Môi trường sinh học

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 53)

7. Kết cấu luận văn

2.2.4. Môi trường sinh học

Khi nói đến Đà Lạt, phải nói đến tài nguyên rừng vì nơi đây đƣợc xem nhƣ “thành phố trong rừng, rừng trong thành phố”. Hệ sinh thái rừng ở Đà Lạt rất đa dạng và phong phú, là tài nguyên quí giá đƣợc khai thác để phục vụ cho mục đích du lịch. Tài nguyên rừng có giá trị tạo nên phong cảnh làm cho thiên nhiên thêm

50

đẹp và sống động hơn. Hơn thế nữa, rừng ở Đà Lạt là nhân tố quan trọng, quyết định cấu trúc và chất lƣợng môi trƣờng sinh thái của thành phố này.

Đặc điểm chung của rừng Đà Lạt là rừng thông 3 lá thuần loại xen kẽ với rừng lá rộng, thảm thực vật ở Đà Lạt mang nhiều nét đặc trƣng riêng biệt so với các vùng khác, vừa mang tính chất của vùng á nhiệt đới với các kiểu rừng khác nhau nhƣ: rừng lá kim, rừng hỗn giao lá kim - lá rộng, rừng hỗn giao gỗ - tre nứa,… với nhiều loài đƣợc liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam nhƣ Thông đỏ (Taxus wallichiana), Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii), Thông Đà Lạt (Pinus dalatensis), Lan Hài Đà Lạt

(Paphiopedilum dalatens),…

Đà Lạt là nơi tập trung rừng thông lớn nhất cả nƣớc, chiếm 70% rừng thông của cả Tây Nguyên, có rất nhiều cây thông gần 100 tuổi với độ cao 30÷40m. Trong đó, loại rừng thông hai lá và ba lá là phổ biến nhất. Ngoài ra ở Đà Lạt còn có thông 5 lá, thông đỏ và đặc biệt là thông hai lá dẹt. Rừng thông cùng với các công trình kiến trúc dƣới tán rừng đã tạo nên nét riêng có của cảnh quan kiến trúc Đà Lạt.

Bên cạnh rừng lá kim, rừng hỗn giao đóng một vai trò quan trọng trong cấu trúc rừng, phân bố trong các thung lũng quanh Đà Lạt, ven các khe suối. Rừng hỗn giao rất giàu về thành phần loài, mật độ và phân tầng khá rõ nét và cũng là nơi tồn trữ các loại thực vật kí sinh nhƣ địa y, lan, rêu bao quanh cây thân gỗ.

Ngoài ra ở Đà Lạt còn có sinh cảnh cây bụi, trảng cỏ phân tán rải rác ở vùng địa hình thấp, xen kẽ và tiếp giáp với rừng hỗn giao, phân tầng đơn giản nhƣng dao động theo mùa.

Hệ thực vật ở Đà Lạt- Lâm Đồng ƣớc tính khoảng 2000 loài, bao gồm các loại cây lấy gỗ, cây thuốc, cây ăn trái và các loài hoa, cây cảnh. Nhiều loài thực vật quý hiếm, đƣợc liệt kê vào danh mục thực vật đặc hữu nhƣ: Thông hai lá dẹt, thông đỏ, Du sam,…

Thực vật tự nhiên Đà Lạt là tác nhân chính tạo khí hậu ôn hoà và nguồn dƣỡng khí. Ngoài cây xanh là nguồn tạo dƣỡng khí, thực vật bậc thấp cũng đóng một vai trò không kém phần quan trọng trong việc hấp thu các chất ô nhiễm trong không khí. Các loài vi nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn cũng tham gia vào quy trình tuần

51

hoàn, góp phần điều hoà khí hậu, phong phú thổ bì Đa dạng, phát triển động, thực vật, góp phần bảo vệ môi sinh môi trƣờng khu vực Đà Lạt. Đặc biệt là loài thực vật lá mầm nhƣ phong lan có thể sinh sản dễ dàng bằng hạt, bằng phƣơng pháp hữu tính tự nhiên.

Bên cạnh tài nguyên rừng phong phú và đa dạng, Đà Lạt còn đƣợc mệnh danh là “thành phố ngàn hoa” với hàng trăm giống hoa đƣợc du nhập từ nhiều châu lục trên thế giới nhƣ hoa Hồng, Lys, Mimoza, Cẩm tú cầu, Penseé, Phƣợng tím, Đỗ quyên,.... và nổi tiếng với nhiều loài hoa lan đẹp nhƣ: thanh lan, hồng lan, vân hài, kim hài,… Có một số loại hoa chỉ có ở Đà Lạt nhƣ: Mai anh đào, phƣợng tím, mimosa, cẩm tú cầu,… (xem bảng 2.6, Phụ lục 1)

Trong nội ô thành phố Đà Lạt, ngoài công viên hoa còn có khoảng 20 tiểu công viên với các loài hoa đặc trƣng của Đà Lạt đƣợc chăm sóc chu đáo, thay đổi loài hoa theo mùa để tạo sự đa dạng, hấp dẫn, thu hút du khách đến tham quan.

