Khai thác môi trường du lịch tự nhiên

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 29)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2.Khai thác môi trường du lịch tự nhiên

1.2.2.1. Các loại hình du lịch dựa vào khai thác môi trường, tài nguyên tự nhiên:

 Du lịch sinh thái (Ecotourism):

Đây là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, có sự đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng. Địa điểm để tổ chức loại hình du lịch sinh thái thƣờng là những nơi có thiên nhiên trong lành, chƣa bị tác động bởi con ngƣời nhƣ các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,…

Các loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên nhƣ nghỉ dƣỡng, tham quan, mạo hiểm, thể thao, thắng cảnh,… nếu đƣợc gắn với việc thực hiện các nguyên tắc của DLST, bao gồm việc nâng cao nhận thức để du khách có trách nhiệm với việc bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa cộng đồng, tạo việc làm và lợi ích cho ngƣời dân địa phƣơng thì bản thân chúng đã chuyển hóa thành một dạng của DLST.

Vì thế, không nên đánh đồng DLST với các loại hình du lịch chỉ dựa vào thiên nhiên thuần túy vì dễ lầm lẫn với các hoạt động du lịch khác đƣợc thực hiện ngoài thiên nhiên nhƣ: trƣợt tuyết, đi xe đạp leo núi, và bám vách đá leo núi,… mà không

26

đảm bảo các nguyên tắc của DLST. Những hoạt động du lịch này có thể có mà cũng có thể không thuộc loại hoạt động thân thiện với môi trƣờng.

 Du lịch dã ngoại:

Đây là hình thức du lịch đƣa con ngƣời về với thiên nhiên. Đi dã ngoại, du khách sẽ đƣợc thƣởng ngoạn vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ hay thơ mộng của cảnh vật thiên nhiên,.. và sống hòa mình với tự nhiên để có đƣợc những cảm xúc mới, sự thƣ thái tâm hồn. Sản phẩm du lịch dã ngoại chủ yếu là tham quan thắng cảnh.

 Du lịch khám phá:

Là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết về thế giới xung quanh (khám phá các danh thắng tự nhiên, môi trƣờng hoang dã, về phong cách sinh hoạt, tâm lý, tính cách con ngƣời, ẩm thực, những mặt hàng lƣu niệm,..).

Tùy theo mức độ, tính chất chuyến du lịch mà có thể chia thành du lịch tìm hiểu và du lịch mạo hiểm:

Du lịch tìm hiểu: mục đích chính của chuyến đi là tìm hiểu thiên nhiên, môi trƣờng, phong tục tập quán, tìm hiểu về lịch sử.

Du lịch mạo hiểm: qua những chuyến du lịch mạo hiểm, du khách có thể tự thể hiện mình, tự rèn luyện và tự khám sức mạnh, ý chí, nghị lực của bản thân mình, đặc biệt là ở giới trẻ. Địa điểm đến thƣờng là những nơi chƣa hoặc ít in dấu chân ngƣời nhƣ: những con suối chảy xiết, những ngọn núi cao chót vót, những khu rừng rậm rạp, âm u, những hang động bí hiểm,... Để tổ chức loại hình du lịch này cần có các trang thiết bị chuyên dụng và đội ngũ phục vụ hết sức cơ động, có thể hỗ trợ đắc lực cho các chuyến đi của du khách.

 Du lịch biển:

Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, mục đích chủ yếu là đƣa du khách về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động nhƣ: tắm biển, tắm nắng, du thuyền, các hoạt động thể thao biển nhƣ: lƣớt sóng, bơi lội, lặn biển,…. Các hoạt động này cần phải có những điều kiện phù hợp về nhiệt độ nƣớc biển, tốc độ và hƣớng gió, độ cao của sóng, dòng chảy ven bờ, độ mặn của nƣớc biển,….

27

Loại hình này có tính mùa vụ rõ rệt nên nó thƣờng đƣợc tổ chức vào mùa nóng, nhiệt độ nƣớc biển và không khí trên 200C. Tuy nhiên, những hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng nhƣ mƣa, bão đã cản trở đến loại hình du lịch này. Mặt khác, điều kiện nƣớc biển, bãi biển, độ dốc phù hợp, môi trƣờng sạch đẹp thì khả năng thu hút khách du lịch càng lớn.

 Du lịch núi:

Loại hình du lịch này nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch tham quan cảnh đẹp hùng vĩ của rừng núi, nghiên cứu khoa học, nghỉ dƣỡng, leo núi, đi bộ trong rừng, hang động, vƣợt thác,...

Du lịch núi có thể phát triển quanh năm, thuận lợi để ngƣời dân nghỉ mát vào mùa hè ở các nƣớc nóng, và nghỉ đông ở các nƣớc xứ lạnh.

 Du lịch chữa bệnh:

Du khách đi du lịch do nhu cầu điều trị các loại bệnh tật về thể xác và tinh thần nhằm mục đích phục hồi sức khỏe.

