Các sự cố môi trường và tai biến môi trườn gở thành phố Đà Lạt

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 57)

7. Kết cấu luận văn

2.2.5.Các sự cố môi trường và tai biến môi trườn gở thành phố Đà Lạt

Cháy rừng đƣợc coi là một trong những thảm họa nghiêm trọng về tài nguyên rừng ở Đà Lạt. Thời gian cao điểm xảy ra cháy rừng là vào mùa khô. Nguyên nhân chủ yếu do ý thức của ngƣời dân chƣa cao, chƣa có ý thức bảo vệ môi trƣờng tự nhiên, khi có hỏa hoạn xảy ra, lực lƣợng kiểm lâm không có biện pháp chữa cháy kịp thời, làm cho cháy càng lan rộng, gây thiệt hại về rừng, làm thu hẹp nơi cƣ trú của nhiều loài động vật, làm suy giảm đa dạng sinh học ở địa phƣơng.

Trong mùa khô, nhiều khu rừng thông trong nội ô thành phố Đà Lạt cũng luôn đƣợc cảnh báo về nguy cơ cháy rừng, điển hình nhƣ rừng tại khu vực đèo Prenn, đèo Mimoza, khu vực dinh I, dinh II, Trại Mát, núi LangBiang,… Trong những năm qua, ở một số khu vực này cũng đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng khá nghiêm trọng.

54

Sạt lở đất cũng là một trong những vấn đề môi trƣờng khá nghiêm trọng xảy ra trong mùa mƣa của thành phố Đà Lạt. Do địa hình Đà Lạt chủ yếu là đồi dốc, có nhiều núi cao, khi có các trận mƣa kéo dài, nƣớc không có chỗ thoát, gây ứ đọng sẽ gây ra tình trạng sạt lở đất. Tình trạng sạt lở đất gây xói mòn làm ảnh hƣởng lớn đến ngƣời dân sinh sống quanh khu vực.

Núi Lang Biang là địa điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt, đƣợc mệnh danh là “nóc nhà của thành phố”. Những tour du lịch leo núi, tham quan ngắm cảnh đỉnh Lang Biang đƣợc nhiều du khách lựa chọn. Vào tháng 8/2013, núi LangBiang bị sạt lở nghiêm trọng. Một khối lƣợng lớn đất đá, cây cối từ trên đỉnh núi đã sạt lở xuống phía dƣới, ảnh hƣởng đến hoạt động du lịch tại khu vực này. Sau sự cố này, nhiều du khách có phần e ngại khi đến đây du lịch vì lo sợ về sự an toàn.

Mƣa đá cũng là hiện tƣợng thời tiết xấu thƣờng xảy ra trên địa bàn thành phố Đà Lạt, với tần suất 4 đến 5 trận/năm, gây thiệt hại nặng nề cho hàng chục ha rau xanh, dâu tây, bắp cải đang vào vụ thu hoạch,... và cả hoạt động du lịch ngoài trời của du khách.

Trong những năm gần đây, hiện tƣợng ô nhiễm nguồn nƣớc đã và đang xảy ra tại một số hồ, thác là các thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Đà Lạt nhƣ: thác Cam Ly, hồ Xuân Hƣơng, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm,… với các hiện tƣợng nhƣ nƣớc bốc mùi, xuất hiện tảo lam, nổi bọt trắng xóa và rác thải sinh hoạt đổ vào lòng hồ,.... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên là do hoạt động sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân địa phƣơng ở các khu vực lân cận hồ, thác nƣớc và rác thải từ các nhà hàng, khách sạn, của hộ gia đình xả vào lòng hồ chƣa qua xử lý.

Ngoài ra, do tập quán canh tác của ngƣời dân trồng trồng hoa, rau,… sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật với liều lƣợng cao,... là nguyên nhân trực tiếp gây ô nhiễm nguồn đất, làm giảm độ phì nhiêu của nguồn đất nơi đây. Đấy cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến làm ô nhiễm nguồn nƣớc trên địa bàn.

Về môi trƣờng không khí, hiện tại, mức độ ô nhiễm không khí tại thành phố Đà Lạt chƣa đáng kể. Tình trạng ô nhiễm không khí cục bộ chỉ xảy ra trong mùa du

55

lịch cao điểm, khi lƣợng phƣơng tiện vận chuyển (chủ yếu là ô tô, xe máy) trong thành phố tăng, gây nên ô nhiễm khói bụi.

Một phần của tài liệu Môi trường du lịch tự nhiên thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng thực trạng và định hướng khai thác (Trang 57)