Giải pháp về giáo dục bảo vệ môi trường du lịch

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 105)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2. Giải pháp về giáo dục bảo vệ môi trường du lịch

Thông qua các tổ chức, đoàn thể nhƣ Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Sở Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội liên hiệp phụ nữ,... tăng cƣờng các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng nhằm nâng cao nhận thức và sự hƣởng ứng tham gia của cộng đồng. Nâng cao nhận thức môi trƣờng cho cộng đồng có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau nhƣ: phổ biến các kiến thức pháp luật, phổ cập nhận thức môi trƣờng theo các chƣơng trình và thông tin môi trƣờng nhƣ tivi, đài, báo,...

Đƣa hoạt động tuyên truyền, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về BVMT vào các hệ thống giáo dục và đào tạo trong nhà trƣờng phù hợp với công tác BVMT và phát triển bền vững kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về môi trƣờng cho học sinh sinh viên, ngƣời lao động.

Thẩm định và cấp “nhãn hiệu xanh” cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch (theo tiêu chí mới), lôi cuốn và đề cử các doanh nghiệp tham gia các giải thƣởng du lịch ở trong và ngoài nƣớc.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức các hội thảo về bảo vệ môi trƣờng du lịch tự nhiên. Đồng thời cần thuê các chuyên gia nƣớc ngoài vào thẩm định đánh giá chất lƣợng môi trƣờng để có biện pháp xử lý ô nhiễm kịp thời.

Chú trọng công tác giáo dục bảo vệ môi trƣờng cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên ngành du lịch. Đồng thời các doanh nghiệp du lịch tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trƣờng du lịch do địa phƣơng tổ

102

chức. Phát huy hiệu quả vai trò của các phƣơng tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng đối với vấn đề bảo vệ môi trƣờng.

Hƣởng ứng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trƣờng do trung ƣơng và địa phƣơng phát động nhƣ ngày Môi trƣờng thế giới 5/6, ngày Nƣớc sạch thế giới 22/3, hƣởng ứng sự kiện giờ Trái đất,…

Tăng cƣờng nâng cao nhận thức về BVMT và phát triển bền vững cho cán bộ công nhân viên trong các khu du lịch và dân cƣ sống trong vùng du lịch thông qua các buổi hội thảo, tập huấn, bồi dƣỡng, nói chuyện chuyên đề, đào tạo dài hạn và ngắn hạn, các tuần lễ tuyên truyền về BVMT.

Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích mọi nguồn lực trong cộng đồng tham gia bảo vệ môi trƣờng, trong đó chú trọng công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Tổ chức các tuần lễ tuyên truyền về BVMT hàng năm nhƣ ngày Chủ nhật xanh, ngày thứ bảy tình nguyện, trồng cây xanh và xây dựng các công trình điển hình về BVMT nhằm nhân rộng và phát triển trong mọi tầng lớp nhân dân.

Nâng cao nhận thức và năng lực để du khách có thể tham gia bảo vệ môi trƣờng du lịch tự nhiên ở thành phố Đà Lạt. Khuyến khích du khách sử dụng các phƣơng tiện giao thông sử dụng năng lƣợng sạch nhƣ khí thiên nhiên, khí hoá lỏng, cồn, biodiesel và điện, xe đạp đôi, xe ngựa để thân thiện với môi trƣờng, giảm ô nhiễm không khí do các hoạt động đi lại của du khách.

Tổ chức cho khách du lịch tham gia vào các chƣơng trình bảo vệ, giữ gìn môi trƣờng sạch đẹp nhƣ cho rác vào túi giấy, thi tìm hiểu về môi trƣờng tại các khu du lịch, tổ chức các tour du lịch nhặt rác,.... Tăng cƣờng các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng cho khách du lịch thông qua các trung tâm đón tiếp khách, các buổi nói chuyện, chiếu phim, triển lãm ảnh và các ấn phẩm,….

Tổ chức cho du khách tham gia tour du lịch "Mỗi du khách một cây xanh cho Đà Lạt" do các công ty lữ hành lớn tổ chức với ý nghĩa: Khi tự tay trồng một cây xanh tại điểm du lịch, mỗi du khách sẽ góp phần tích cực giữ gìn, tôn tạo cảnh quan

103

môi trƣờng tự nhiên ở Đà Lạt, đây là một trong những chƣơng trình du lịch mới đƣợc các công ty khai thác đƣa vào sử dụng.

Trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng khi đi du lịch của du khách có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ môi trƣờng tự nhiên. Du khách cần phải nâng cao ý thức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tự nhiên, không rả rác bừa bãi tại các điểm du lịch, sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí nguồn tài nguyên, tránh tình trạng bẻ cành, giẫm đạp lên thảm cỏ, vƣờn hoa và cây cảnh.

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)