Du lịch chữa bệnh dựa vào môi trƣờng tự nhiên gồm các loại: Chữa bệnh bằng khí hậu (dựa trên khai thác sự thay đổi vùng khí hậu: khí hậu núi, khí hậu biển,..); Chữa bệnh bằng nƣớc khoáng (dựa trên khai thác nguồn nƣớc khoáng: tắm nƣớc khoáng, uống nƣớc khoáng); Chữa bệnh bằng bùn,…

Ngoài ra, còn nhiều loại hình du lịch khác cũng dựa trên cơ sở khai thác môi trƣờng và tài nguyên du lịch tự nhiên nhƣ: săn bắn, câu cá, quan sát chim, tham quan miệt vƣờn,…

Nhìn chung, các loại hình du lịch tự nhiên đã khai thác đƣợc các yếu tố và các thành phần của môi trƣờng du lịch tự nhiên để phục vụ hoạt động du lịch. Con ngƣời đã khai thác những nơi có cảnh đẹp, hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, du lịch dã ngoại, khám phá tìm hiểu,…

Điều kiện khí hậu trong lành, mát mẻ để phát triển du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch chữa bệnh. Nguồn nƣớc dồi dào, đa dạng đã phát triển loại hình du lịch biển, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch mạo hiểm,… sự đa dạng về các loài động thực vật đã tạo nên loại hình du lịch sinh thái, nghiên cứu,… Mỗi thành phần của môi trƣờng tự

28

nhiên đã tạo nên những loại hình và sản phẩm du lịch khách nhau, mang đến những trải nghiệm và khám phá riêng cho du khách.

1.2.2.2. Các sản phẩm du lịch tự nhiên:

Cơ cấu của sản phẩm du lịch nói chung gồm các thành phần sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) là những điểm, khu du lịch có sức hấp dẫn du khách, tạo cảm giác thoải mái, thích thú khi đến tham quan.

- Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm cơ sở hạ tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

- Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tƣơng tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch, thông qua các hoạt động tƣơng tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ chức cung ứng du lịch.

Các sản phẩm của một số loại hình du lịch tự nhiên chủ yếu nhƣ sau:

Du lịch nghỉ dưỡng: với những nơi có khí hậu mát mẻ, không khí trong lành hoặc những nơi có những bãi biển đẹp, có nguồn nƣớc khoáng,… cùng với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhƣbấm huyệt, xoa bóp, châm cứu, áp dụng thành tựu của y học cổ truyền,… là điều kiện thuận lợi cho du lịch nghỉ dƣỡng phát triển, đáp ứng nhu cầu phục hồi sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp,… nên thu hút đƣợc sự quan tâm của du khách. Ở Việt Nam, có rất nhiều địa điểm du lịch nghỉ dƣỡng lý tƣởng nhƣ Tam Đảo, Ba Vì, Sa Pa, Bà Nà, Đà Lạt,… và những khu vực có suối khoáng nóng ở Hòa Bình, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Giang hoặc bùn khoáng ở Nha Trang,…

Du lịch tham quan: đây đƣợc coi là sản phẩm du lịch chủ yếu tại các điểm du lịch tự nhiên. Du khách sẽ đƣợc hòa mình vào những cảnh đẹp thiên nhiên nổi tiếng, ngắm cảnh hồ, thác nƣớc, những bờ biển dài, núi rừng, các hang động kỳ vĩ,… phù hợp với tất cả mọi đối tƣợng, đặc biệt là những ngƣời lớn tuổi, trẻ em, những ngƣời không thích sự mạo hiểm, khám phá.

Du lịch khám phá, mạo hiểm: những du khách bản lĩnh, tự tin, sự dẻo dai và sức chịu đựng muốn tự mình khám phá môi trƣờng tự nhiên, thử sức mình qua các

29

vùng hiểm trở nhƣ leo lên, leo xuống các vách núi, vƣợt thác, lƣợn dù, đi bộ xuyên rừng, khám phá các hang động,…đang thu hút đông đảo du khách. Những địa danh đang phát triển sản phẩm du lịch này nhƣ đỉnh Fansipan (Lào Cai), núi Bạch Mã (Huế), đỉnh Langbiang (Lâm Đồng), chèo thuyền kayak trên vịnh hạ Long, các hang động ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng,..

Du lịch nghiên cứu, học tập: nghiên cứu sự đa dạng của môi trƣờng sinh học với nhiều hệ sinh thái khách nhau, các loài động, thực vật đặc hữu, ở các bãi biển, vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên nhƣ VQG Cúc Phƣơng, VQG Yok Đôn, VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), VQG Tràm Chim (Ðồng Tháp), Tuần Châu (Hạ Long), Cát Bà (Hải Phòng),…

Môi trƣờng du lịch tự nhiên bao gồm những thành phần chƣa bị con ngƣời tác động và thành phần tự nhiên đã bị con ngƣời tác động ở những mức độ khác nhau. Song tính tới thời điểm này đã có những dấu hiệu cho thấy nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt, thiếu sự đầu tƣ bảo vệ, bảo tồn, nâng cấp phát triển. Vì vậy việc phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch tự nhiên cần có sự khai thác phù hợp, phải đƣợc tính toán kỹ lƣỡng sự ảnh hƣởng và tác động của phát triển du lịch lên môi trƣờng tự nhiên. Việc phát triển đa dạng hóa các sản phẩm du lịch tự nhiên là điều quan trọng và cần thiết trong hoạt động du lịch nhƣng cần phải gắn liền với việc khai thác hợp lý nguồn tài nguyên, kết hợp với giáo dục cho ngƣời dân và du khách ý thức bảo vệ môi trƣờng tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo ra sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú.

