Môi trường nước

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 50)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3.Môi trường nước

Trên địa bàn thành phố Đà Lạt, có trên 20 dòng suối có chiều dài hơn 4 km, toàn bộ đều là những dòng suối đầu nguồn thuộc lƣu vực sông Đồng Nai, trong đó có 14 suối bắt nguồn từ độ cao trên 1.500m. Các suối thƣờng có dòng chảy vào mùa mƣa và cạn nƣớc vào mùa khô.

47

Nguồn nƣớc khá đồi dào, không chỉ là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội nhƣ xây dựng các nhà máy thủy điện, tƣới nƣớc, cung cấp nƣớc sinh hoạt, mà còn là cơ sở cho sự phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc trƣng: du lịch nghỉ mát, nghỉ dƣỡng, chữa bệnh; du lịch thể thao, vui chơi giải trí nƣớc và du lịch du ngoạn trên sông, hồ, mạo hiểm, khám phá, du lịch sinh thái,…

Đà Lạt có thế mạnh về khai thác các tuyến điểm du lịch gắn với hệ thống sông nƣớc. Trong đó đặc biệt là các tuyến du lịch khám phá, mạo hiểm và thể thao, cũng nhƣ tham quan và nghiên cứu dọc theo các hồ và thác.

Do có các sông chảy trên địa bàn dốc và ảnh hƣởng của địa hình xếp tầng nên tạo ra nhiều thác đẹp và hùng vĩ. Trong đó đáng kể nhất là các thác: Datanla, Prenn, Camly,… Các thác này, từ lâu đã là điểm tham quan hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nƣớc. Hiện nay, tại các khu vực này đang chuẩn bị khai thác các loại hình du lịch mạo hiểm và thể thao nhƣ vƣợt thác bằng xuồng, bằng dây, nhảy dù,…

Đà Lạt còn có 16 hồ lớn nhỏ phân bố rải rác trên địa bàn, phần nhiều là các hồ nhân tạo nhƣ: hồ Xuân Hƣơng, hồ Tuyền Lâm, hồ Than Thở, Đankia - Suối Vàng,…

Hồ Xuân Hƣơng nằm ở trung tâm thành phố, rộng khoảng 33 ha, đƣợc tạo lập năm 1919 trong quá trình xây dựng Đà Lạt. Trƣớc năm 1986, hồ Xuân Hƣơng cùng hồ Chiến Thắng và hồ Than Thở là nguồn cung cấp nƣớc sinh hoạt chủ yếu cho thành phố. Ngày nay, nguồn nƣớc sinh hoạt đƣợc dẫn về từ hồ Dankia thuộc huyện Lạc Dƣơng, cách Đà Lạt khoảng 17 km.

Kết quả quan trắc của ngành chức năng tỉnh Lâm Đồng năm 2012 cho thấy, hiện trạng chất lƣợng nguồn nƣớc của một số hồ, thác trên địa bàn thành phố Đà Lạt nhƣ sau:

Nhìn chung, chất lƣợng nƣớc hồ, thác có dấu hiệu ô nhiễm hơn năm trƣớc. Các thông số có dấu hiệu bị ô nhiễm gồm một số thông số hóa, lý và vi sinh, chịu tác động bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt, sản xuất của ngƣời dân địa phƣơng.

48

Nguồn nƣớc tại khu vực thác Cam Ly bị ô nhiễm bởi các thông số hữu cơ nhƣ N-O2, N-NH3+, BOD5, COD và DO cũng nhƣ thông số vi sinh coliform. Nguyên nhân thác Cam Ly bị ô nhiễm chủ yếu là do ảnh hƣởng bởi nƣớc thải sinh hoạt của cƣ dân sống cạnh khu vực suối, nơi có nguồn nƣớc chảy vào thác và các hoạt động nông nghiệp của khu vực ngoại thành Đà Lạt.

