7. Kết cấu luận văn
3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý
Các cơ quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra thƣờng xuyên tình hình ô nhiễm môi trƣờng của các khu, điểm du lịch, khách sạn, nhà hàng, cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí, các các dự án trên địa bàn thành phố Đà Lạt có nguy cơ làm biến đổi cảnh quan và môi trƣờng, các hoạt động xả nƣớc thải chƣa qua xử lý vào môi trƣờng,.... Sẵn sàng thu hồi giấy phép các dự án đầu tƣ xây dựng không theo thiết kế, làm biến đổi cảnh quan môi trƣờng tự nhiên.
Các Sở, Ngành liên quan cần tăng cƣờng công tác kiểm tra đối với những điểm du lịch không đảm bảo vệ sinh và có biện pháp xử lý hành chính hoặc tạm ngƣng hoạt động nếu tình trạng ô nhiễm quá nặng để đảm bảo không ảnh hƣởng đến hình ảnh du lịch thành phố Đà Lạt. Hạn chế việc cấp giấy phép cho những công trình xây dựng tại các khu vực có rừng thông nhƣ khu vực rừng thông tại đèo Preen, hồ Tuyền Lâm,…
Chính quyền địa phƣơng cùng với đơn vị quản lý khu du lịch cần kiên quyết tiến hành giải tỏa lấn chiếm tại các danh lam thắng cảnh, khu điểm du lịch nhằm tôn tạo, trả lại vẻ đẹp cảnh quan vốn có. Nhƣ tình trạng buôn bán hàng rong, câu cá tại khu vực cấm, xe ngựa đậu không đúng quy định tại khu vực quanh hồ Xuân Hƣơng,
100
tình trạng xây dựng các cửa hàng ăn uống, bán đồ lƣu niệm tại hồ Tuyền Lâm, Thung lũng Tình Yêu,… Ngoài ra, cần cân nhắc kỹ lƣỡng về mặt kiến trúc công trình, vị trí xây dựng tại các khu điểm du lịch để tránh phá vỡ cảnh quan.
Xây dựng phƣơng án bảo vệ môi trƣờng và tài nguyên du lịch tự nhiên trong địa bàn thành phố Đà Lạt, nhất là các khu vực có tính đa dạng sinh học cao (VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh tự nhiên đã đƣợc xếp hạng,…) nhằm tránh tình trạng môi trƣờng ngày càng suy thoái do việc khai thác quá giới hạn cho phép. Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ những hoạt động du lịch và các hoạt động kinh tế khác có nguy cơ ảnh hƣởng đến môi trƣờng và tài nguyên thiên nhiên.
Cần có quy hoạch chi tiết phát triển các điểm du lịch cụ thể phù hợp với đặc điểm tự nhiên từng khu vực, đồng thời có kế hoạch phục hồi và bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, xác định các khu vực hạn chế các hoạt động du lịch.
Thực hiện định kỳ việc đánh giá tác động của du lịch đối với môi trƣờng tự nhiên tại các điểm tham quan du lịch, đồng thời theo dõi diễn biến của môi trƣờng và hệ sinh thái trong khu vực.
Tăng cƣờng các biện pháp quản lý trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch mới thân thiện với môi trƣờng. Chú trọng việc xử lý nƣớc thải, chất thải ở các điểm du lịch, các khu du lịch và khuyến khích các doanh nghiệp nên đầu tƣ áp dụng các công nghệ tiên tiến về xử lý ô nhiễm môi trƣờng.
Để bảo vệ nguồn nƣớc phục vụ cho hoạt động du lịch: không san lấp mặt hồ, chặn dòng. Không trực tiếp xả xuống hồ, sông suối những rác thải sinh hoạt, không nối hệ thống xử lý nƣớc thải xuống khu vực hồ. Hạn chế tối đa chặt phá cây xanh để giữ nguồn nƣớc ngầm.
Hạn chế việc sử dụng các loại phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật trong việc chăm sóc hoa, cây cảnh để hạn chế gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất.
Hạn chế việc di chuyển đi lại trong khu du lịch bằng các phƣơng tiện vận chuyển sử dụng nhiên liệu hóa thạch, nên sử dụng các phƣơng tiện vận chuyển hạn chế sự ô nhiễm môi trƣờng không khí nhƣ xe điện, xe đạp,…
101
Tăng cƣờng công tác quản lý, thu gom rác thải tại các khu du lịch, phân loại rác, bổ sung trang bị các thiết bị thu gom, vận chuyển nguồn rác. Kiểm soát chặt chẽ các đơn vị có hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu huỷ.
Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trƣờng, trong đó chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng.