7. Kết cấu luận văn
2.3.3. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên
2.3.3.1. Tác động tích cực:
Đà Lạt từ lâu đã nổi tiếng với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và hấp dẫn, đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc biết đến. Vì vậy khi đến với Đà Lạt, du khách nhƣ đƣợc hòa mình vào thiên nhiên, với không khí trong lành, mát mẻ, yên tĩnh, tránh xa đƣợc không khí ồn ào, náo nhiệt ở các thành phố lớn, khơi dậy trong lòng du khách tình yêu thiên nhiên, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trƣờng tự nhiên của du khách khi đến các hồ, thác nƣớc trong xanh, rừng thông bạt ngàn.
Du lịch đƣợc coi là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Đà Lạt. Việc bảo vệ tốt môi trƣờng tự nhiên, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học sẽ thu hút đƣợc du khách đến tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu và học tập,… góp phần tăng doanh thu du lịch cho địa phƣơng.
Đà Lạt đƣợc mệnh danh là thành phố của rau và hoa. Du khách đến Đà Lạt sẽ đƣợc tham quan, trải nghiệm tại các vƣờn trồng rau, hoa, dâu tây,… của ngƣời dân địa phƣơng. Khi du khách đƣợc tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên và môi trƣờng, họ sẽ cảm nhận sự gần gũi với môi trƣờng, hiểu đƣợc tầm quan trọng của việc khai thác các nguồn tài nguyên hợp lý và ý thức hơn trong việc khai thác và sử dụng môi trƣờng và tài nguyên tự nhiên.
Hoạt động du lịch cũng góp phần đầu tƣ bảo vệ môi trƣờng tự nhiên thông qua thu nhập từ việc bán vé tại các khu, điểm du lịch. Tại thành phố Đà Lạt, ngoài
84
hồ Xuân Hƣơng, hồ Tuyền Lâm và các công viên trong thành phố thì tất cả các khu, điểm du lịch tự nhiên khác đều phải mua vé vào tham quan. Khỏan kinh phí trích từ doanh thu du lịch sẽ đƣợc đầu tƣ cho hệ thống xử lý nguồn nƣớc thải và các hoạt động bảo vệ môi trƣờng. Ngoài ra còn để trả lƣơng cho nguồn nhân lực làm việc tại các khu du lịch và các nhân viên kiểm lâm bảo vệ rừng.
Du lịch đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các thông tin về việc bảo vệ môi trƣờng cho du khách, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trƣờng tự nhiên nhằm tăng nhận thức cho du khách về những hậu quả họ đã gây ra cho môi trƣờng tự nhiên nhƣ: các chƣơng trình đạp xe đạp đôi quanh bờ hồ Xuân Hƣơng, các tour du lịch leo núi tại núi LangBiang, các tour du lịch sinh thái khám phá vƣờn hoa, vƣờn rau, trang trại chăn nuôi động vật hoang dã….
2.3.3.2. Tác động tiêu cực:
Tác động đến môi trƣờng không khí:
Đà Lạt vốn đƣợc biết đến với không khí trong lành, mát mẻ, ít bị ảnh hƣởng bởi khói bụi từ các phƣơng tiện giao thông và các cơ sở sản xuất. Nhƣng vào mùa du lịch cao điểm, lƣợng phƣơng tiện giao thông vận chuyển hành khách tăng (chủ yếu là ô tô và xe máy) cũng gây ảnh hƣởng nhất định đến môi trƣờng không khí trên địa bàn thành phố.
Vào mùa du lịch cao điểm, lƣợng khách đến tham quan du lịch nhiều, đồng nghĩa với việc lƣợng xe ôtô, xe máy lƣu thông càng cao, nhất là tại các điểm du lịch, có nơi đến hàng trăm chiếc/ngày nhƣ khu vực Vƣờn hoa, thung lũng Tình Yêu, thác Đatanla,… đã dẫn đến việc môi trƣờng không khí bị ô nhiễm bởi tiếng ồn và khói bụi.
Bên cạnh đó, để tăng sự hấp dẫn về sản phẩm du lịch tại khu du lịch và thuận tiện cho việc đi lại tham quan của du khách, tại một số điểm đã có dịch vụ vận chuyển khách bằng xe Jeep, xe lửa cổ,… đã thải ra lƣợng khí thải và gây tiếng ồn, nhƣ ở KDL thung lũng Tình Yêu sử dụng xe Jeep và xe lửa cổ để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách trong khu du lịch hoặc tại KDL núi LangBiang có dịch vụ
85
đƣa khách lên đỉnh núi bằng xe Jeep,… cũng đã ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí và các loài động vật sinh sống quanh khu vực núi.
