- Nhãn quan khu vực và chính sách của ASEAN: Là tổ chức của các
15 Điều 9 Hiến pháp Nhật nghiêm cấm Nhật Bản tham gia vào các cuộc chiến tranh.
trong khu vực. Nhật cũng ủng hộ mạnh mẽ nhất tiến trình liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN cùng các cơ chế do ASEAN chủ đạo như ARF, ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ADMM+... Tuy là đồng minh số một của Mỹ trong trật tự Sanfrancisco nhằm đối trọng với Trung Quốc, Nhật vẫn hòa nhập vào trật tự hợp tác kinh tế do Trung Quốc làm đầu tàu. Quan hệ kinh tế Nhật – Trung vẫn phát triển nhanh và ngày càng chặt chẽ. Do có vị thế ngày càng suy giảm ở khu vực, Nhật lúng túng và không có được một tầm nhìn thấu đáo, dài hạn cho khu vực. Sáng kiến xây dựng Cộng đồng Đông Á của Thủ tướng Nhật Yokio Hatoyama đề xuất năm 2009 không nhận được sự hưởng ứng của các nước trong khu vực. Tuy thống nhất với Trung Quốc về mục tiêu lập Cộng đồng Đông Á trong tương lai, Nhật Bản coi ASEAN+6 là thành phần nòng cốt của cộng đồng này, trong khi Trung Quốc chỉ muốn sử dụng cơ chế ASEAN+3 [106].
Nga tuy là một nước lớn nhưng từ sau Chiến tranh lạnh có lợi ích và vai
trò không cao ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Quan tâm và lợi ích của Nga chủ yếu là về chính trị - ngoại giao (Nga muốn duy trì vị thế là một cường quốc có tiếng nói ngang hàng với các cường quốc khác). Lợi ích kinh tế - thương mại của Nga với các nước trong khu vực tuy lớn dần nhưng chưa đáng kể so với các nước lớn khác. Vì vậy, Nga chủ yếu can dự khu vực thông qua kênh song phương với một số nước bạn bè truyền thống trong khu vực như Việt Nam, In- đô-nê-xi-a và đa phương qua kênh ASEAN, chủ yếu về các vấn đề chính trị - an ninh thông qua tư cách thành viên trong ARF, ADMM+ và EAS. Trong phát biểu quan trọng nhất về đối ngoại của mình sau khi tái trúng cử Tổng thống Nga, Pu-tin cho rằng thế giới đang trong quá trình chuyển dịch quyền lực quan trọng, trong đó phương Tây đang có vai trò suy giảm dần, các nước mới nổi (trong đó có Nga) đang ngày càng trở nên quan trọng. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương được xem là “trung tâm phát triển toàn cầu mới”, trong đó quan hệ Nga - Trung và Nga - Ấn sẽ trở nên hết sức quan trọng [119]. Nga cũng đánh giá cao vai trò của ASEAN trong cấu trúc khu vực mới, do đó Nga tham gia Cấp cao Đông Á (EAS) do ASEAN chủ đạo với vai trò là một thành viên đầy đủ.
Ấn Độ tuy là quốc gia Nam Á, nhưng có một số ảnh hưởng truyền thống
nhất định ở khu vực Đông Á và thực thi chính sách đối ngoại “hướng Đông” nên cũng có tác động tới trật tự khu vực này. Chính sách “hướng Đông” nhìn nhận các thách thức và cơ hội lớn đến từ phía Đông. Về an ninh, mối đe dọa lớn nhất và lâu đời nhất vẫn là Trung Quốc ở cả trên bộ (tranh chấp chủ quyền lãnh thổ vùng Tây Tạng), và trên biển (cạnh tranh vai trò ở Ấn Độ Dương, gần đây là Biển Đông). Cơ hội hợp tác an ninh với Mỹ, với các nước ASEAN và với các nước dân chủ Nhật Bản và Úc đều nằm ở phía Đông. Về kinh tế và văn hóa, Đông Á, nhất là Đông Nam Á là khu vực ảnh hưởng truyền thống của Ấn Độ. Khu vực châu Á – Thái Bình Dương là trọng tâm kinh tế mới toàn cầu. Với nhãn quan như vậy, Ấn Độ hoan nghênh vai trò của Mỹ, Nga trong trật tự khu vực, nhất là vai trò của Mỹ nhằm tạo cục diện cân bằng ở Đông Á và Nam Á kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc. Mặt khác, tuy đề phòng Trung Quốc, bản thân Ấn Độ vẫn duy trì quan hệ hợp tác kinh tế ổn định và tranh thủ thị trường Trung Quốc. Ấn Độ cũng là một nước ủng hộ ASEAN và vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh khu vực đang hình thành.
Úc cũng giống như Nhật, là một đồng minh thân cận của Mỹ, có nhiều hỗ
trợ cho Mỹ củng cố trật tự “trục và nan hoa” ở Đông Á (như việc chấp thuận cho Mỹ đặt căn cứ huấn luyện và luân chuyển 2500 quân lính thủy đánh bộ ở Darwin ở miền Bắc nước Úc). Tuy nhiên, vì Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành bạn hàng lớn nhất của Úc, nên Úc cũng khéo léo không để quan hệ với Mỹ làm tổn thương quan hệ kinh tế - thương mại với Trung Quốc. Riêng với ASEAN và trật tự cộng đồng do ASEAN chủ xướng, Úc tỏ ra không hoàn toàn ủng hộ, thường “ghen tỵ” với vai trò của ASEAN và phê phán trật tự đó không phát huy được hiệu quả, ít có tiến triển. Năm 2009, Úc thúc đẩy sáng kiến lập Cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương (APC) nhằm tạo lập một trật tự cộng đồng mới dựa trên mô hình hòa hợp quyền lực. Tuy nhiên, sáng kiến này không được các nước trong khu vực ủng hộ, nhất là các nước ASEAN vì đã loại bỏ vai trò trung tâm
của ASEAN và chồng chéo về chức năng với các thể chế đã có sẵn do ASEAN chủ xướng [167].
2.2.2 Triển vọng trật tự Đông Á đến năm 2020
Trên cơ sở xu thế vận động của các nhân tố chủ đạo tác động tới trật tự Đông Á đã phân tích ở trên, có thể dự báo đến năm 2020 cả 3 dạng thức cơ bản của trật tự Đông Á hiện nay vẫn sẽ tiếp tục tồn tại, tuy nhiên trong từng dạng thức trật tự đó sẽ có sự cạnh tranh giữa các nhãn quan và chính sách khác nhau, biểu hiện trong từng nội dung của các luật chơi cơ bản trong ba dạng thức trật tự.
2.2.2.1 Trật tự an ninh truyền thống
Trật tự nền tảng cơ bản ở Đông Á sẽ tiếp tục là trật tự an ninh truyền thống do Mỹ chủ trì xây dựng từ sau Thế chiến thứ II tới nay. Đến năm 2020, trật tự tiếp tục do Mỹ chi phối và có ảnh hưởng chính. Tuy nhiên, cấu trúc trật tự đó đang có sự điều chỉnh, Mỹ sẽ giảm dần vai trò, các nước trong khu vực sẽ tăng cường năng lực và gắn kết với nhau hơn để phòng ngừa thách thức an ninh truyền thống gia tăng từ Trung Quốc. Bản chất của trật tự vẫn dựa vào sức mạnh bá quyền Mỹ ở Thái Bình Dương để tạo ra cân bằng quyền lực tại khu vực Đông Á. Sức mạnh đó dựa vào cái “ô hạt nhân” và hệ thống “trục và nan hoa” Sanfrancisco. Vũ khí hạt nhân vẫn có vai trò là vũ khí chiến lược tối quan trọng trong trật tự an ninh thế giới và khu vực. Mỹ tiếp tục duy trì ưu thế vượt trội trong cân bằng hạt nhân khu vực, tiếp tục che ô hạt nhân cho toàn bộ Đông Á và sẽ có khả năng tấn công hạt nhân phủ đầu giúp Mỹ duy trì ưu thế vượt trội về quân sự. Tuy vậy, ưu thế tuyệt đối của Mỹ có thể giảm bớt một phần do: (1) Bắc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo để trở thành một nước hạt nhân; (2) các nước Đông Nam Á phát triển điện hạt nhân làm gia tăng nguy cơ khủng bố hạt nhân và an toàn, an ninh hạt nhân trong khu vực; (3) có khả năng Trung Quốc đạt được trình độ kỹ thuật tạo ra răn đe hạt nhân với Mỹ làm cho cán cân trật tự hạt nhân ở Đông Á trở nên cân bằng hơn. Trong khi đó, hệ thống “trục và nan hoa” bao gồm quan hệ của Mỹ với các đồng minh và các
nước đối tác mới tiếp tục “che chở” cho khu vực Đông Á khỏi các thách thức an ninh truyền thống. Sự trỗi dạy của Trung Quốc về kinh tế và quân sự sẽ tạo nên áp lực mới cho việc duy trì “hệ thống trục và nan hoa” nói trên, khiến Mỹ phải dành thêm tỷ trọng nguồn lực đầu tư cho khu vực này, và khuyến khích các đối tác và đồng minh tăng cường chia sẻ trách nhiệm.
Trật tự chính trị căn bản của hệ thống quốc tế hiện nay dựa trên nguyên tắc của trật tự Westphalia, theo đó các quốc gia được thừa nhận có độc lập, chủ quyền, bình đẳng về chính trị, không can thiệp công việc nội bộ của nhau, giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực. Đây cũng là các nguyên tắc chính trong số 7 nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. ASEAN sẽ tiếp tục bảo vệ các nguyên tắc của trật tự Westphalia, ủng hộ việc các quốc gia có chủ quyền tuyệt đối với toàn bộ những công việc trong phạm vi biên giới lãnh thổ quốc gia đó và nhấn mạnh quyền toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Các nước ASEAN cũng bảo lưu nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, kể cả vì lý do nhân quyền hay nhân đạo. Trung Quốc tiếp tục ủng hộ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế (đây là nguyên tắc quan hệ quốc tế cơ bản của Trung Quốc được ghi trong Hiến pháp năm 1982 của nước này) và ủng hộ Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình.16 Tuy nhiên, với các nhãn quan thế giới mới, nhất là sự phục hưng của nhãn quan “thiên hạ”, Trung Quốc đang dần điều chỉnh quan niệm về chủ quyền, hiểu khái niệm này theo truyền thống văn hóa của mình. Theo đó, Trung Quốc cho rằng chủ quyền gắn với quyền bá chủ, quyền của Trung Quốc trong lịch sử. Do quan niệm về chủ quyền thay đổi, Trung Quốc cũng thay đổi quan niệm về khu vực ảnh hưởng, tự cho phép Trung Quốc can thiệp hoặc chống lại sự can thiệp của bên ngoài ở những khu vực mà Trung
16 Là các nguyên tắc sau: Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Không xâm lược lẫn nhau; Bình đẳng; và Hợp tác cùng có lợi