Chất lƣợng nguồn nƣớc hồ Xuân Hƣơng ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hầu hết các thông số COD, BOD5, N-NH4+, N-NO2-, P-PO43-, Fe tổng và thông số về hóa lý và vi sinh – coliform và ô nhiễm hữu cơ. Đây là nguyên nhân chính gây nên hiện tƣợng tảo nở hoa do quá phú dƣỡng trong hồ. Nguồn gây ô nhiễm chủ yếu do nƣớc thải sinh hoạt của các khu dân cƣ lân cận đổ vào hồ, nguồn nƣớc thải từ sân Golf và đây là nguồn tiếp nhận rất nhiều loại nƣớc thải từ các khu sản xuất nông nghiệp (rau, hoa..) từ thƣợng nguồn đổ về.

Chất lƣợng nƣớc hồ Đankia đã bị ô nhiễm bởi các thông số hữu cơ, TSS, COD, BOD, N-NO2-, N-NH4+, Fetổng và Coliform và coliforms. Nguyên nhân đƣợc xác định là do trên khu vực thƣợng nguồn hồ hoạt động sinh hoạt của ngƣời dân trên lƣu vực và hoạt động canh tác nông nghiệp trên thƣợng nguồn nhiều hơn nhƣng chƣa có biện pháp xử lý rác thải nông nghiệp nên làm cho chất lƣợng nƣớc hồ ngày càng suy giảm về chất lƣợng.

Nƣớc hồ Tuyền Lâm đã có dấu hiệu ô nhiễm bởi các thông số hữu cơ, vi sinh, COD, BOD, N-NO2-, N-NH4. Nguyên nhân nguồn nƣớc bị ô nhiễm là do nƣớc thải sinh hoạt và hoạt động canh tác nông nghiệp tại khu vực dân cƣ sống lân cận hồ. Xu hƣớng ô nhiễm ngày càng cao do thƣợng lƣu của suối này quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, nƣớc thải sinh hoạt đóng góp đáng kể nguồn gây ô nhiễm cho nƣớc hồ.

Theo kết quả khảo sát (xem bảng 2.5, Phụ lục 1), du khách về đánh giá chất lƣợng nguồn nƣớc ở các hồ, thác tại thành phố Đà lạt cho thấy, chất lƣợng nguồn nƣớc hiện tại không đảm bảo cho tham quan du lịch và đang bị ô nhiễm đánh kể. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc trên địa bàn là do các resort, khách sạn, nhà hàng chƣa xây dựng đầy đủ hệ thống thoát nƣớc bẩn, chƣa

49

đầu tƣ hệ thống xử lý nƣớc thải, có nơi còn xả thẳng xuống nguồn nƣớc, lƣợng rác thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, lƣợng thuốc sâu, thuốc bảo vệ thực vật đổ vào hồ ngày càng nhiều.

17%

45% 38%

Biểu đồ 2.2: Kết quả khảo sát đánh giá của du khách về chất lượng môi trường nước tại các hồ/thác ở Đà Lạt

Rất sạch

Không sạch lắm Ô nhiễm

Bên cạnh đó, phải kể đến ý thức và trách nhiệm bảo vệ nguồn nƣớc của chính quyền, ngƣời dân địa phƣơng và khách du lịch chƣa cao. Chính quyền địa phƣơng chƣa đầu tƣ mạnh vào công tác bảo vệ môi trƣờng, chƣa xây dựng đầy đủ các hệ thống xử lý nƣớc thải, ngƣời dân địa phƣơng chƣa chung tay bảo vệ nguồn nƣớc, khách du lịch chƣa tự giác bảo vệ môi trƣờng nơi tham quan du lịch.

Tóm lại, với điều kiện nguồn nƣớc đa dạng, không chỉ là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội, cung cấp nƣớc sinh hoạt, mà còn là cơ sở cho sự phát triển các loại hình và sản phẩm du lịch đặc trƣng: du lịch nghỉ dƣỡng, chữa bệnh; du lịch thể thao, vui chơi giải trí nƣớc và du lịch du ngoạn trên thác, hồ, du lịch mạo hiểm, khám phá, du lịch sinh thái,…

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 50)