Tại nhiều điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Lạt, dịch vụ cho du khách cƣỡi ngựa rất phổ biến, điển hình nhƣ: dạo quanh hồ Xuân Hƣơng bằng xe ngựa, cƣỡi ngựa chụp hình tại KDL thung lũng Tình Yêu, hồ Than Thở, thác Đatanla,… cũng ảnh hƣởng đến môi trƣờng nơi đây vì thức ăn thừa và phân ngựa xả bừa bãi, thiếu kiểm soát, làm xấu đi hình ảnh của điểm du lịch.
Tác động đến môi trƣờng nƣớc:
Du lịch phát triển kéo theo việc xây dựng các khách sạn, nhà hàng, resort và các dịch vụ khác làm tăng lƣợng nƣớc thải sinh hoạt. Nguồn nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý tốt sẽ ảnh hƣởng đến môi trƣờng chung của thành phố Đà Lạt.
Đến hết năm 2013 tổng số cơ sở lƣu trú trên địa bàn thành phố Đà Lạt là 812 cơ sở, tăng 139 cơ sở so với năm 2009. Lƣợng nƣớc thải chƣa qua xử lý từ các cơ sử lƣu trú này là rất lớn, góp phần gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc trên địa bàn.
Tại các điểm du lịch nhƣ hồ Tuyền Lâm, hồ Xuân Hƣơng, Thung lũng Tình Yêu,thác Prenn… có sử dụng du thuyền, canô chở khách tham quan hồ. Vì vậy, lƣợng khí hidro cacbon và lƣợng dầu mỡ từ tàu thuyền thải ra cũng gây ảnh hƣởng nhất định đến nguồn nƣớc, làm chết cá tại các khu vực này.
Ngoài ra, ý thức của khách du lịch trong việc bảo vệ môi trƣờng chƣa cao. Mặc dù đã có biển báo cấm xả rác, nhƣng tình trạng xả rác thải vào nguồn nƣớc trong khu tham quan tại các điểm du lịch còn diễn ra khá phổ biến khi không có đội ngũ nhân viên nhắc nhở, gây mất mỹ quan tại khu du lịch nhƣ hồ Xuân Hƣơng, thác Prenn, thác Cam Ly,…
Khu vực trong và ngoài các điểm du lịch tự nhiên ở Đà Lạt, hầu hết đều có các cửa hàng bán đồ lƣu niệm hoặc khu vực ăn uống, lƣợng nƣớc thải xả ra chƣa đƣợc xử lý sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến nguồn nƣớc mặt và nguồn nƣớc ngầm tại đây, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc ngày càng nghiêm trọng. Khách du lịch và các hộ kinh doanh buôn bán xả rác, nƣớc
86
thải bừa bãi tại các điểm du lịch cũng góp phần không nhỏ gây nên tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc trên địa bàn Thành phố.
Bên cạnh đó, do diện tích trồng rau, hoa ngày càng đƣợc mở rộng, lƣợng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đƣợc sử dụng càng nhiều ngấm vào đất, ảnh hƣởng tới nguồn nƣớc ngầm hoặc việc vứt bỏ chai lọ chƣa qua xử lý vào hồ, thác đang diễn ra tại hồ Than Thở, hồ Xuân Hƣơng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ở Đà Lạt.
Tác động đến tài nguyên đất:
Du lịch phát triển kéo theo các dự án xây dựng khách sạn, nhà hàng, resort,… Điều này tất yếu dẫn tới việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xâm lấn diện tích đất trƣớc đây là những khu vực rừng thông, khu vực trồng trọt,… để xây dựng các công trình du lịch, dẫn tới việc làm giảm quỹ đất, diện tích rừng thông bị thu hẹp.
Việc phát triển du lịch một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, không có quy hoạch dẫn đến việc giảm diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, phá rừng để lấy đất gây ra xói mòn và suy thoái nguồn đất.
Xây dựng các khách sạn, nhà hàng,... đã tạo ra lƣợng chất thải rắn lớn từ hoạt động san lấp, xây dựng chủ yếu là khối lƣợng đất đào lấp, gạch, đá, xi măng, gỗ vụn, sắt thép, bao bì,… nếu không đƣợc thu gom, xử lý đúng qui định sẽ ảnh hƣởng nhiều đến chất lƣợng môi trƣờng đất.
Theo kết quả điều tra, hiện nay tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đất ở Đà Lạt chủ yếu là do việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp một cách tràn lan, không có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trƣờng đất ngày càng nghiêm trọng.
Tác động đến môi trƣờng sinh học:
Sự phát triển du lịch đã gây sức ép lên hệ động, thực vật tại các khu/điểm du lịch, làm giảm dần các cánh rừng thông đã có hàng trăm năm tuổi và nhiều loài động vật hoang dã bị thu hẹp hoặc mất dần nơi cƣ trú.
87
Rừng thông ở Đà Lạt có nhiệm vụ giữ nƣớc, chống xói mòn, sạt lở đất và đƣợc coi là phổi xanh của thành phố. Phát triển du lịch thiếu quy hoạch cùng với các hoạt động mở rộng diện tích trồng trọt trong những năm qua đã làm giảm đáng kể diện tích rừng thông trong nội ô thành phố.
Việc chặt phá các rừng thông để xây dựng các khách sạn tại thành phố Đà Lạt đang ở mức báo động. Điển hình là việc hàng ngàn héc-ta rừng thông xanh quanh hồ Tuyền Lâm đã bị đốn hạ, thay vào đó là những resort, sân golf, khách sạn,… đã làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Trên thực tế có nhiều khu biệt thự, villa,… xây dựng chƣa xong lại bị bỏ hoang, nhƣ vậy vừa mất rừng mà công trình lại không sử dụng đƣợc. Hơn thế nữa, do suy giảm diện tích rừng và ý thức của du khách khi tham quan tại các khu rừng và khu bảo tồn thiên nhiên chƣa cao (chặt cây, bẻ cành, săn bắt thú,…) cũng là một trong những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng sinh học và ngày càng nhiều loài có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, thành phố Đà Lạt đã và đang từng bƣớc đầu tƣ để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế động lực của địa phƣơng. Điều này đồng nghĩa với việc gia tăng nguồn chất thải và những tác động tiêu cực đối với môi trƣờng. Do đó, nếu không quản lý chặt chẽ nguồn chất thải, có phƣơng án quy hoạch phát triển du lịch hợp lí và tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức BVMT cho ngƣời dân và du khách thì môi trƣờng du lịch tự nhiên sẽ ngày càng bị ô nhiễm và tác động tiêu cực trở lại đối sự phát triển du lịch nói riêng, đời sống nhân dân và kinh tế - xã hội trên địa bàn Thành phố nói chung.
88
Tiểu kết chƣơng 2
Thành phố Đà Lạt đã trải qua hơn 120 hình thành và phát triển, hiện nay đã trở thành một thành phố du lịch khá lý tƣởng, đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc biết đến. Đà Lạt không chỉ hấp dẫn bởi khí hậu mát mẻ, không khí trong lành quanh năm, mà còn thu hút du khách bởi những đồi thông bạt ngàn, những vƣờn hoa khoe sắc, những thác nƣớc và hồ nổi tiếng, tạo nên một bức tranh thơ mộng làm say đắm lòng ngƣời.
Đà lạt đẹp và thơ mộng nhƣ vậy, nhƣng hiện nay, việc khai thác du lịch đang diễn ra một cách ồ ạt và chƣa chú trọng đến các yếu tố phát triển bền vững, đã dẫn đến một số điểm du lịch nổi tiếng đang rơi vào tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc nghiêm trọng, diện tích rừng thông hàng trăm năm tuổi bị chặt phá nhƣờng chỗ cho các khách sạn, Resort, sân Golf,… nhƣ khu vực hồ Xuân Hƣơng, hồ Tuyền Lâm, thác Cam Ly, Thung lũng Tình Yêu,…
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng môi trƣờng du lịch tự nhiên bị ô nhiễm tại các khu du lịch là do việc khai thác du lịch thiếu quy hoạch của địa phƣơng, chƣa đầu tƣ mạnh vào việc bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, sự thiếu ý thức bảo vệ môi trƣờng tự nhiên của khách du lịch và ngƣời dân địa phƣơng và thói quen xả rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp chƣa qua xử lý vào nguồn nƣớc hồ, thác.
