng ồn. Nguyên nhân có thể do trong những năm gần đây, diện tích rừng thông trong nội ô thành phố ngày càng bị thu hẹp, các phƣơng tiện cơ giới vận chuyển đƣờng bộ trên địa bàn tăng mạnh so với những năm trƣớc, đồng thời việc xây dựng các công trình xây dựng, cơ sở sản xuất cũng tăng do nhu cầu xã hội ngày càng cao.