Hệ động vật ở Đà Lạt cũng rất đa dạng và phong phú. Rừng là nơi sinh sống của khoảng 40 - 50 loài thú, 100 loài chim và rất nhiều loài côn trùng, bò sát, lƣỡng thê,.... Sự phong phú về thành phần loài và tính đặc hữu cao đã thu hút nhiều ngƣời yêu thích thiên nhiên, đam mê nghiên cứu đến tìm hiểu và nghiên cứu.

65% 20%

15%

Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát về hệ

thực vật ở thành phố Đà Lạt

Đa dạng Bình thường Đơn điệu

10% 25% 65%

Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sát về hệ động vật ở thành phố Đà Lạt

52

Do có điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng quần thể rừng thông thuần nên rừng Đà Lạt đƣợc coi là rừng cảnh quan, phục vụ cho nhu cầu du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng. Vì thế, thành phố Đà Lạt luôn định hƣớng đến việc bảo vệ rừng thông, khai thác thế mạnh điều kiện khí hậu để phục vụ cho du lịch nghỉ dƣỡng, khẳng định rừng thông Đà Lạt là rừng đặc dụng thuộc phạm vi bảo vệ và phát triển chứ không chú trọng đến khai thác lâm sản.

Theo kết quả điều tra , đa số du khách đánh giá diện tích rừng thông nội ô thành phố đang ngày càng bị thu hẹp và có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng so với trƣớc đây. (xem bảng 2.7, Phụ lục 1)

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm diện tích rừng là do quá trình phát triển đô thị hóa, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu hành chính, các khách sạn, resort, khu vui chơi giải trí,.... và do quản lý chƣa chặt chẽ nên xảy ra tình trạng chặt phá rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà ở,… Điển hình, tại khu vực hồ Tuyền Lâm, diện tích lớn rừng thông hàng chục năm tuổi đã bị chặt phá, nhƣờng chỗ cho các resort, nhà hàng, sân Golf,…. nhiều khu vực trong trung tâm thành phố, rừng thông gần nhƣ bị mất hẳn nhƣ: dọc hai bên đƣờng Trần Hƣng Đạo, khu vực sau Dinh I, II, III, khu vực Thái Phiên, Nam Hồ, Trại Mát,…

15%

55% 30%

Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát đánh giá của du khách về thực trạng rừng thông tại thành phố Đà Lạt

Được bảo vệ tốt Bị suy giảm nhiều so với trước đây Suy giảm nghiêm trọng

53

Nhiều khu vực rừng thông có tuổi thọ trăm tuổi và có nguy cơ bị suy thoái, chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ trồng thay thế, dẫn đến tình trạng diện tích rừng thông nội ô đã bị thu hẹp và ngày càng thu hẹp hơn.

Hình ảnh rừng thông từ lâu đã trở thành biểu tƣợng của Đà Lạt, đây đƣợc xem nhƣ sản phẩm du lịch đặc trƣng của Đà Lạt. Do đó, việc phát triển du lịch cần phải gắn với công tác bảo vệ, giữ gìn và khôi phục rừng thông để hình ảnh rừng thông mãi gắn liền với thƣơng hiệu du lịch Đà Lạt.

Điều kiện thuận lợi về tài nguyên rừng là cơ sở cho sự phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc trƣng sau: du lịch sinh thái, du lịch tham quan, nghỉ dƣỡng, nghỉ mát và du lịch cắm trại, vui chơi giải trí,… và kể cả các hoạt động du lịch MICE với chuyên đề nghiên cứu đa dạng sinh học. Trong đó đáng kể nhất là khai thác các điểm du lịch sinh thái và phát triển các tuyến điểm du lịch gắn kết giữa các vƣờn quốc gia trên địa bàn Lâm Đồng - Đà Lạt với vùng phụ cận. Việc phát triển các tuyến du lịch sinh thái ở đây không chỉ nhằm mục đích khai thác các tiềm năng về du lịch với mục đích kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng vào bảo vệ các giá trị tài nguyên sinh vật của địa phƣơng.

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)