Hiện nay, thƣơng hiệu du lịch Đà Lạt đã đƣợc xây dựng trong suốt thế kỷ qua đang dần mất đi hình ảnh đẹp trong con mắt của du khách cả trong và ngoài nƣớc. Vì vậy, chính quyền địa phƣơng và các đơn vị quản lý khu du lịch cần có những biện pháp hữu hiệu để vừa phát triển du lịch bền vững, đồng thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng, từng bƣớc khôi phục môi trƣờng tự nhiên để trả lại bầu không khí trong lành, mát mẻ, nguồn nƣớc trong xanh, rừng thông bạt ngàn,… vốn đã khắc sâu vào tâm trí bao thế hệ du khách khi đến với thành phố Đà Lạt.
89
Chƣơng 3:ĐỊNH HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC MÔI TRƢỜNG DU LỊCH TỰ NHIÊN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2020 3.1. Định hƣớng khai thác môi trƣờng du lịch tự nhiên
3.1.1. Cơ sở đề xuất định hướng
Đề xuất định hƣớng khai thác môi trƣờng du lịch tự nhiên của thành phố Đà Lạt đến năm 2020, dựa vào các căn cứ sau:
Năm 1994, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể xây dựng thành phố Đà Lạt và xác định Đà Lạt là trung tâm du lịch nghỉ dƣỡng của cả nƣớc và quốc tế. [22,18]
Năm 1995, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 307/TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2000, chia không gian lãnh thổ du lịch cả nƣớc thành ba vùng, trong đó Lâm Đồng thuộc vùng du lịch Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Đồng thời, dự án VIE/89/003 của Tổ chức du lịch thế giới về “Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam 1991-2005” đã xác định Đà Lạt là hạt nhân thuộc một trong bốn vùng du lịch của cả nƣớc. [181,18]
Trong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng (năm 1996) đã xác định mở rộng phạm vi không gian phát triển du lịch của tỉnh và những loại hình du lịch sẽ đƣợc phát triển gồm: du lịch nghỉ dƣỡng, sinh thái, tham quan, thể thao, vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo,…
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VI (1996 - 2000) xác định: “Du lịch là nền kinh tế quan trọng của tỉnh, cần phải đầu tư phát triển để nhanh chóng đưa ngành này trở thành ngành kinh tế động lực” [181,18].
Các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VII nhiệm kỳ 2001- 2005 và lần thứ VIII nhiệm kỳ 2006-2010 cũng xác định: Khu du lịch Đankia - suối Vàng là một trong bốn khu du lịch tổng hợp quốc gia và là một trong 09 công trình trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng.
90
Quyết định số 3173/Q Đ-UB, ngày 01/9/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt đề cƣơng dự án “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020”
Quyết định số 781/QĐ-UBND, ngày 06/3/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc phê duyệt quy hoạch các khu, điểm du lịch trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng trên địa bàn thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận đến năm 2020.
Nghị quyết 04-NQ/TU, ngày 10/5/2011 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về phát triển du lịch, dịch vụ giai đoạn 2011-2015 đã chỉ rõ: tăng cƣờng hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố và khu vực Tây Nguyên để tăng cƣờng công tác quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch ra nƣớc ngoài để thu hút khách quốc tế, xây dựng thƣơng hiệu sản phẩm du lịch của riêng của thành phố Đà Lạt. Theo đó, trong thời kỳ 2011- 2015, lƣợng khách tăng bình quân hàng năm 10 - 11%; đến năm 2015 đạt 4,5- 5,0 triệu lƣợt khách, trong đó khách quốc tế chiếm 10%. Tăng thời gian lƣu trú bình quân của khách lên khoảng 2,7 ngày. Đến năm 2015, thu nhập xã hội từ du lịch đạt khoảng 10.000 tỷ đồng; dịch vụ chiếm 35,2- 35,8% tổng GDP toàn tỉnh. Đến năm 2015, toàn tỉnh có 25.000 phòng nghỉ, trong đó số phòng khách sạn từ 1 - 5 sao chiếm 40%; số phòng khách sạn 3 - 5 sao chiếm 50% tổng số phòng khách sạn từ 1- 5 sao và thu hút 15.000 lao động hoạt động tại các doanh nghiệp du lịch; 90% lao động trực tiếp phục vụ du lịch đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ chuyên môn và ngoại ngữ.
Trên cơ sở Nghị quyết 04-NQ/TU của Tỉnh ủy, Thành ủy Đà Lạt đã ra Nghị