1.2.2.3. Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên:

Môi trƣờng tự nhiên có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của hoạt động du lịch, các thành phần cơ bản của môi trƣờng tự nhiên nhƣ đất, nƣớc, không khí, sinh vật,… là điều kiện cơ bản và cần thiết cho du lịch phát triển.

Ngành du lịch phát triển đã kéo theo các hoạt động khác phát triển theo trên cả hai phƣơng diện số lƣợng và chất lƣợng. Trƣớc hết, du lịch là hoạt động di chuyển ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình, vì vậy số lƣợng các phƣơng tiện giao thông phục vụ cho hoạt động du lịch ngày càng nhiều, đƣờng sá, cơ sở hạ tầng

30

đƣợc đầu tƣ, nâng cấp mở rộng, nhiên liệu sử dụng cho các phƣơng tiện giao thông nhiều hơn, khói thải nhiều hơn, các chất thải từ không khí, nƣớc sinh hoạt, ô nhiễm môi trƣờng diễn ra ngày càng tăng, tác động đến môi trƣờng tự nhiên.

Hoạt động du lịch nói chung là hoạt động khai thác các tiềm năng (tự nhiên và nhân văn) để phục vụ cho du lịch. Khi có sự tác động của con ngƣời đến môi trƣờng tự nhiên sẽ ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trƣờng và trên cả tác động tích cực và tiêu cực.

 Tác động tích cực:

Hoạt động du lịch có quan hệ mật thiết với môi trƣờng tự nhiên. Việc phát triển du lịch hợp lí sẽ tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ƣu các nguồn tài nguyên và môi trƣờng du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vƣờn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên. Với các phƣơng án bảo vệ và phục hồi tài nguyên có hiệu quả, hoạt động du lịch không làm mất cân bằng sinh thái mà trái lại, tạo cơ sở cho việc phát triển môi trƣờng bền vững.

- Du lịch góp phần tích cực vào việc tăng mức độ đa dạng sinh học tại các điểm du lịch nhờ dự án quy hoạch, chƣơng trình bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn đa dạng sinh học, đƣa con ngƣời về với thiên nhiên.

- Du lịch có khả năng làm tăng nhận thức của con ngƣời về vai trò của môi trƣờng tự nhiên đối với đời sống của con ngƣời khi đi du lịch, giúp con ngƣời tiếp xúc gần gũi hơn với môi trƣờng tự nhiên, giúp du khách có ý thức hơn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên và bảo vệ môi trƣờng. Làm tăng nhận thức của con ngƣời về những hậu quả môi trƣờng mà họ gây ra.

- Du lịch có thể cung cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trƣờng thông qua kiểm soát chất lƣợng không khí, nƣớc, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và các vấn đề môi trƣờng khác thông qua các chƣơng trình quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dƣỡng các công trình kiến trúc.

 Tác động tiêu cực:

Các ảnh hƣởng tiêu cực của du lịch đến môi trƣờng tự nhiên là việc gây sức ép lên môi trƣờng, gây ảnh hƣởng đến nguồn tài nguyên tự nhiên và phá vỡ các hệ

31

sinh thái nhƣ: ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí, nguồn đất… từ đó gây ra sự lãng phí tài nguyên, dẫn đến suy thoái môi trƣờng.

- Hoạt động du lịch làm tăng áp lực về rác thải sinh hoạt, đặc biệt là các trung tâm du lịch lớn, làm tăng nguy cơ ô nhiễm nƣớc, đất, không khí,… nhất là vào các mùa du lịch cao điểm.

- Du lịch phát triển, hoạt động giao thông phục vụ du lịch tăng, hầu hết đều sử dụng các phƣơng tiện giao thông nhƣ ô tô, xe máy, thuyền, ghe máy,… nhất là vào các dịp cuối tuần, lễ, tết làm các điểm du lịch gần nhƣ bị quá tải, khói bụi và ô nhiễm không khí tăng lên gây hại cho cây cối, động thực vật.

- Du lịch phát triển kéo theo sự phát triển về khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ vui chơi giải trí làm tăng lƣợng nƣớc thải sinh hoạt. Nếu nhƣ không có hệ thống thu gom nƣớc thải cho khách sạn, nhà hàng thì tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc sẽ ngày càng nghiêm trọng.

- Số lƣợng ngƣời đi du lịch tăng, lƣợng rác thải bừa bãi, gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hƣởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Du lịch phát triển kéo theo các cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phát triển. Diện tích đất dành cho việc phát triển môi trƣờng tự nhiên bị thu hẹp, dành chỗ cho khách sạn nhà hàng mọc lên, làm cho môi trƣờng đất bị phá vỡ.

- Việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trƣợt lở), làm biến động các nơi cƣ trú, đe dọa các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng,...).

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 29)