Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 43)

7. Kết cấu luận văn

2.1.2.Lịch sử hình thành

Cao nguyên Lang Biang trƣớc năm 1893 là địa bàn cƣ trú của đồng bào dân tộc thiểu số. Chính bác sĩ A. Yersin đã phát hiện ra cao nguyên này vào 15h30 ngày 21/6/1893 trong một chuyến khảo sát từ Nha Trang lên. Do đây là một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu Âu, có thể xây dựng khu nghỉ mát, nên ngày 1/11/1899, Doumer ký Nghị định thành lập tỉnh Đồng Nai Thƣợng và hai trạm hành chính đƣợc thiết lập tại Tánh Linh và trên cao nguyên Lang Biang. Đó có thể đƣợc xem là văn kiện chính thức thành lập trạm điều dƣỡng trên cao nguyên Lang Biang – tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này.

Ngày 20/4/1916, vua Duy Tân đã ra Đạo dụ thành lập thị tứ, tức thị xã (centre urbain) Đà Lạt, tỉnh lị tỉnh Lâm Viên. Đạo dụ này đƣợc Khâm sứ J.E.Charles chuẩn y ngày 30/5/1916.

40

Ngày 31/10/1920, Toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị định chuẩn y Đạo dụ ngày 11/10/1920 của vua Khải Định về việc thành lập thành phố (commune - thành phố loại 2) Đà Lạt cùng với việc tỉnh Đồng Nai Thƣợng đƣợc tái lập. Nhằm biến Đà Lạt thành một trung tâm nghỉ mát ở Đông Dƣơng, Nha giám đốc các sở nghỉ mát Lâm Viên và du lịch Nam Trung Kỳ đƣợc thành lập. Đứng đầu thành phố là một viên Đốc lý, đại diện của Toàn quyền Đông Dƣơng. Năm 1928 chuyển tỉnh lỵ tỉnh Đồng Nai Thƣợng về Đà Lạt. Năm 1936 một Hội đồng thành phố đƣợc bầu ra.

Trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ 2, những ngƣời Pháp không thể về chính quốc nên họ tập trung lên nghỉ ở Đà Lạt. Nhiều nhu cầu rau ăn, hoa quả của ngƣời Pháp cũng đƣợc Đà Lạt cung cấp.

Ngày 10/11/1950, vua Bảo Đại ký Dụ số 4-QT/TD ấn định địa giới thị xã Đà Lạt. Theo Địa phƣơng chí Đà Lạt (Monographie de Dalat), năm 1953, thị xã Đà Lạt là thủ phủ của Hoàng triều Cƣơng thổ, có diện tích 67 km², dân số: 25.041 ngƣời.

Năm 1957, Đà Lạt trở thành tỉnh lỵ tỉnh Tuyên Đức. Thị xã Đà Lạt có 10 khu phố. Từ đó, nhiều trƣờng học và trung tâm nghiên cứu lần lƣợt đƣợc thành lập: Viện Đại học Đà Lạt (1957), Trƣờng Võ bị Quốc gia Đà Lạt (1959), Thƣ viện Đà Lạt (1960), trƣờng Đại học Chiến tranh Chính trị (1966), trƣờng Chỉ huy và Tham mƣu (1967),... Các công trình phục vụ du lịch đƣợc tiếp tục xây dựng và sửa chữa, hàng loạt biệt thự do các quan chức Sài Gòn, nhiều chùa chiền, nhà thờ, tu viện đƣợc xây dựng,...

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, dân số Đà Lạt ổn định ở con số khoảng 86 ngàn ngƣời. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990, hàng loạt khách sạn, nhà hàng đƣợc sửa chữa, nhiều biệt thự đƣợc đƣa vào phục vụ du lịch. Đà Lạt trở thành một thành phố du lịch quan trọng của Việt Nam với nhiều lễ hội đƣợc tổ chức.

Tháng 2/1976 tỉnh Lâm Đồng và thị xã Đà Lạt đƣợc hợp nhất thành tỉnh Lâm Đồng. Thị xã Đà Lạt trở thành thành phố tỉnh lỵ tỉnh Lâm Đồng.

Nhƣ vậy, trong suốt lịch sử phát triển của mình, thành phố Đà Lạt đƣợc xây dựng để trở thành một trung tâm du lịch và nghỉ dƣỡng.

41

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 43)